[Funland] Giải cứu vải Bắc Giang - Ai cần cứu mà giải cứu?

thattinhvt

Xe tăng
Biển số
OF-322267
Ngày cấp bằng
4/6/14
Số km
1,051
Động cơ
296,162 Mã lực
Vâng, vận chuyển mùa dịch qua nhiều thủ tục ạ. Cụ alo 2 bạn kia để biết thêm thông tin :)
Cảm ơn cụ.
E vòng vèo vừa thấy dỡ hàng xuống rồi. Đợi có người mở hàng rồi mua, ko số e đen mở hàng lại đen ra, thanks cụ!
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
9,657
Động cơ
320,490 Mã lực
Cụ thích ăn bao nhiêu mới là điều quan trọng ạ. Chứ vải thanh hà thiếu gì ạ. Có vải thiều rồi đấy bán có 15k/ kg đầy luôn. Ship tận giường nhé
Cụ có ở đất vải không mà tự tin thế. Em khẳng định vải TH ở 2 thôn đất vải không có giá ship tận giường thế đâu. Vải TH ở các xã khác như TT, QT, TK, TH, AL
, CC, TL... thì may ra có giá đó. Nhưng nó ăn cũng thường thôi. Vì theo quan niệm của dân TH thì nó không phải là vải TH xịn.
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,550
Động cơ
529,150 Mã lực
E vòng vèo vừa thấy dỡ hàng xuống rồi. Đợi có người mở hàng rồi mua, ko số e đen mở hàng lại đen ra, thanks cụ!
Được cái cụ mua chỗ em đúng hàng đúng chất. Giá thì em không bàn. Tuy nhiên quan điểm bên em không thu mua ép giá, không tìm kiếm lợi nhuận :)
 

thattinhvt

Xe tăng
Biển số
OF-322267
Ngày cấp bằng
4/6/14
Số km
1,051
Động cơ
296,162 Mã lực
Được cái cụ mua chỗ em đúng hàng đúng chất. Giá thì em không bàn. Tuy nhiên quan điểm bên em không thu mua ép giá, không tìm kiếm lợi nhuận :)
E vừa làm 3 xách rồi, định ko mở hàng mà vẫn mở hàng :D . Vải ngon, ngọt mát, ko bị khé ah.
 
Chỉnh sửa cuối:

ducngoc_y

Xe tải
Biển số
OF-50273
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
483
Động cơ
460,993 Mã lực
Nơi ở
Kim Mã -BĐ - HN
Vải loại 1 ngon lắm ăn cả chùm không chán, ăn no được nhưng toàn xuất khẩu nhật tàu mua hết . Loại bán trong nước thường không ngon trước em ăn loại một mà còn lẩm bẩm từ xưa đến nay toàn ăn vải đểu :D
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,550
Động cơ
529,150 Mã lực

darthvader

Xe điện
Biển số
OF-467380
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
3,573
Động cơ
237,858 Mã lực
Tuổi
48
Vải loại 1 ngon lắm ăn cả chùm không chán, ăn no được nhưng toàn xuất khẩu nhật tàu mua hết . Loại bán trong nước thường không ngon trước em ăn loại một mà còn lẩm bẩm từ xưa đến nay toàn ăn vải đểu :D
Nói chung người tiêu dùng trong nước vẫn bị khi dễ ... mà có phải không có tiền để mua đâu, giá mua lẻ vẫn cao , nhưng người sản xuất thường lấy cớ người tiêu dùng VN thích hàng rẻ nên chỉ đưa hàng chất lượng từ vừa đến thấp ra thị trường... Mặt hàng nào cũng thế, chán ...
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,550
Động cơ
529,150 Mã lực
Nói chung người tiêu dùng trong nước vẫn bị khi dễ ... mà có phải không có tiền để mua đâu, giá mua lẻ vẫn cao , nhưng người sản xuất thường lấy cớ người tiêu dùng VN thích hàng rẻ nên chỉ đưa hàng chất lượng từ vừa đến thấp ra thị trường... Mặt hàng nào cũng thế, chán ...
Cũng khó cụ ạ. XK đương nhiên rất gắt. Em thấy bảo đơn đầu tiên xuất Nhật chuyên gia họ sang thường xuyên, lục từng vỏ lọ chế phẩm trong nhà ngoài vườn, rồi còn phải đem chiếu xạ nữa....
Giá thành rất cao và kén khách
 

andrewiles

Xe hơi
Biển số
OF-354252
Ngày cấp bằng
10/2/15
Số km
101
Động cơ
265,225 Mã lực
Em nhớ là hồi nhỏ ăn quả vải thiều rất ngọt, hạt rất nhỏ giờ em mua ngoài chợ thì hạt to chứ không nhỏ như xưa.
 

darthvader

Xe điện
Biển số
OF-467380
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
3,573
Động cơ
237,858 Mã lực
Tuổi
48
Cũng khó cụ ạ. XK đương nhiên rất gắt. Em thấy bảo đơn đầu tiên xuất Nhật chuyên gia họ sang thường xuyên, lục từng vỏ lọ chế phẩm trong nhà ngoài vườn, rồi còn phải đem chiếu xạ nữa....
Giá thành rất cao và kén khách
Em nói tổng thể vậy , chứ cụ thể kiểu Nhật thì không bàn vì sản lượng đi Nhật cũng chả đáng bao nhiêu mang tính chất quảng cáo là chính...
Còn cái tư duy làm hàng bán trong nước chất lượng kém hơn hàng xuất khẩu là vẫn tồn tại trên diện rộng.. em cần thấy cái tư duy này thay đổi
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,550
Động cơ
529,150 Mã lực
Em nói tổng thể vậy , chứ cụ thể kiểu Nhật thì không bàn vì sản lượng đi Nhật cũng chả đáng bao nhiêu mang tính chất quảng cáo là chính...
Còn cái tư duy làm hàng bán trong nước chất lượng kém hơn hàng xuất khẩu là vẫn tồn tại trên diện rộng.. em cần thấy cái tư duy này thay đổi
Không cụ ạ. Đã xuất khẩu thì phải chuẩn GlobalGap, mà muốn đạt chuẩn thì phải đủ quy trình.
Xuất Nhật gắt hơn vì người Nhật cầu kỳ hơn. Xuất sang đó đúng là làm "thương hiệu " nhiều hơn là kinh tế.
Tiêu chuẩn VietGap đúng là có giảm lược đi nhiều phù hợp KT-XH trong nước. Rất nhiều nước áp dụng đa tiêu chuẩn theo từng thị trường cụ ạ.
 
Biển số
OF-709410
Ngày cấp bằng
4/12/19
Số km
175
Động cơ
90,235 Mã lực
Tuổi
44
Em copy từ face một người bạn.

Giải cứu Vải thiều Lục Ngạn – Đừng, xin các bạn!

Chỉ còn khoảng 10 ngày nữa là Vải thiều Lục Ngạn bắt đầu vào mùa thu hoạch. Khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở Bắc Giang nói chung và Lục Ngạn nói riêng, những nỗi lo là có thật, nhưng những nỗi lo ấy có đến nỗi phải “giải cứu” như nhiều cá nhân, hội nhóm lên mạng xã hội hô hào trong vài ngày vừa qua?
Không, thưa quý vị.

Nếu quan tâm, hãy bình tĩnh đọc, đừng vội phản đối hay thậm chí nhảy bổ vào rủa sả, bảo “im mồm đi cho nông dân được nhờ”… Tôi viết bài này từ góc độ của chính một người trồng vải, của một người con xa xứ của Lục Ngạn và của một người tiêu dùng.

AI KÊU CỨU MÀ GIẢI CỨU?

Nếu để ý, các bạn có thể nhận ra một thực tế là người đất vải chưa từng lên tiếng kêu cứu về vấn đề tiêu thụ nông sản. Các mùa vụ trước cũng thế, vụ vải năm nay cũng thế. Lý do giải cứu là bởi dịch bệnh Covid-19 đang khốc liệt ở Bắc Giang, ý nghĩa đó đúng, nhưng với riêng vải thiều Lục Ngạn thì không. Tôi sẽ giải thích nhiều vấn đề để từ đó mọi người có thể hình dung được.

Trước khi viết bài này, tôi cũng đã gọi điện các bạn tôi ở chính quyền huyện Lục Ngạn, các bạn cũng nói rằng “tình hình chưa đến mức phải giải cứu”. Nói như vậy không đồng nghĩa nông sản Bắc Giang nói chung và Vải thiều Lục Ngạn nói riêng không cần hỗ trợ. Vấn đề ở đây là hỗ trợ trên một góc độ khác, có quy mô và khoa học chứ không phải chuyện giải cứu như nhiều cá nhân vẫn nghĩ, vẫn làm. Đừng ai đó vội vàng bĩu môi rằng “thế thì mặc xác”.

GIẢI CỨU ĐƯỢC KHÔNG?

Tại sao tôi lại nói là đừng giải cứu, bởi lẽ, có giải cứu cũng không được và thậm chí còn tác dụng ngược.

Vậy tại sao lại không thể giải cứu được? Tôi mạn phép “kể lể” để các bạn dễ hình dung bối cảnh.

Quy mô vùng vải Lục Ngạn

Vụ Vải thiều Lục Ngạn năm nay ước tính đạt sản lượng khoảng 120.000 tấn. Và hãy lưu ý rằng, 120.000 tấn đó chỉ thu hoạch trong khoảng thời gian dài nhất đến 40 ngày. Trong khi đó, chỉ có hầu như một tuyến đường duy nhất phục vụ thông thương là Quốc lộ 31. Từ Lục Ngạn lên Lạng Sơn còn một tuyến đường vắt ngang sang địa phận Đồng Bành – Đồng Mỏ nhưng tuyến đường đó phải vượt đèo nên coi như bỏ qua.

Vào vụ Vải thiều, toàn bộ nhân lực của huyện phải huy động để giải quyết mọi vấn đề nảy sinh, từ giải toả ùn tắc đến quản lý thị trường, kiểm soát tình trạng gian lận thương mại, trộm cắp… Rất nhiều việc phải làm.

Riêng về giao thông, giả sử bạn muốn lên Lục Ngạn chơi vào vụ vải, bạn cần khởi hành từ 3-4 giờ sáng. Nếu muộn hơn, có thể phải sang buổi chiều bạn mới đến nơi. Tuyến đường dài khoảng 20km từ phố Kim lên trung tâm xã Phì Điền đều chật kín xe đầu kéo chở vải.

Thử hình dung chỉ có 40 ngày để tiêu thụ hết 120.000 tấn vải thì nó căng thẳng và chật chội đến mức nào.

Từ đó, có hai vấn đề liên quan chuyện giải cứu là: (1) Bạn giải cứu được bao nhiêu và nó thấm gì với những con số nêu trên; (2) những chuyến xe vài tạ đến 1-2 tấn của các bạn sẽ chỉ làm rối thêm tình trạng giao thông và hoạt động mua bán mà thôi. Trong khi đó, giao thông rất cần thông thoáng để những chuyến xe chở 10-15 tấn vải lên đường. Còn vài vấn đề nữa nhưng tôi sẽ đề cập ở phần sau.

Vải thiều Lục Ngạn tiêu thụ ở đâu?

Có 4 lực lượng chính tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn

Thứ nhất là xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Australia, Mỹ… Đây là thị trường tiêu thụ các mã vải đẹp và tốt nhất ở Lục Ngạn. Tuy nhiên, lượng vải xuất khẩu sang các thị trường này không nhiều, chỉ vài trăm tấn đến hơn 1.000 tấn. Ý nghĩa chủ yếu của việc xuất khẩu sang các thị trường này là vấn đề thương hiệu, chỉ dẫn địa lý… chứ chưa quan trọng về số lượng.

Thứ hai là xuất khẩu sang Trung Quốc. Đây là lực lượng tiêu thụ vải thiều tươi lớn nhất. Cũng cần nói rõ rằng, ngoài vải xuất khẩu sang Nhật Bản, Australia thì vải thiều xuất khẩu sang Trung Quốc luôn có giá tại vườn cao nhất. Người trồng vải luôn muốn sản phẩm của mình được các thương lái Trung Quốc lựa chọn. Hiện nay, các thương lái Trung Quốc đều trực tiếp sang thu mua để kiểm soát chất lượng vải thiều.

Thứ ba là tiêu thụ tại các thành phố lớn trong nước, chủ yếu là TP.HCM. (Rất kỳ lạ là người dân Hà Nội lại hiếm khi được ăn vải thiều chuẩn Lục Ngạn, ngoại trừ vào các siêu thị lớn, và đây cũng chính là một trong những điều lo lắng của tôi khi thấy nhiều cá nhân kêu gọi giải cứu vải thiều).

Thứ tư là vải thiều sấy khô và chế biến. Khi ba lực lượng phía trên tiêu thụ hết các mã vải chất lượng cao hơn thì số còn lại có mẫu mã không đẹp bằng sẽ được đưa vào hệ thống hàng nghìn lò sấy. Cùng với sấy khô là vải thiều dùng để chế biến nước hoa quả, dấm vải…

***

Đến đây, hẳn nhiều người sẽ thắc mắc rằng vậy vải tôi mua ở chợ, mua của các bà hàng rong thì từ đâu? Trả lời với các bạn là, vải thiều không chỉ trồng ở Lục Ngạn mà còn nhiều vùng khác. Tổng sản lượng vải thiều toàn Bắc Giang năm nay rơi vào khoảng 180.000 tấn, nghĩa là trừ đi 120.000 tấn của Lục Ngạn thì còn rất nhiều vải ở các vùng khác. Ngoài Lục Ngạn còn một huyện trồng vải chất lượng rất tốt khác chính là Tân Yên. Người nông dân ở các vùng vải này mà có vườn vải đẹp thì thường sẽ mang lên Lục Ngạn tiêu thụ để được giá cao hơn. Tại sao giá vải ở Lục Ngạn luôn cao hơn các nơi khác? Ở góc độ kinh tế, khi vào vùng vải sản lượng lớn, thương lái chỉ cần thu mua trong buổi sáng là đủ hàng nên họ sẽ tập trung ở đó thay vì đi gom nơi khác lúc thừa lúc thiếu. Số còn lại sẽ lên “xe cóc” toả đi khắp nơi bán lẻ.

Bạn sẵn sàng bỏ tiền túi để giải cứu?

Giải cứu nông sản luôn có nhiều vấn đề. Bài học về giải cứu dưa hấu cũng đã cho thấy điều đó. Khi giải cứu, không ít người nông dân sẽ thu hái toàn bộ rồi chuyển cho các bạn, trong khi dưa hấu cần đạt độ chín mới thu hoạch. Kết quả, nhiều người mua về nhưng không ăn nổi. Nông sản nào cũng vậy thôi.

Riêng với Vải thiều thì còn nhiều vấn đề hơn.

Đầu tiên là hao hụt. Vải thiều là một trong những mặt hàng nông sản bị hao hụt lớn nhất khi tiêu thụ. Với 1 tạ Vải thiều bạn nhận từ người nông dân, khi mang đến Hà Nội chẳng hạn, nó sẽ hao hụt khoảng 5-7%, tức là bạn sẽ phải bù vào đó 5-7 cân.

Tiếp theo là gãy rụng, dập nát. Nếu bạn chở bằng xe tải nhỏ, trong quá trình di chuyển rất nhiều quả vải sẽ rời cuống, nhiều quả vải sẽ bị dập nát. Bạn sẽ bù vào thế nào?

Khi bạn đưa cho người mua túi vải có nhiều quả gãy rụng, dập nát thì họ sẽ nghĩ ra sao?

Tôi xin kể 1 câu chuyện nhỏ. Vào năm 1997, thời điểm giá vải thiều Lục Ngạn ở mức rất cao, khoảng 13-14k/kg. Anh bạn hàng xóm có buôn vải từ Lục Ngạn xuống chợ Long Biên. Giá nhập vào của anh là 13 nghìn, giá anh bán tại chợ Long Biên là 20 nghìn, lãi chưa ạ? Cuối cùng, anh đã may mắn không lỗ chứ chẳng lời lãi đồng nào chỉ vì vấn đề hao hụt.

Đó là vải đi bằng xe cóc đến các thị trường gần (bán kính 100km đổ lại), còn với vải vào TP.HCM thì câu chuyện hoàn toàn khác. Các thương lái phải chịu hàng loạt chi phí khác mà những chi phí đó, tuỳ thời điểm có thể bằng tới 50% giá trị vải thiều. Mỗi một điểm thua mua cần cả chục lao động, từ bốc xếp, cắt râu vải gọn gàng, đóng hàng, lên hàng; các chi phí thùng xốp, đá cây, băng keo và chi phí vận chuyển bằng xe lạnh…

Bản thân dân buôn vải chuyên nghiệp cùng thường xuyên lỗ chổng vó chứ đâu dễ dàng. Vì vậy, bạn giải cứu thế nào nếu không sẵn sàng bỏ tiền túi bù vào. Chưa kể, giá vải biến động theo giờ và bạn sẽ không thể ứng phó kịp. Tôi có đọc qua lời kêu gọi “đồng hành online bán vải Bắc Giang” trên trang web của công ty Cuccu. Tôi chưa nói đến vấn đề giải cứu hay không và vải các bạn lấy từ đâu nhưng chỉ riêng chuyện các bạn fix giá 25k/kg đã có vấn đề.

HÃY HỖ TRỢ, ĐỪNG GIẢI CỨU

Như đã đề cập ở trên, nếu bạn đến giữa vùng vải thu mua rồi mang đi “giải cứu” thì sẽ chỉ làm vướng chân mà thôi.

Còn nếu bạn đi gom những vải chất lượng thấp, gắn mác vải Lục Ngạn rồi mang đi bán “giải cứu” thì là bạn đang làm hại người nông dân Lục Ngạn. Người Lục Ngạn đã tốn rất nhiều công sức để trở thành người làm vườn chuyên nghiệp, địa phương đã góp bao công lao để làm nên thương hiệu Vải thiều Lục Ngạn chất lượng và có giá cao. Tự dưng bạn lại mang những vải chất lượng thấp đi bán rồi kêu “giải cứu vải Lục Ngạn” thì vô hình trung, bạn đang kéo giá vải xuống thấp và điều đó hoàn toàn không ổn.

Ở Hà Nội những ngày tới đây, bạn sẽ gặp rất nhiều xe cóc, nhiều xe bán vải thiều rong. Mặc kệ họ treo bảng vải gì, bạn hãy mua, cứ mua đừng mặc cả và đó đã là ủng hộ người nông dân rồi. Tất nhiên, nếu vô tình bạn vớ được một túm vải chuẩn, bạn sẽ ngã ngửa ra rằng “thế vải tôi mua hôm trước là vải gì?”

Như tôi đã nói, ngoài Lục Ngạn thì Bắc Giang còn nhiều nơi khác trồng vải. Những nơi này, người nông dân không được thổ nhưỡng ưu đãi, họ cũng không có điều kiện chăm sóc vải thiều đúng cách… khiến cho quả vải không chất lượng bằng và giá bán cũng không cao. Nhưng với nhiều vùng đồi núi Bắc Giang, dù chất lượng thấp hơn, giá không bằng vải Lục Ngạn hay Tân Yên thì Vải thiều vẫn là thứ cây cho giá trị kinh tế cao hơn trồng sắn, trồng ngô, trồng dứa hay bạch đàn, keo lá chàm… Họ rất cần các bạn ủng hộ nhưng không đồng nghĩa hàm ơn khi bạn “giải cứu”.

Còn với những vùng trồng chuyên nghiệp như Lục Ngạn và nhỏ hơn là Tân Yên, điều người nông dân cần là sự hỗ trợ từ chính quyền các địa phương. Hôm qua, khi đoàn xe vải Lục Ngạn đến nơi, tỉnh Lạng Sơn đã cắt cử nhân lực ra cửa khẩu để hỗ trợ cho hơn 100 tấn vải sang Trung Quốc. Đó mới là hỗ trợ đúng người, đúng việc. Nói rộng ra, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hoành hành, các địa phương như Lạng Sơn, Lào Cai hay các tỉnh có tuyến đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 1A đi qua cần tìm giải pháp thông thoáng cho xe vận chuyển nông sản. Khi huyết mạch được thông thì cơ thể sẽ khoẻ mạnh, vậy thôi.

LỜI CUỐI

Khi dịch bệnh Covid-19 chưa hoàn toàn được khống chế, điều khiến tôi và những con dân Lục Ngạn lo lắng nhất là thu hoạch Vải thiều thế nào. Việc nhiều địa phương đang giãn cách xã hội, ngay ở Lục Ngạn cũng đang phải duy trì khu cách ly thì vào vụ vải, nhân lực đâu để thu hoạch rồi bốc xếp, đóng hàng. Mỗi vụ vải, nguồn nhân lực ở Lục Ngạn luôn rất lớn mà công việc thì vất vả, không phải ai cũng làm được.

Lo lắm. Quê tôi cố lên!!!
761BEFFE-FC20-4D70-88B8-B32FDE14D708.jpeg
F878F518-2DBE-469D-A133-18EDDD953036.jpeg
55491948-EF32-4A0D-BF31-878E433D89AA.jpeg
Bài viết này chuẩn này. Để giải cứu vải là cần cơ quan chức năng vào việc từ trước vụ thu hoạch để thông thoáng đường xá, hàng xuất đi không bị tắc lại do tỉnh khác cấm qua như Hải dương đợt trước. Ta nên bỏ cái phong trào giải cứu nhỏ lẻ đi, giết thị trường tự do mà nông sản về ăn không ngon lại mang tiếng người giải cứu, xong mang tiếng "gian thương".
Thương nhân họ mua từ mối sỉ, chọn mua cẩn thận dân hái quả chín mới mua. Còn người giải cứu thì không thạo, đặt mua SLL thẳng từ dân thì không ít dân sẽ hái luôn cả quả xanh lẫn chín để bán cho được giá. Hậu quả là ra tới ngoài này có khi sản phẩm không ngon, tự nhiên thương nhân thật mang tiếng oan mà người giải cứu cũng vừa mất công mất của vừa mang tiếng. Chỉ có 1 vài người dân cụ thể bán được SL ít cho xe "giải cứu" SL 1 vài tấn nhưng nhìn chung cả tỉnh sẽ bị hạ giá. Vì thương nhân xịn buộc phải cạnh tranh với những xe giải cứu giá thấp không lợi nhuận. Thương nhân sẽ dừng mua , rồi nông dân phải bán giá thấp hơn nữa thương nhân mới mua về bán.
Muốn tiêu thụ được nhiều sản phẩm phải dựa vào thương nhân chứ không thể dựa vào vài cái xe vài tấn nhỏ lẻ "Giải cứu", cứu ít mà giết nhiều. Còn các cụ cũng không nên lên gân mình giải cứu rồi lúc đắt ai giải cứu mình? Thực ra hàng có ngon, giá hợp ví cc mới mua chứ có phải các cụ cho không đâu mà kêu giải cứu? Chỉ có những người bỏ công đi nhập dưa về rồi bán với giá 8k thì đúng là họ bỏ công bỏ của ra thật, nhưng lại chả tốt cho tổng thể như đã phân tích ở trên. Còn các cụ tới vụ thì cứ mua mà ăn đã là ủng hộ rồi, dù mua chỗ nào cũng thế thôi.
 
Biển số
OF-709410
Ngày cấp bằng
4/12/19
Số km
175
Động cơ
90,235 Mã lực
Tuổi
44
Hiện tại giá vận tải bị đẩy lên cao, mà hiếm xe. Em gửi lên đây 1 bị lạc 44kg vậy mà người bán đi ra bến xe 3 ngày liền mới có xe về HN. Phí gửi thì bị tăng từ 50k-150k 1 bị (Xe Hà tĩnh), trong khi xe gửi từ Sơn la về 1 bị 55kg vẫn có nhà xe thu giá cũ 50k 1 bị. Có nhà xe thì thu gấp 2 lên thành 100k 1 bị. Có tỉnh như tỉnh Mộc Châu thì lãnh đạo làm chặt, dù không có dịch nhưng cấm xe khách, bắt đóng cửa hết nhà nghỉ, khách sạn. Thế là mận Mộc châu sẽ bị khó giao thương hơn Mận Sơn La, phí gửi hàng đắt hơn mà khó gửi hơn. Phân tích để thấy rằng chính sách của người quản lý ảnh hưởng lớn tới nông sản, và nó mới là thứ cần đặt lên bàn cân xem xét trong bài toán giải cứu nông sản, để hàng xuất khẩu đi bị kẹt lại do tỉnh khác chặn xe không cho vào.
 
Biển số
OF-709410
Ngày cấp bằng
4/12/19
Số km
175
Động cơ
90,235 Mã lực
Tuổi
44
Em viết từ trải nghiệm thực tế luôn. Xe đi công chuyện lên mộc châu. "Giải cứu", chở về 4 tạ rưỡi mận giá gốc về cho anh em bạn bè đặt mua. Trong đó có 60kg là con em nó đặt mua từ người bán sỉ, chờ tới nhờ xe đưa về, chỗ còn lại mua thẳng từ dân. Giá mua lại từ người bán sỉ là gấp 40% giá mua thẳng từ dân. Nhưng về đổ ra thì hàng mua sỉ quả to đều hơn, chín đều. Mua từ dân thì có nhà hái quả to, nhà hái quả bé và có cả quả chưa chín.
Mận chín về thì ngon nhưng hao hụt rất nhiều, để tới hôm sau nhặt bỏ rất nhiều mận bị sâu, chưa kể bị hụt kg. (Mua mận sạch mà chín cây thì nhiều sâu ạ). Quả mận hậu chín cây phải nói cực phẩm, ngon như Cherry (với miệng em thì ngon hơn Cherry). Nhưng cccm rất khó mua được, vì như em nói là hao hụt lớn, sâu nhiều.
Trải nghiệm thực tế mới hiểu được vì sao giá hàng hoá từ người dân lên tới thành phố bị đội lên nhiều: hư hỏng, hao hụt, rồi người buôn người ta cũng cần phải có lãi để đủ sống. Chi phí vận tải của mình hiện tại cũng rất cao trên tỷ trọng giá nông sản.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top