- Biển số
- OF-3568
- Ngày cấp bằng
- 1/3/07
- Số km
- 1,119
- Động cơ
- 564,508 Mã lực
Vào những ngày đầu tháng 4/2010, Xưởng đúc khuôn mẫu của Công ty cổ phần ôtô Xuân Kiên (Vinaxuki) tại Phổ Yên - Thái Nguyên đã chính thức đi vào hoạt động với công suất đúc lên tới 350.000 tấn sản phẩm/ năm. Xưởng đúc khuôn mẫu này ra đời sẽ góp phần quan trọng giúp Vinaxuki tạo ra khung vỏ ôtô hoàn chỉnh từ thép tấm, giúp ngành công nghiệp ôtô Việt Nam thoát khỏi tiếng lắp ráp giản đơn với 4 khâu cơ bản là hàn, sơn, lắp ráp và kiểm định.
Song song với việc đầu tư vào xưởng đúc khuôn mẫu cho xe ôtô, ngay từ giữa năm 2009 Vinaxuki cũng đã có một bước đi quan trọng để hướng tới sản xuất chiếc ôtô du lịch của Việt Nam, đó là triển khai thực hiện hợp đồng mua thiết kế và chuyển giao công nghệ chế tạo ô tô bao gồm cả việc giám sát sản xuất tại Vinaxuki với Công ty Nagara (Nhật Bản).
Đây là dự án được đầu tư với công nghệ cao để sản xuất xe con theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản. Vinaxuki đã bỏ ra hàng trăm tỷ đồng đầu tư các thiết bị, máy móc, nhà xưởng để đáp ứng các yêu cầu của phía đối tác nhằm triển khai có hiệu quả việc chuyển giao công nghệ sản xuất từ phía Nhật Bản.
Mô tả ảnh: Phần chày của khuôn mẫu cửa xe được đúc xong
Tại nhà máy ôtô chính của Vinaxuki ở Mê Linh - Hà Nội hàng loạt các thiết bị cơ khí chính xác điều khiển hoàn toàn bằng kỹ thuật số PLC như máy trung tâm gia công 5 chiều chuyển động có thể kết nối dữ liệu trực tiếp với các chuyên gia tại Nhật Bản; máy dập song động điều khiển kỹ thuật số PLC; máy đo 7 chiều loại lớn phục vụ kiểm tra khi chế tạo và thiết kế do hãng Faro (Mỹ) sản xuất; Robot điều khiển cắt Laser, robot tự động hóa trong khâu hàn và dập của hãng ABB (Thụy Sỹ), máy cắt tự động… đã được lắp đặt để phục vụ cho sản xuất ôtô.
Trung tâm thiết kế ôtô đã đi vào hoạt động với nhiều thiết bị hiện đại. Tại trung tâm này luôn có 7 chuyên gia thiết kế của Nhật Bản trực tiếp làm việc để tạo ra các mẫu xe, bên cạnh đó là đào tạo và chuyển giao công nghệ thiết kế xe cho các kỹ sư, kỹ thuật viên của Vinaxuki. 2 mẫu xe du lịch, một mẫu 7 chỗ và 1 mẫu 5 chỗ cũng đã được thiết kế xong trên mô hình nhựa có kích cỡ bằng 1/3 so với mẫu xe thật với chi phí mỗi mẫu hơn 10 tỷ đồng.
Một máy quét hiện đại đang quét toàn bộ thân vỏ xe, truyền dữ liệu cho các chuyên gia thiết kế để tạo ra khuôn mẫu hoạt động liên tục trên 2 mẫu xe kể trên. Những dữ liệu từ máy quét này sẽ giúp các chuyên gia Nhật Bản tạo dựng nên các khuôn mẫu chính xác trên máy tính. Từ đó sẽ truyền cho máy tạo khuôn mẫu xe trên chất liệu xốp, rồi từ khuôn mẫu trên chất liệu xốp sẽ được mang lên Phổ Yên ra tạo khuôn đúc và đúc ra các khuôn mẫu bằng hợp kim. Sau đó các khuôn mẫu hợp kim được đưa về nhà máy tại Mê Linh chỉnh sửa trên hệ thống máy mài, gọt, rũa điều khiển PLC và sẽ trở thành những bộ khuôn mẫu xe ôtô các loại.
Mô tả ảnh: Khuôn mẫu sau khi đã được chỉnh sửa (mài , gọt, rũa) xong.
Mỗi 1 bộ khuôn mẫu ôtô nếu phải nhập khẩu rẻ cũng phải mất 15 triệu USD, có những bộ khuôn đắt tiền lên tới 30 triệu USD. Thời gian để tạo ra các khuôn mẫu này cũng phải mất cả năm trời, nay tất cả đều có thể được làm ra tại Việt Nam.
Theo các chuyên gia, trong sản xuất ô tô yêu cầu quan trọng nhất đối với nhà sản xuất là phải đầu tư dây chuyền làm khuôn và dây chuyền dập thân vỏ xe. Đến nay các dây chuyền này đã được Vinaxuki hoàn tất và đi vào hoạt động. Như vậy việc sản xuất ôtô tại Vinaxuki sẽ bắt đầu từ khâu thiết kế những mẫu xe riêng, làm ra khuôn mẫu, dập ra các chi tiết khung, vỏ, gầm xe, rồi hàn và sơn để tạo nên vỏ, thân xe hoàn chỉnh đối với cả xe tải lẫn xe du lịch. Nói cách khác, đến nay nhiều chi tiết ô tô rất phức tạp Vinaxuki đã có thể đảm nhận được. Theo tính toán với việc tự thiết kế và sản xuất ra khung vỏ xe, gầm xe cùng nhiều linh kiện khác, tỷ lệ nội địa hoá trong sản xuất ôtô của Vinaxuki đã đạt mức 50%.
Mẫu xe 7 chỗ thương hiệu Vinaxuki được thiết kế trên chất liệu nhựa đang dùng máy quét thân vỏ để lấy thông số chuẩn bị tạo khuôn mẫu
Hiện các linh kiện còn phải đi nhập sẽ là động cơ, hộp số, hệ thống truyền động và các trang thiết bị nội thất mà Việt Nam chưa sản xuất được. Nhưng dây chuyền sản xuất động cơ ôtô cũng chuẩn bị được Vinaxuki đầu tư, ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng giám đốc Vinaxuki cho biết đến năm 2013 sẽ có động cơ ôtô do Vinaxuki tự sản xuất. "Vinaxuki sẽ hợp tác với không chỉ 1 công ty Nhật Bản mà còn với nhiều công ty Nhật Bản khác để sản xuất ra các linh kiện, phụ tùng và ô tô theo công nghệ Nhật Bản mang nhãn hiệu Vinaxuki và nâng tỷ lệ nội địa hoá trên các mẫu ôtô của Vinaxuki lên trên 70%", ông Huyên nói.
Như vậy có thể nói, Vinaxuki đã bắt đầu tiến vào những khâu quan trọng và phức tạp nhất trong sản xuất ôtô, đòi hỏi những hàm lượng công nghệ cao, không còn là lắp ráp giản đơn nữa.
Mô tả ảnh:
Mẫu xe 5 chỗ thương hiệu Vinaxuki chỗ trên mô hình nhựa đã hoàn tất sẽ ra mắt sản phẩm cuối năm 2010.
Để có được những thành quả này hoàn toàn dựa vào nỗ lực của DN. Ông Bùi Ngọc Huyên cho biết, cho đến nay chúng tôi chưa nhận được sự hỗ trợ cụ thể nào từ phía Nhà nước như giảm thuế hay bán mỗi chiếc xe tải cho một số đối tượng sẽ được hỗ trợ 9 triệu đồng. Vốn vay để phát triển công nghiệp ôtô phải chịu lãi suất thị trường, trong khi với nhiều nước chẳng hạn như Trung Quốc chỉ ở mức 5%/năm. Nếu sản xuất ôtô tại Việt Nam được ưu ái như ngành công nghiệp tàu thuỷ thì có lẽ chiếc xe du lịch Việt Nam đã ra đời từ 5 năm trước rồi. Trên thế giới, trong lĩnh vực cơ khí thì công nghiệp đóng tàu chỉ được coi là ngành có công nghệ trung bình còn công nghệ cao phải là sản xuất ôtô du lịch. Trong khi ở Việt Nam đóng tàu thì được ưu ái lớn, ngược lại ôtô thì không.
Dự kiến cuối năm 2010 mẫu xe du lịch 5 chỗ động cơ do hãng Mitsubishi sản xuất tại Trung Quốc, dung tích dưới 2.0L mang thương hiệu Vinaxuki, tỷ lệ nội địa hoá khoảng 50 % sẽ được xuất xưởng và có mặt trên thị trường ôtô Việt Nam. Mẫu xe 7 chỗ có dung tích xi lanh 2.5L dự kiến sẽ xuất xưởng vào cuối năm 2011. Những mẫu xe này ra đời, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn được xuất khẩu sang Myanmar...
Phòng thiết kế mẫu xe tại nhà máy Vinaxuki (Mê Linh- Hà Nội)
Đây là những mẫu xe giá rẻ và phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam. Theo ông Huyên, người Việt Nam vốn ưa chuộng sản phẩm ôtô nước ngoài vì vậy việc cho ra đời những mẫu xe du klịch mang thương hiệu Vinaxuki sẽ gặp không ít khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, nhưng tôi tin tưởng tin với chất lượng đảm bảo và trong khoảng thời gian 5 năm thử thách các mẫu xe này sẽ được người tiêu dùng trong nước chấp nhận.
Việc cho ra đời chiếc xe ôtô thương hiệu Việt Nam phần nào sẽ thoả mãn ước mơ cháy bỏng từ bao lâu nay của những người say mê công nghiệp ôtô.
Em copy & paste sang đây để các cụ cùng bình luận, biết đâu sau này trên OF lại có box riêng cho xe Vinaxuki, hoan hô bác Huyên
Link bài gốc đây ạ: http://vinacorp.vn/news/giac-mo-ve-chiec-oto-viet-nam-sap-thanh-hien-thuc/ct-391051
Song song với việc đầu tư vào xưởng đúc khuôn mẫu cho xe ôtô, ngay từ giữa năm 2009 Vinaxuki cũng đã có một bước đi quan trọng để hướng tới sản xuất chiếc ôtô du lịch của Việt Nam, đó là triển khai thực hiện hợp đồng mua thiết kế và chuyển giao công nghệ chế tạo ô tô bao gồm cả việc giám sát sản xuất tại Vinaxuki với Công ty Nagara (Nhật Bản).
Đây là dự án được đầu tư với công nghệ cao để sản xuất xe con theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản. Vinaxuki đã bỏ ra hàng trăm tỷ đồng đầu tư các thiết bị, máy móc, nhà xưởng để đáp ứng các yêu cầu của phía đối tác nhằm triển khai có hiệu quả việc chuyển giao công nghệ sản xuất từ phía Nhật Bản.
Mô tả ảnh: Phần chày của khuôn mẫu cửa xe được đúc xong
Tại nhà máy ôtô chính của Vinaxuki ở Mê Linh - Hà Nội hàng loạt các thiết bị cơ khí chính xác điều khiển hoàn toàn bằng kỹ thuật số PLC như máy trung tâm gia công 5 chiều chuyển động có thể kết nối dữ liệu trực tiếp với các chuyên gia tại Nhật Bản; máy dập song động điều khiển kỹ thuật số PLC; máy đo 7 chiều loại lớn phục vụ kiểm tra khi chế tạo và thiết kế do hãng Faro (Mỹ) sản xuất; Robot điều khiển cắt Laser, robot tự động hóa trong khâu hàn và dập của hãng ABB (Thụy Sỹ), máy cắt tự động… đã được lắp đặt để phục vụ cho sản xuất ôtô.
Trung tâm thiết kế ôtô đã đi vào hoạt động với nhiều thiết bị hiện đại. Tại trung tâm này luôn có 7 chuyên gia thiết kế của Nhật Bản trực tiếp làm việc để tạo ra các mẫu xe, bên cạnh đó là đào tạo và chuyển giao công nghệ thiết kế xe cho các kỹ sư, kỹ thuật viên của Vinaxuki. 2 mẫu xe du lịch, một mẫu 7 chỗ và 1 mẫu 5 chỗ cũng đã được thiết kế xong trên mô hình nhựa có kích cỡ bằng 1/3 so với mẫu xe thật với chi phí mỗi mẫu hơn 10 tỷ đồng.
Một máy quét hiện đại đang quét toàn bộ thân vỏ xe, truyền dữ liệu cho các chuyên gia thiết kế để tạo ra khuôn mẫu hoạt động liên tục trên 2 mẫu xe kể trên. Những dữ liệu từ máy quét này sẽ giúp các chuyên gia Nhật Bản tạo dựng nên các khuôn mẫu chính xác trên máy tính. Từ đó sẽ truyền cho máy tạo khuôn mẫu xe trên chất liệu xốp, rồi từ khuôn mẫu trên chất liệu xốp sẽ được mang lên Phổ Yên ra tạo khuôn đúc và đúc ra các khuôn mẫu bằng hợp kim. Sau đó các khuôn mẫu hợp kim được đưa về nhà máy tại Mê Linh chỉnh sửa trên hệ thống máy mài, gọt, rũa điều khiển PLC và sẽ trở thành những bộ khuôn mẫu xe ôtô các loại.
Mô tả ảnh: Khuôn mẫu sau khi đã được chỉnh sửa (mài , gọt, rũa) xong.
Mỗi 1 bộ khuôn mẫu ôtô nếu phải nhập khẩu rẻ cũng phải mất 15 triệu USD, có những bộ khuôn đắt tiền lên tới 30 triệu USD. Thời gian để tạo ra các khuôn mẫu này cũng phải mất cả năm trời, nay tất cả đều có thể được làm ra tại Việt Nam.
Theo các chuyên gia, trong sản xuất ô tô yêu cầu quan trọng nhất đối với nhà sản xuất là phải đầu tư dây chuyền làm khuôn và dây chuyền dập thân vỏ xe. Đến nay các dây chuyền này đã được Vinaxuki hoàn tất và đi vào hoạt động. Như vậy việc sản xuất ôtô tại Vinaxuki sẽ bắt đầu từ khâu thiết kế những mẫu xe riêng, làm ra khuôn mẫu, dập ra các chi tiết khung, vỏ, gầm xe, rồi hàn và sơn để tạo nên vỏ, thân xe hoàn chỉnh đối với cả xe tải lẫn xe du lịch. Nói cách khác, đến nay nhiều chi tiết ô tô rất phức tạp Vinaxuki đã có thể đảm nhận được. Theo tính toán với việc tự thiết kế và sản xuất ra khung vỏ xe, gầm xe cùng nhiều linh kiện khác, tỷ lệ nội địa hoá trong sản xuất ôtô của Vinaxuki đã đạt mức 50%.
Mẫu xe 7 chỗ thương hiệu Vinaxuki được thiết kế trên chất liệu nhựa đang dùng máy quét thân vỏ để lấy thông số chuẩn bị tạo khuôn mẫu
Hiện các linh kiện còn phải đi nhập sẽ là động cơ, hộp số, hệ thống truyền động và các trang thiết bị nội thất mà Việt Nam chưa sản xuất được. Nhưng dây chuyền sản xuất động cơ ôtô cũng chuẩn bị được Vinaxuki đầu tư, ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng giám đốc Vinaxuki cho biết đến năm 2013 sẽ có động cơ ôtô do Vinaxuki tự sản xuất. "Vinaxuki sẽ hợp tác với không chỉ 1 công ty Nhật Bản mà còn với nhiều công ty Nhật Bản khác để sản xuất ra các linh kiện, phụ tùng và ô tô theo công nghệ Nhật Bản mang nhãn hiệu Vinaxuki và nâng tỷ lệ nội địa hoá trên các mẫu ôtô của Vinaxuki lên trên 70%", ông Huyên nói.
Như vậy có thể nói, Vinaxuki đã bắt đầu tiến vào những khâu quan trọng và phức tạp nhất trong sản xuất ôtô, đòi hỏi những hàm lượng công nghệ cao, không còn là lắp ráp giản đơn nữa.
Mô tả ảnh:
Mẫu xe 5 chỗ thương hiệu Vinaxuki chỗ trên mô hình nhựa đã hoàn tất sẽ ra mắt sản phẩm cuối năm 2010.
Để có được những thành quả này hoàn toàn dựa vào nỗ lực của DN. Ông Bùi Ngọc Huyên cho biết, cho đến nay chúng tôi chưa nhận được sự hỗ trợ cụ thể nào từ phía Nhà nước như giảm thuế hay bán mỗi chiếc xe tải cho một số đối tượng sẽ được hỗ trợ 9 triệu đồng. Vốn vay để phát triển công nghiệp ôtô phải chịu lãi suất thị trường, trong khi với nhiều nước chẳng hạn như Trung Quốc chỉ ở mức 5%/năm. Nếu sản xuất ôtô tại Việt Nam được ưu ái như ngành công nghiệp tàu thuỷ thì có lẽ chiếc xe du lịch Việt Nam đã ra đời từ 5 năm trước rồi. Trên thế giới, trong lĩnh vực cơ khí thì công nghiệp đóng tàu chỉ được coi là ngành có công nghệ trung bình còn công nghệ cao phải là sản xuất ôtô du lịch. Trong khi ở Việt Nam đóng tàu thì được ưu ái lớn, ngược lại ôtô thì không.
Dự kiến cuối năm 2010 mẫu xe du lịch 5 chỗ động cơ do hãng Mitsubishi sản xuất tại Trung Quốc, dung tích dưới 2.0L mang thương hiệu Vinaxuki, tỷ lệ nội địa hoá khoảng 50 % sẽ được xuất xưởng và có mặt trên thị trường ôtô Việt Nam. Mẫu xe 7 chỗ có dung tích xi lanh 2.5L dự kiến sẽ xuất xưởng vào cuối năm 2011. Những mẫu xe này ra đời, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn được xuất khẩu sang Myanmar...
Phòng thiết kế mẫu xe tại nhà máy Vinaxuki (Mê Linh- Hà Nội)
Đây là những mẫu xe giá rẻ và phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam. Theo ông Huyên, người Việt Nam vốn ưa chuộng sản phẩm ôtô nước ngoài vì vậy việc cho ra đời những mẫu xe du klịch mang thương hiệu Vinaxuki sẽ gặp không ít khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, nhưng tôi tin tưởng tin với chất lượng đảm bảo và trong khoảng thời gian 5 năm thử thách các mẫu xe này sẽ được người tiêu dùng trong nước chấp nhận.
Việc cho ra đời chiếc xe ôtô thương hiệu Việt Nam phần nào sẽ thoả mãn ước mơ cháy bỏng từ bao lâu nay của những người say mê công nghiệp ôtô.
Em copy & paste sang đây để các cụ cùng bình luận, biết đâu sau này trên OF lại có box riêng cho xe Vinaxuki, hoan hô bác Huyên
Link bài gốc đây ạ: http://vinacorp.vn/news/giac-mo-ve-chiec-oto-viet-nam-sap-thanh-hien-thuc/ct-391051
Chỉnh sửa cuối: