[Funland] [Giấc mơ Mỹ]: Mức sống trung bình ở California

hanpham158

Xe tăng
Biển số
OF-363024
Ngày cấp bằng
15/4/15
Số km
1,308
Động cơ
264,169 Mã lực
Nói chung là cuộc sống ở nước ngoài và VN nó có những cái khác biệt căn bản, tốt xấu hay dở nó phụ thuộc vào nhận thức, nền tảng gia đình, văn hoá, trải nghiệm của từng người nên sẽ ko bao giờ có mẫu số chung cho tất cả. Chuyện trường công trường tư của cụ cũng là một khía cạnh hay nhưng mình ko comment vì ko sống ở Mĩ và chưa bao giờ tìm hiểu về hệ thống giáo dục phổ thông của họ. Còn ở nơi mình sống thì căn bản là muốn có giáo dục tiêu chuẩn tốt hơn (tương đối) thì mình phải trả tiền cho nó, hoặc là bằng học phí trường tư hoặc là bằng cái giá nhà nó đội lên (interest cho cái phần đấy), ngoài ra thì trường tư nó tốt ở chỗ là nó có thể đuổi được học sinh.
Vâng e k sống ở Mỹ, nhưng ở UK thì hệ thống giáo dục cũng na ná vậy. Có lẽ là tình hình chung. Chắc chỉ mới Finland là đồng bộ hóa được hệ thống giáo dục, không để sự chênh lệch quá lớn giữa trường công và tư.
 

Mode

Xe tải
Biển số
OF-675
Ngày cấp bằng
7/7/06
Số km
319
Động cơ
580,425 Mã lực
Vâng e k sống ở Mỹ, nhưng ở UK thì hệ thống giáo dục cũng na ná vậy. Có lẽ là tình hình chung. Chắc chỉ mới Finland là đồng bộ hóa được hệ thống giáo dục, không để sự chênh lệch quá lớn giữa trường công và tư.
Ở Úc thì nói chung chênh lệch về outcome giữa trường công và tư nó cũng là cái tranh cãi liên miên và căn bản là ko có hồi kết. Thực tế thì nếu chỉ so sánh về học tập thì những trường công hàng đầu và trường private xịn cũng na ná như nhau, nhưng thực ra những trường công tốt đều nằm trong các suburb đắt tiền nên rất khó nói là do trường tốt hay bản thân học sinh nó đã tốt rồi (gia đình khá thì thường đầu tư cho con nhiều hơn, tutor các kiểu). Những trường tư xịn thì ngoài cái giáo dục ra nó còn có social capital, bạn bè trong lớp về sau đa phần sẽ thành đạt hết vì nền tảng gia đình. Ngoài ra có cái nữa là bọn Úc từ trước đến nay nó hay có cái trò mix một số nhà ở xã hội (nhà free của chính phủ) vào trong những khu tử tế để tránh cái kiểu gom hết những người lởm khởm vào một khu riêng biệt nên trong trường công tốt cũng có thể có vài cháu gia đình rất thiếu quan tâm, ảnh hưởng đến các cháu khác. Nhưng vì chúng sống trong khu đấy thì ko thể đuổi được. Còn trường tư thì về nguyên tắc đứa nào quậy có thể bị đuổi, tất nhiên là bao gồm cả con mình nếu hư.
 
Biển số
OF-410183
Ngày cấp bằng
13/3/16
Số km
1,288
Động cơ
232,310 Mã lực
Regular hours la 8h30-3h30, BS/AT truong cong 7-6 (tra khoang $400), truong tu la 7:30-6:30, tre 1 phut phat $1.
Ôi trời, công nhận cái phần đến trễ này sợ kinh hoàng, hồi mới sang em lúc đầu share nanny , xong có cái Camp kia em gửi F1 đi, lịch là sang 7:15-6:15pm. Có hôm bị metro bị trục trặc, dưới hầm lại không có song điện thoại, em hết hồn bạt vía, còn đúng 5' nữa thì muộn giờ may quá lại có sóng điện thoại thế là gọi về Trung tâm báo, họ cũng không charge gì thêm vì em không thấy gửi bill gì cả, hôm đó muộn khoảng 5'. Cái trò gửi con ở trung tâm này em thấy risky về giờ giấc vô cùng, cho nên phương án của em là share nanny, chỉ có hè mới gửi con ở summer camp thôi vì con ở nhà cả ngày cũng chán. F1 nhà em lớn nên thực ra nanny không cần phải chăm bẵm, giờ tan học thì con tự đi bộ sang nhà người quen có nanny ở nhà, luật cho phép trẻ 8 tuổi ở nhà 1 mình không quá 1,5 tiếng. F1 nhà em mà về nhà kiểu gì cũng cắm cơm trước cho Mẹ nhưng em vẫn chưa dám cho về nhà (dù đi bộ gần và người đứng điều phối các nút giao thông cho bọn trẻ tự đi bộ về, nói chung là an toàn). Nuôi con nhỏ thì thực sự kinh hoàng... nghĩ mà em hãi lắm!

Em đã nhanh nhảu đăng ký cái summer camp cho F1 năm sau rồi, không đăng ký sớm thì toi luôn. năm ngoái mới đến bị lỡ mất 3 tuần cũng sống dở chết dở.
 
Chỉnh sửa cuối:

hanpham158

Xe tăng
Biển số
OF-363024
Ngày cấp bằng
15/4/15
Số km
1,308
Động cơ
264,169 Mã lực
Ở Úc thì nói chung chênh lệch về outcome giữa trường công và tư nó cũng là cái tranh cãi liên miên và căn bản là ko có hồi kết. Thực tế thì nếu chỉ so sánh về học tập thì những trường công hàng đầu và trường private xịn cũng na ná như nhau, nhưng thực ra những trường công tốt đều nằm trong các suburb đắt tiền nên rất khó nói là do trường tốt hay bản thân học sinh nó đã tốt rồi (gia đình khá thì thường đầu tư cho con nhiều hơn, tutor các kiểu). Những trường tư xịn thì ngoài cái giáo dục ra nó còn có social capital, bạn bè trong lớp về sau đa phần sẽ thành đạt hết vì nền tảng gia đình. Ngoài ra có cái nữa là bọn Úc từ trước đến nay nó hay có cái trò mix một số nhà ở xã hội (nhà free của chính phủ) vào trong những khu tử tế để tránh cái kiểu gom hết những người lởm khởm vào một khu riêng biệt nên trong trường công tốt cũng có thể có vài cháu gia đình rất thiếu quan tâm, ảnh hưởng đến các cháu khác. Nhưng vì chúng sống trong khu đấy thì ko thể đuổi được. Còn trường tư thì về nguyên tắc đứa nào quậy có thể bị đuổi, tất nhiên là bao gồm cả con mình nếu hư.
Vâng ở Anh cũng tương tự. Cũng là do khu nhà, khu nhà ở chỗ tốt thì phụ huynh thường cũng khá. Mà phụ huynh khá thì dạy con cũng tốt. Quanh đi quẩn lại cũng vậy.

Ở Anh mỗi khi tới kì tuyển sinh e thấy các phụ huynh rất mệt mỏi. Thí dụ con cụ năm đó vào l1, cụ phải đặt nguyện vọng vào những trường quanh nhà. Đương nhiên nv1 thường là trường có catchment area bao gồm nhà mình, nhưng lắm khi trường ở khu mình k tốt thì họ sẽ đặt một trường tốt khác vào nv1. Nhưng thường những trường tốt thì bị oversubcribed, nó sẽ ưu tiên nhận hsinh trong catchment area -> hsinh special needs -> hsinh có anh chị e đã học ở trường đó -> hsinh theo đạo nếu trường đó là Catholic... Các phụ huynh cũng ma lanh, có người chuyển về nhà bố mẹ ở để lúc điền địa chỉ thì điền địa chỉ nhà bố mẹ đại loại vậy, e nhớ có một vụ đã phải ra tòa vì đó là hành vi gian dối. Cũng có nhiều trường hợp nộp vào đúng trường nv1 trong catchment area nhưng trường vẫn không nhận, có thể là vì nó phải ưu tiên cho hsinh khác, thế là đứa bé phải đi học ở nv2, nếu là C2 thì nhiều khi trường nv2 cách xa nhà.

Nhưng có vẻ trường công bên này vẫn chưa so được với trường tư. E thấy nhà có tiền là người ta luôn cho con vào trường tư, tầm 15~20k bảng 1 năm nhưng an tâm. Bên Anh nó cũng có loại trường chỉ có nữ, trường chỉ có nam (thí dụ như Eton college). Bố mẹ nào không thích con mình yêu đương sớm thì bỏ tụi nó vào đấy cũng được.
 

silver1

Xe điện
Biển số
OF-295244
Ngày cấp bằng
8/10/13
Số km
3,411
Động cơ
334,120 Mã lực
Đây là comment cuối cùng của tôi ở topic này. Cuộc sống vô cùng đa dạng, con người khi vào một nơi mới mẻ, xa lạ họ sẽ tự thích nghi để tồn tại. Sau đó họ sống thế nào không cần những người không biết gì về cuộc sống đó hay chỉ nghe hơi nồi chõ chỉ bảo họ phải sống ra sao. Họ chỉ biết họ thấy thanh thản, an toàn, con cháu họ hoàn toàn hy vọng có một cuộc sống tốt đẹp, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thế là đủ.

Đề nghị các cụ đang sống ở Mỹ cũng nên ngưng ở đây vì các cụ có đưa ra bao nhiêu lý lẽ, bằng chứng cũng sẽ có những người bắt các cụ phải ăn như thế này, đi chơi như thế kia, sống như thế nọ mới ngang đẳng cấp họ đang làm ở Việt nam. Muốn được như họ “chỉ bảo”, “dậy dỗ” tôi và các cụ phải cầy 24/24 giờ ngày hay phải trúng số.

Thôi chúng ta cũng nên an phận cuộc sống sáng không café tán dóc, tối không ra quán “dzô, dzô” để yên thân, nhường những cái tài giỏi, ưu việt đó cho họ. Thế thôi.
Gặp lại cụ ở đây. Kính cụ 1 ly!
 

Twenty four

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-456096
Ngày cấp bằng
25/9/16
Số km
431
Động cơ
207,720 Mã lực
Tuổi
55
Đọc thớt này và các thớt bàn luận về đời sống sinh hoạt vật chất, tư tưởng nói chung của dân mình ở VN và nước ngoài, em mới mơ hồ biết đến khái niệm "Cuối tháng lãnh lương 3 củ"

Cụ nào biết rõ hơn có thể mở mang giúp em thêm tầm hiểu biết? Đó là cách nói trừu tượng hay là sự thật đã được kiểm chứng? Công lao vất vả vậy mà lương được nhõn 3 củ/tháng thể liệu là thực hay hư ạ? Em có bán thân thì giá nó cũng phải cao cao chút chứ dăm ba củ thế chả bõ tiền tẩy da mặt.
 

maple_leaf

Xe điện
Biển số
OF-84274
Ngày cấp bằng
4/2/11
Số km
2,636
Động cơ
-393,301 Mã lực
Tai sao em khong go duoc Tieng Viet (VNI) nua ?
 

Trang Nguyen

Xe container
Biển số
OF-106833
Ngày cấp bằng
26/7/11
Số km
5,400
Động cơ
404,992 Mã lực
Em đánh dấu cho con cháu dùng :D
 

ACHN

Xe hơi
Biển số
OF-400471
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
151
Động cơ
231,956 Mã lực
Sống 1 mình tại San Jose miền Bắc Cali thì hơi tốn kém, đó là Thung lũng Silicon, phải là kỹ sư mới có thể sống tốt ở đó. EM tính thực tế cuộc sống của 2 bạn trẻ mới lập gia đình tại Nam Cali, Orange County cho các bác tham khảo. Các bác nào ở các vùng khác của bang Cali cho thêm số liệu thực tế dùm.

Chi tiêu của 2 vợ chồng trẻ tại Little Saigon , Nam California.

+ Phòng Master Bedroom : 800

+ Xe 2 chiếc : 700 ( cái này tính không đúng, vì xe chỉ trả trong vòng 5 năm là xong nợ, sau đó thì không tốn đồng nào nữa, nhưng thôi kệ cứ tính là sau 5 năm vất xe đi, mua xe mới)

+ Bảo hiểm 200 ( 2 chiếc , mua theo family nhiều xe)

+Tiền phone : 60 ( mua T Mobile)

+ Tiền ăn : khoãng 300 2 vợ chồng.

+ Tiền xăng : 200

Khoãng 2300 cho 2 vợ chồng.

Lương tại Orange County, nếu không có bằng cấp , chỉ đi làm công nhân thì khoãng 12 đồng/ giờ. Hai vợ chồng lao động cấp thấp nhất thu nhập khoãng 4000 đồng 1 tháng Trước thuế.

+ Lương kỹ sư mới ra trường 30 đồng 1 giờ. Tháng khoãng 5000 ( Công ty của em)
+ Lương Dược sĩ mới ra trường 50 đồng 1 giờ. Tháng khoãng 8000 ( làm ở CVS)
tiền ăn 2 vợ chồng sao có 300$/tháng cụ ơi?
 

Ronin2016

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-434243
Ngày cấp bằng
3/7/16
Số km
1,629
Động cơ
227,779 Mã lực
Đọc thớt này và các thớt bàn luận về đời sống sinh hoạt vật chất, tư tưởng nói chung của dân mình ở VN và nước ngoài, em mới mơ hồ biết đến khái niệm "Cuối tháng lãnh lương 3 củ"

Cụ nào biết rõ hơn có thể mở mang giúp em thêm tầm hiểu biết? Đó là cách nói trừu tượng hay là sự thật đã được kiểm chứng? Công lao vất vả vậy mà lương được nhõn 3 củ/tháng thể liệu là thực hay hư ạ? Em có bán thân thì giá nó cũng phải cao cao chút chứ dăm ba củ thế chả bõ tiền tẩy da mặt.
Lương cứng cụ ạ, lậu mới khiếp, giờ ai sống bằng lương :D
 

av78

Xe tải
Biển số
OF-205411
Ngày cấp bằng
8/8/13
Số km
294
Động cơ
321,948 Mã lực
Những cái chất lượng sống ở Việt Nam hơn ở Mỹ có khá nhiều:

- Sáng 6h30 đi ăn sáng đủ món, uống cafe đến 7h30, 8 h đến nơi làm việc. Nhẹ nhàng, thư thái. Ở Mỹ không bao giờ có được.

- Chiều và tối cùng gia đình, hoặc nhóm bạn bè, ăn tối, xem ca nhạc, xem phim. Ở Mỹ khó.

- Tình cảm gia đình, họ hàng, bạn bè, con cái, networking, ở Mỹ không bao giờ có được. Quý giá lắm. Dân Âu Mỹ thèm dân châu Á ở cái này.

- Khả năng xâm nhập vào giới elite của xã hội, có chuyên môn cao, được tôn trọng. Người Việt ở Mỹ nói chung rất ít khả năng này, đa phần chỉ lóp ngóp ở mức thấp và trung bình của xã hội Mỹ. Trong khi càng lâu dài, thì cảm giác được tôn trọng và hữu ích mới là nhân tố thỏa mãn nhu cầu, mang lại hạnh phúc, chứ không phải chỉ vài nhu câu ăn nghỉ.
Em thấy cụ nhận xét có vẻ phiến diện. Em tuần cũng đi dạo trong park hai ba lần cùng bạn bè. Hôm bữa mới happy hour xong ra đánh tennis ở park. Cuối tuần trước 3 chiếc minivan kéo nhau đi ngắm lá mùa thu. Em cũng vừa road trip xuyên nước Mỹ 2 tuần cùng mấy người bạn. Năm ngoái road trip 1 + 3 tuần, năm kia 1 tuần .... với mấy bạn.

Có lần 6 giờ sáng ông Mẽo hàng xóm gõ cửa, ổng bảo underground sprinkler của mày bị leak kìa, hay 9 giờ khuya ông khác qua bảo, mày đóng cửa xe không kín hay sao mà đèn còn cháy. Mày muốn cưa cái cây này, tao đem cưa qua giúp, bảo đảm 30 phút là xong. Lúc bị tuyết, ông hàng xóm bên trái, bên phải đem snow blower qua giúp, em định làm siêng xúc tuyết, không chơi máy, nhưng rốt cuộc thấy ngại quá nên mua luôn một cái. Em thấy trân trọng cái tình cảm mình có được là tốt nhất.

Còn cái cụ bảo là "elite", cũng không liên quan lắm đến chuyên môn cao, tôn trọng hoặc hữu ích. Hãng của em PhD cũng đầy, không ai có khái niệm elite như cụ, chắc tại mấy ổng còn làng nhàng quá. Bạn học với em, có mấy đứa ra PhD, làm professor ... elite của cụ siêu quá, ở VN phỏng có mấy người!? Nếu là thước đo về $, một cộng đồng mới lóp ngóp sang, hai bàn tay trắng làm sao so sánh được. Lúc mới sang em cũng vô nhà thờ xin đồ cũ về mặc, đồ hộp về ăn cho đỡ tốn.
 

boyboy1990

Xe điện
Biển số
OF-126857
Ngày cấp bằng
6/1/12
Số km
3,158
Động cơ
405,753 Mã lực
Một dạng đánh tráo khái niệm ngu dân điển hình, hãy xem một số tiêu chí cốt lõi sau:
+ độc tài loại 1: để tập trung quyền lực nhằm nâng cao dân trí, lộ trình phi chính trị hoá quân đội và toà án, tự do hoá phát triển kinh tế, thúc đẩy kinh tế tư nhân hướng tới dân chủ toàn diện. Loại độc tài này sẽ có chuyển giao quyền lực nhung.
+ độc tài loại 2: nhằm ăn chia trên xương máu nhân dân, tìm mọi cách ngu dân, chính trị hoá quân đội và toà án, quốc hữu hoá tài sản để dễ ăn chia, chèn ép kinh tế tư nhân và hướng đi x hố cả nút, loại này kết cục thường là tắm máu như Grafi...
- Thế mà cũng đi so sánh định hướng được. Dân giờ đâu ngu.
Ở đây chưa bàn đến độc tài loại nào, em cũng ko bảo là vì thế mà phải duy trì cái chế độ dở người hiện tại, chỉ nhắc rằng với điều kiện VN bây giờ mà giở trò dân chủ thì xác định là sẽ tắm máu như Libya, Syria... Nên em cứ xin các cụ vài năm nữa để té ạ:D
 

Taxi-VIC

Xe tải
Biển số
OF-160991
Ngày cấp bằng
16/10/12
Số km
344
Động cơ
351,320 Mã lực
Vậy có lý do gì bạn cho là không thể được?
Theo tôi $200 còn được đừng nói là $300
Vâng, nhà cháu một tháng tiền ăn chắc cũng chỉ tầm 300$. Có lẽ trong cái gọi là tiền ăn đó thì đắt nhất có lẽ là tiền bia dành cho cháu chiếm khoảng 1/6
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
4,544
Động cơ
432,604 Mã lực
Thớt nào có nội dung kể về cuộc sống của người Việt ở nước ngoài hay Mỹ cũng có một vài nick như được giao ban chém đúng quy trình giọng điệu giống nhau là mọi bằng được cái khổ cái cực của người di dân có xuất phát điểm kém để lèo lái châm chọc đánh vào sĩ diện hão của con người Việt nhằm làm nản chí những người muốn tham khảo tìm hiểu và có khả năng cũng muốn di cư . Nên nhớ rằng mỗi một đứa thiên di từ mái trường xh cn xứ lừa là một sản phẩm lỗi xuất khẩu ra năm châu , xuất phát từ số 0 tròn trĩnh vài năm sau họ trụ được trên đôi chân của mình cũng đáng ngả mũ cmnr hà cớ gì mà hiềm khích họ , nói ra cũng là móc cái thối có hệ thống ra mà thôi . Thế giới làm việc quay cuồng sắp lên được sao hỏa ở rồi mà vẫn lấy tô phở buổi sáng tiếp theo cafe đến trưa làm thước đo tiêu chuẩn sống , không giống ai . Ở xứ khác người ta bắt tay vào việc ngay từ buổi sáng cho nên người ta không đủ kiên trì để ngồi xỉa răng chờ cafe nhỏ đển rọt cuối cùng cho nên không có cầu sẽ không có cung, lười nhác lại còn cho đó là lối hưởng thụ . Dân lao động phổ thông nhập cư nó cũng có thể Mercedes Camry đi làm nếu nó muốn , nó với loại rượu ngon nhất trên kệ nếu nó thấy hứng , ờ thì dĩ nhiên không oai bằng giới cổ cồn trắng làm bát tiết canh cút rịu ngoài góc chợ xong mặt đỏ phừng kéo nhau vào họp tiếp. Ông chủ đỏ gặp nhau hỏi nhau đã xong quốc tịch chưa thay lời chào mà lính tráng tôm tép vào đây khích bác dân nhập cư là sao . Tự dưng đọc thớt này thấy công dân thiên đường toàn làm lương mấy nghàn đô giờ giấc làm việc tùy ý mà vẫn còn chê , ăn đồ tươi ngon giải trí cao cấp làm mình hối hận quá , ngày xưa học sách toàn khoe rừng vàng biển bạc mình không tin nên bỏ đi rồi bây giờ hối hận quá đã vậy bọn đi sau toàn dân có bằng cấp hoặc đứa giàu có đang làm ông chủ tự dưng bán sản nghiệp đi để mua lấy chân cu li ở xứ đang giãy chết .
cụ chửi khéo thật, vote cụ
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
4,544
Động cơ
432,604 Mã lực
Nhiều cụ ở đây phải nói là vĩ nhân tỉnh lẻ gọi bằng cụ, mình thì đã là cái gì cho nó cam mà lại cứ phải lo lắng so đo xem "sống ngon lành sự nghiệp etc ở VN sang Mĩ làm culi thì khổ", có đi được hay không mà cứ ngồi đấy đếm cua trong lỗ với lại "ngày xưa em đi học", "từng có cơ hội"... đầy thằng đi học đi làm ở nước ngoài bao năm vẫn chưa có visa định cư kia kìa, thằng đ,éo nào về VN chả leo lẻo cái mồm là mang kiến thức về xây dựng tổ quốc? Cái sự lo lắng của các cụ nó không khác gì một thằng học xong tiến sĩ đang làm việc ở nước ngoài sắp về VN cứ băn khoăn là giờ về phải tham nhũng thì mới kiếm ra đủ vài ngàn/tháng như ở Tây... đ,éo ai cho ông tham nhũng mà phải lo.

Diễn đàn này phải nói là một hình ảnh thu nhỏ nhưng rất chính xác của Việt nam, nó cũng giải thích tại sao chúng ta nghèo, và giải thích tại sao VN chưa thể và không nên có thể chế dân chủ ở thời điểm này.

Đi hay ở, nó phụ thuộc vào ý chí và khả năng chịu rủi ro của người ta chứ thực tế ko phụ thuộc lắm vào trình độ (trừ khi rất giỏi), ngày xưa đi bằng thuyền rủi ro cao đến mức nào, nhiều gia đình còn phải chia đôi theo kiểu Jimmy Nguyen là "đi với cha xa rời mẹ", mà vẫn có người dám chấp nhận. Và khi đã chấp nhận rủi ro cao thì nếu thành công việc người ta được đền bù xứng đáng ở chuyện đương nhiên. Mình đã từng nói là có những người mình biết có cuộc sống và tài sản, giáo dục của con cái thực tế ko kém gì ví dụ Ngô Bảo Châu, trong khi đầu óc thì đương nhiên là thấp hơn nhiều...
em like mạnh cụ ở điểm này. dân chủ ở thời điểm trình độ dân trí thấp kém thì rồi cũng nhồi da, nấu thịt. Tuy nhiên từ một xuất phát điểm kinh tế nông nghiệp bao đời mà dám ôm mộng bỏ qua tư bổn dãy chết rồi tiến thẳng lên .... thì quá hoang đường. thôi em dừng lại, cụ nào đi lên ... cho em bám càng
 

Mycar222

Xe điện
Biển số
OF-129065
Ngày cấp bằng
1/2/12
Số km
4,848
Động cơ
409,192 Mã lực
Nơi ở
Chỗ ấy, ở giữa ngã.....
Ối sao nhà rẻ thế nhỉ
Houston thuộc tiểu bang Texas dc cho là nơi có cộng đồng người Mỹ gốc Việt đông thứ 3 chỉ sau quận Cam và San Jose thuộc tiểu bang California
thời tiết ở đây khá giống thời tiết ở Miền Bắc VN (mùa hè ko quá nóng và mùa đông ko có quá lạnh, ko có tuyết)
giá BĐS và chi phí sinh hoạt ở đây rẻ hơn California rất nhiều
 

Taxi-VIC

Xe tải
Biển số
OF-160991
Ngày cấp bằng
16/10/12
Số km
344
Động cơ
351,320 Mã lực
Ai nói với bạn là tôi trôn thuế ? Ai nói với bạn là tôi ủng hộ việc trốn thuê?
Tôi đang nhìn nhận một sự thật trong cộng đồng là có người trốn thuế chứ không phải che đậy chi cả ? Phần tôi bạn đừng lo, thuế mỗi năm tiền nhà, lợi tức cá nhân đều đóng đủ và mỗi năm một tăng.
Bạn cãi lỳ, cãi lý những chuyện bạn chưa hề có kinh nghiệm, tôi cũng xin thua
Khi cháu vào những thớt như thế này, cháu không bao giờ quote hay trả lời những comment kiểu như vậy, phí thời gian vô ích. Cháu chỉ kể những kinh nghiệm hay thực tế bản thân, chia xẻ cuộc sống nơi khác cho những người muốn nghe hay muốn tìm hiểu. Người nghe sẽ tự chắt lọc lấy thông tin, đưa ra quyết định cho mình. Những comment kiểu như của phiendasau, cháu không bao giờ thèm quan tâm
 

Mode

Xe tải
Biển số
OF-675
Ngày cấp bằng
7/7/06
Số km
319
Động cơ
580,425 Mã lực
Vâng ở Anh cũng tương tự. Cũng là do khu nhà, khu nhà ở chỗ tốt thì phụ huynh thường cũng khá. Mà phụ huynh khá thì dạy con cũng tốt. Quanh đi quẩn lại cũng vậy.

Ở Anh mỗi khi tới kì tuyển sinh e thấy các phụ huynh rất mệt mỏi. Thí dụ con cụ năm đó vào l1, cụ phải đặt nguyện vọng vào những trường quanh nhà. Đương nhiên nv1 thường là trường có catchment area bao gồm nhà mình, nhưng lắm khi trường ở khu mình k tốt thì họ sẽ đặt một trường tốt khác vào nv1. Nhưng thường những trường tốt thì bị oversubcribed, nó sẽ ưu tiên nhận hsinh trong catchment area -> hsinh special needs -> hsinh có anh chị e đã học ở trường đó -> hsinh theo đạo nếu trường đó là Catholic... Các phụ huynh cũng ma lanh, có người chuyển về nhà bố mẹ ở để lúc điền địa chỉ thì điền địa chỉ nhà bố mẹ đại loại vậy, e nhớ có một vụ đã phải ra tòa vì đó là hành vi gian dối. Cũng có nhiều trường hợp nộp vào đúng trường nv1 trong catchment area nhưng trường vẫn không nhận, có thể là vì nó phải ưu tiên cho hsinh khác, thế là đứa bé phải đi học ở nv2, nếu là C2 thì nhiều khi trường nv2 cách xa nhà.

Nhưng có vẻ trường công bên này vẫn chưa so được với trường tư. E thấy nhà có tiền là người ta luôn cho con vào trường tư, tầm 15~20k bảng 1 năm nhưng an tâm. Bên Anh nó cũng có loại trường chỉ có nữ, trường chỉ có nam (thí dụ như Eton college). Bố mẹ nào không thích con mình yêu đương sớm thì bỏ tụi nó vào đấy cũng được.
Nói chung là mỗi giai đoạn trong cuộc đời thì nó lại có những cái nỗi lo khác nhau, và căn bản là ko bao giờ hết lo cả cụ ạ. Cũng như càng học nhiều đi nhiều thì càng thấy mình kém, càng biết nhiều thì càng lo nhiều. Nói đơn giản ví dụ như thực phẩm ở VN không phải đến bây giờ nó mới bẩn, hay trẻ con ở VN đến bây giờ nó mới đánh nhau... chẳng qua là giờ biết thì nó mới lo chứ còn từ 30 năm trước thì trẻ con nó cũng đánh nhau, kem mút nước đường có khi còn nguyên con sâu nó cũng bán đầy trước cổng trường.

Hệ thống giáo dục phổ thông của Úc thì nó cũng na ná như UK, nói chung là mình thì thấy nó cũng fair. Với mình thì công tư gì thì cuối cùng cũng là quy về tiền. Ví dụ nói "con tôi học trường công chả mất xu nào --> giáo dục của Tây rất rẻ" thì phải xem cái trường công đấy ở đâu, ở khu toàn nhà vài triệu thì căn bản là mình thực tế đã trả tiền cho cái giáo dục của con mình thông qua lãi suất trên cái nhà rồi. Ngược lại nói "bạn tôi toàn cho con học trường tư mấy chục ngàn/năm --> giáo dục của Tây đắt" thì lại cũng phải xem nhà ở đâu, trường công ở đấy ra sao. Ở khu nhà vài trăm thì đương nhiên (giả thiết thu nhập tương đương) là mortgage thấp nên có thể bỏ thêm vài chục ngàn ra đóng tiền trường private hàng năm... thế nên những cái kết luận kiểu này là ko chính xác vì nó bị tách ra khỏi context của nó. Với mình thì xã hội tư bản nguyên tắc là nó không bao giờ cho không ai cái gì hết, kể cả tiền cho người nghèo thì cũng là tiền bỏ ra để mua cái an sinh xã hội cho cả đất nước nói chung thôi.
 

GAT

Xe điện
Biển số
OF-14225
Ngày cấp bằng
24/3/08
Số km
2,990
Động cơ
542,389 Mã lực
Nơi ở
gatgroup.vn
Những cái chất lượng sống ở Việt Nam hơn ở Mỹ có khá nhiều:

- Sáng 6h30 đi ăn sáng đủ món, uống cafe đến 7h30, 8 h đến nơi làm việc. Nhẹ nhàng, thư thái. Ở Mỹ không bao giờ có được.

- Chiều và tối cùng gia đình, hoặc nhóm bạn bè, ăn tối, xem ca nhạc, xem phim. Ở Mỹ khó.

- Tình cảm gia đình, họ hàng, bạn bè, con cái, networking, ở Mỹ không bao giờ có được. Quý giá lắm. Dân Âu Mỹ thèm dân châu Á ở cái này.

- Khả năng xâm nhập vào giới elite của xã hội, có chuyên môn cao, được tôn trọng. Người Việt ở Mỹ nói chung rất ít khả năng này, đa phần chỉ lóp ngóp ở mức thấp và trung bình của xã hội Mỹ. Trong khi càng lâu dài, thì cảm giác được tôn trọng và hữu ích mới là nhân tố thỏa mãn nhu cầu, mang lại hạnh phúc, chứ không phải chỉ vài nhu câu ăn nghỉ.

Thế nên, cụ nào xuất cảnh đi Mỹ được thì tốt, cụ nào không xuất cảnh được, hoặc không muốn xuất cảnh, cũng hoàn toàn có thể yên tâm và tự tin là mình ở Việt Nam cũng có thể hạnh phúc và sung sướng nếu mình cố gắng. Chẳng việc gì phải tự hạ thấp mình khi mình đang ở Việt Nam cả.
So sánh Việt Nam với Mỹ quả thật là khập khiễng, đến người Châu Âu còn muốn sống ở Mỹ. Tuy nhiên phân tích như bác em thấy chuẩn và phù hợp với người ở Việt Nam có mức thu nhập trung bình khá đổ lên. Em ủng hộ các cụ đi Mẽo được thì đi thôi vì xã hội họ hơn mình nhiều điểm. Tuy nhiên Việt Nam không đến nỗi quá khó sống như 1 số cụ bất mãn. Ở đâu chả vậy, trình độ kém và lười lao động thì sống chả nghèo-hèn.
 

GAT

Xe điện
Biển số
OF-14225
Ngày cấp bằng
24/3/08
Số km
2,990
Động cơ
542,389 Mã lực
Nơi ở
gatgroup.vn
Nhiều bác ở bển lâu có vẻ nhìn tiêu cực về việc ở Việt Nam ăn sáng cfe với nhậu nhiều, em có vài ý thế này:
- Ở Việt Nam ăn sáng cfe là hết sức bình thường, ko phải là nhàn rỗi chém gió gì vì:
+ở Việt Nam rất ít nhà tự nấu ăn sáng.
+ từ nhà đến chỗ làm thường mât khoảng 15-30 phút nên 7h ăn sáng xong, ngồi cfe chút rồi đến chỗ làm vào lúc 8h là hết sức bình thường.
- Việc quán xá nhiều:
+ Thực ra ko hẳn vậy, ở Việt Nam, nhất là trong Sài Gòn nhiều gia đình cũng ít nấu bữa tối, ăn ngoài luôn cho tiện.
+ Đặc thù nước đang phát triển và ng á đông nên nhiều khi công việc với đối tác là thường ngồi quán (em cũng chả thích cái này )
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top