Đề bài giới hạn trong một tình huống lái xe số sàn, trong thành phố sao cho tiết kiệm xăng và đỡ mỏi chân.
Để dễ hiểu, xin mô phỏng thành một bài toán có các yếu tố sau:
Dữ kiện:
1. Xe hơi số sàn.
2. Lưu thông khi tắc đường Hà Nội (hoặc TP HCM).
Yêu cầu:
1. Làm sao để đỡ mỏi chân (trái)?
2. Làm sao để đỡ hao xăng?
Bài làm:
Câu 2: Câu này dễ, em làm trước. Việc tốn xăng hay không, tốn như thế nào, và không tốn như thế nào, tùy thuộc hoàn toàn vào kết quả của Câu 1 (xin xem phần bài làm của Câu 1 dưới đây).
Câu 1. Xe hơi chạy trong đô thị khi tắc đường thì buộc phải chạy chậm, số thấp và phải đổi liên tục giữa các số 0, 1 và 2. Có bạn nào khuyên nên chạy số 3, số 4 hoặc số 5 ngay chỗ đang tắc đường không? Nếu không có, chúng ta đi tiếp.
Khi cho xe chạy ở các số 1, 2 chúng ta không thể đạp hết "ga", mà phải đi "ga" nhỏ thôi. Có ai nói ngược lại? Nếu không có ta lại bàn tiếp.
Khi xe đang tắc đường, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vận tốc. Hầu hết xe hơi không có cách nào khác hơn là dừng (phanh, thắng) lại để tránh húc vào chướng ngại vật. Khác với xe máy hay bò, ngựa, ôtô không thể "lách" được (vì khớp hông của xe hơi rất cứng). Có ai có ý kiến là khi thấy chướng ngại phía trước, tài xế xe hơi cứ tiến, không dừng không? Nếu không có, mình bàn tiếp.
Khi đang chạy ở "ga" nhỏ, số thấp, mỗi khi phanh (dừng) lại thì xe rất dễ chết máy. Nếu khởi động lại, chắc chắn sẽ hao xăng, hại ắc quy, mất thời cơ (để xe máy lại chiếm mất chỗ trống quý báu vừa được tạo ra).
Để tránh chết máy, phải đạp côn. Để về số 0, cũng phải đạp côn. Rồi sau đó nếu cần vào số trở lại, côn vẫn phải đạp. Có ai có ý kiến khác là mình đừng đạp côn khi phanh xe lại trong khi vẫn để số ở vị trí 1, 2 không? Nếu không có, mình bàn tiếp.
Khi tắc đường thật sự (không phải là giả vờ tắc đường) việc đổi số ở các số thấp (0, 1 và 2), đạp côn, giảm "ga" là bắt buộc. Số lượng các lần phải thao tác như vậy không phụ thuộc vào tài già hay tay lái trẻ, không phụ thuộc nhãn hiệu, đời, công suất, xuất xứ, màu sơn, giới tính của lái xe. Phàm là xe hơi số sàn thì đều phải như vậy. Có ai có ý khác (ngược lại) không ?
Bây giờ, có ai bảo đảm rằng: khi xe số sàn của bác không phải xe ưu tiên có đèn chớp và/hoặc còi hú, mà xe bác vẫn vượt qua đoạn tắc đường đó mà không thèm đạp côn, chuyển đổi giữa ba số 0, 1 và 2 không?
Có bác tài xe hơi số sàn nào có hai chân bằng xương, bằng thịt (mẹ cho) dám bảo đảm rằng khi bác lái xe số sàn vượt qua đoạn tắc đường dài 300 m trong phố, mất hai giờ ngồi trên xe, mà không đau chân không?
Nếu có ai trả lời tất cả các câu hỏi ở trên bằng câu trả lời khẳng định (Yes. I can do- Được. Tôi làm được!), thì đề nghị tất cả những bạn nào thật sự yêu thích lái xe hơi và có thiện chí gặp nhau để ăn mừng Giải pháp của thế kỷ nhé!
Để dễ hiểu, xin mô phỏng thành một bài toán có các yếu tố sau:
Dữ kiện:
1. Xe hơi số sàn.
2. Lưu thông khi tắc đường Hà Nội (hoặc TP HCM).
Yêu cầu:
1. Làm sao để đỡ mỏi chân (trái)?
2. Làm sao để đỡ hao xăng?
Bài làm:
Câu 2: Câu này dễ, em làm trước. Việc tốn xăng hay không, tốn như thế nào, và không tốn như thế nào, tùy thuộc hoàn toàn vào kết quả của Câu 1 (xin xem phần bài làm của Câu 1 dưới đây).
Câu 1. Xe hơi chạy trong đô thị khi tắc đường thì buộc phải chạy chậm, số thấp và phải đổi liên tục giữa các số 0, 1 và 2. Có bạn nào khuyên nên chạy số 3, số 4 hoặc số 5 ngay chỗ đang tắc đường không? Nếu không có, chúng ta đi tiếp.
Khi cho xe chạy ở các số 1, 2 chúng ta không thể đạp hết "ga", mà phải đi "ga" nhỏ thôi. Có ai nói ngược lại? Nếu không có ta lại bàn tiếp.
Khi xe đang tắc đường, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vận tốc. Hầu hết xe hơi không có cách nào khác hơn là dừng (phanh, thắng) lại để tránh húc vào chướng ngại vật. Khác với xe máy hay bò, ngựa, ôtô không thể "lách" được (vì khớp hông của xe hơi rất cứng). Có ai có ý kiến là khi thấy chướng ngại phía trước, tài xế xe hơi cứ tiến, không dừng không? Nếu không có, mình bàn tiếp.
Khi đang chạy ở "ga" nhỏ, số thấp, mỗi khi phanh (dừng) lại thì xe rất dễ chết máy. Nếu khởi động lại, chắc chắn sẽ hao xăng, hại ắc quy, mất thời cơ (để xe máy lại chiếm mất chỗ trống quý báu vừa được tạo ra).
Để tránh chết máy, phải đạp côn. Để về số 0, cũng phải đạp côn. Rồi sau đó nếu cần vào số trở lại, côn vẫn phải đạp. Có ai có ý kiến khác là mình đừng đạp côn khi phanh xe lại trong khi vẫn để số ở vị trí 1, 2 không? Nếu không có, mình bàn tiếp.
Khi tắc đường thật sự (không phải là giả vờ tắc đường) việc đổi số ở các số thấp (0, 1 và 2), đạp côn, giảm "ga" là bắt buộc. Số lượng các lần phải thao tác như vậy không phụ thuộc vào tài già hay tay lái trẻ, không phụ thuộc nhãn hiệu, đời, công suất, xuất xứ, màu sơn, giới tính của lái xe. Phàm là xe hơi số sàn thì đều phải như vậy. Có ai có ý khác (ngược lại) không ?
Bây giờ, có ai bảo đảm rằng: khi xe số sàn của bác không phải xe ưu tiên có đèn chớp và/hoặc còi hú, mà xe bác vẫn vượt qua đoạn tắc đường đó mà không thèm đạp côn, chuyển đổi giữa ba số 0, 1 và 2 không?
Có bác tài xe hơi số sàn nào có hai chân bằng xương, bằng thịt (mẹ cho) dám bảo đảm rằng khi bác lái xe số sàn vượt qua đoạn tắc đường dài 300 m trong phố, mất hai giờ ngồi trên xe, mà không đau chân không?
Nếu có ai trả lời tất cả các câu hỏi ở trên bằng câu trả lời khẳng định (Yes. I can do- Được. Tôi làm được!), thì đề nghị tất cả những bạn nào thật sự yêu thích lái xe hơi và có thiện chí gặp nhau để ăn mừng Giải pháp của thế kỷ nhé!