- Biển số
- OF-507696
- Ngày cấp bằng
- 2/5/17
- Số km
- 1,632
- Động cơ
- 196,091 Mã lực
- Tuổi
- 35
Các cụ thấy thằng cu xẻ sườn cừu này giống clip trên mạng về em no.17 ko.
He he
He he
Tất nhiên chả có gì hoàn hảo. Nhưng thực tế toàn lao động với tránh An thích đi Tây. Còn có tri thức và điều kiện như e thì never.Không có gì hoàn hảo nếu xét ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng nhiều cái có tiền ở VN cũng không mua được. Tư duy của cụ như vậy tôi dự đoán cụ mới ở mức chạy ăn hàng ngày
Sao ko tự hào. Nước khác nó bắt như bắt chó đuổi về ấy chứ. Giống như mình bắt 20 khách Hàn phải cách ly hoặc lượn.Chữa cho nó để dịch khỏi bùng phát thôi, cũng là chữa cho mình đó.
Mỗi quốc gia đều có cách thức phòng chống dịch khác nhạu. Nên các cụ cũng đừng quá tự hào. Mọi khó khăn còn ở phía trước
chiết khấu có đến 10% không cụ360k đô. Báo đã đưa
Bảng giá chi phí vận hành máy bay VIP
Hourly operating costs of 45 jets compared
In an exclusive report, AOPA talks to aircraft purchase advisor Conklin and de Decker to compare variable hourly operating costs for 45 business jets that likely will be at the National Business Aviation Association convention.www.aopa.org
Loại BBJ-1 737 của Boeing vỏ ngoài giống 737 MAX nhưng bên trong thay vì 200 ghế thì chỉ phục vụ 19 khách và nội thất rất sang trọng để phục vụ khách có tiền. Nó thực sự là khách sạn 5 sao bay
Còn Dassault Falcon 8X em số 32 vừa bay từ London về cũng là máy bay cho kẻ có tiền, nhưng thân hẹp hơn, nhỏ hơn 737 MAX và chỉ chở có 12 người. Không thể so sánh với Khách sạn 5 sao bay BBJ-1 Boeng 737 nói trên
Đây là hình ảnh Dassault Falcon 8X
Giá một giờ bay của BBJ-1 Boeing nằm từ $7,300 đến $7,674.95 MỘT GIỜ BAY (Airbus ACJ321 cũng giá tương tự $7,900 MỘT GIỜ BAY)
Falcon 8X là máy bay hạng nhỏ nên giá chỉ bằng 50% hai loại trên, giá $3,803.75 MỘT GIỜ BAY
Với những máy bay khác nhỏ hơn thì chỉ tầm $2,500/ giờ
Nhưng đó là khi chở toàn tải 12 người. Còn đây chỉ có 3 người (một bệnh nhân + 2 phục vụ) và chiều về coi như rỗng thì chi phí có thể giảm bớt
Cả chuyến bay dài 11,5 giờ, cứ cho là hai chiều thì tối đa là $3,800 x23 giờ = $86.000 không rõ sân bãi ai trả, theo em vì đỗ ngắn cũng chỉ đôi ngàn. Cho là những chi phí phát sinh tảy rửa thì cực đại cũng chỉ $100.000 là tối đa
chiết khấu có đến 10% không cụ360k đô. Báo đã đưa
Cháu không biết 2 cụ lấy nguồn thuê từ đâu, qua 2 nguồn giá đã chênh nhau gấp nhiều lần thì chắc là không thể chính xác được.Cụ tính giá theo suy đoán này thì chết, cụ thuê taxi thì vios hay morning nó cũng ko chênh đến nửa như cụ suy đoán đâu ạ. Giá thuê con falcon 8x trung bình 9500$/giờ cụ nhé
Bác suy diễn giỏi kinh.
Vâng, qua đây mới thấy rõ từ việc đưa người từ Vũ Hán, đón chào đồng bào từ Hàn Quốc, rồi tiếp nhận bệnh nhân từ Châu Âu thì đất nước ta luôn luôn chào đón "những đứa con trở về".Qua cơn hoạn nạn mới thấy được lòng nhau.
Giá niêm yết thường là giá đỉnh!Vấn đề là đặt sao cụ ơi, đặt mai bay nó khác, tháng sau bay giá nó khác. Hàng đống chi phí không tên khác. Có ofer nào bay rồi mới biết dc thôi
Gọi về làm gì bác.Các cụ mợ thử đặt quan điểm người làm cha làm mẹ xem? Con cụ mợ ốm ở trời Tây, không người thân thích ruột thịt, dù nặng hay nhẹ các cụ mợ có mong muốn đưa con về không?
Em tin bậc làm cha làm mẹ sẽ bằng mọi giá phải đưa con về, trừ khi nhà quá nghèo!
Chủ thớt và nhiều cụ rảnh vãi Card cụ ợ, liếu mịa nó có tiền thì nó tiêu, chả ảnh hưởng tới ai, thích khai 1 tr USD cũng chả saoBay con đấy giá tầm trên dưới 100k thôi, mịa nống lên 380k để dân tình vào chém gió
Chả nó thì ai nữa cụCác cụ thấy thằng cu xẻ sườn cừu này giống clip trên mạng về em no.17 ko.
He he
Giờ bay thông thường đã thế, trường hợp này còn cả phòng cách ly riêng, diệt trùng khử độc, các biện pháp phụ trợ nữa thì tiền tăng lên là đúng rồiGiờ bay 2 chiều là 24h, giá thuê con falcon 8x khoảng 9500$/h. Cụ nhân lên là là khoảng 230k, còn các chi phí khác nữa thì sẽ cao hơn.
P/S con này tốc độ không cao, nên em nghĩ giờ bay phải tính cỡ 35 tiếng hoặc hơn. Tính ra cũng cỡ 350k, cộng chi phí nữa khoảng 360k. Báo họ ko chém đâu
Em nói thật với cụ nhỏ một điều... ngay cả indo, thái, sing, malai.... cam nó chỉ thống kê bọn nặng vào viện. Chứ bọn bị thật nhưng không có biểu hiện hoặc biểu hiện nhỏ...dự cao gấp cả 10 lần... và số đó không bao giờ có trong líst WHO. Em hỏi cụ nước cụ giàu từng nào để bế quan toả cảng gồng mình ( 1 tháng.. 2 tháng.. 1 năm.. 2 năm) ngay cả thằng indo xin lỗi thằng này nhiễm vài trăm là ít..không có lý do nào nó bị ít... nó phải nhiều hơn thái lan... chỉ tại khí hậu nóng nó có ít biểu hiện hoặc rất ít . Vừa rồi có vài chú đi indo về bị dính .. vậy indo có phải ổ dịch không.??????
Chúng ta dồn quá nhiều tài lực cho covit19 liệu có gánh lệch không.. trong khi hè đến rồi .. dịch sốt huyết.. dịch viêm não nhật bản.. tiêu chảy.. như thường kỳ. Lúc đấy còn bao nguồn lực phải bung ra
Nước họ xứ lạnh còn không sợ.. nước ta xứ nhiệt đới thì tai sao phải sợ....
Thời gian minh chứng lời em nói ... các nước khác nó buông thì mình căng minh được bao lâu.
Em khăng định bọn tây lông không bắt trước Vũ Hán đâu.. tin em đi bọn này không ngu, chúng nó đã từng trải qua những đại dịch thế giới như dịch hạch, cúm, thương hàn... nó thừa khôn để cân đối nguồn lực cái nào nên và không nên. Sau vụ cái em bên Anh bị đuổi không cho vào viện em mới hiểu ngược lại... nếu bên châu âu y tế tốt sao không ở lại chữa ... mà lại về việt nam = máy bay ====> kết luận việt nam chăm sóc tốt hơn nhiều Anh, pháp, ý ..( ta sai rồi )
Vậy là cái mệnh đề hệ thống ý tế G7 tốt không lo con covit19 nên trẻ em đi học ... đã bị vứt đi rồi... vì.. nó không thèm chữa cái bọn nhiễm cô vít nhưng mới chỉ ho hay rát cổ.
Em copy từ facebook của cụ Vũ Hồng Nguyên. Đây là ý kiến của người có chuyên môn về việc này. Cụ đọc thử xem!
>>> Miễn dịch cộng đồng – Herd Immunity <<<
Giữa tình hình dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát khắp nơi mà hổm rày mình thấy nhiều bạn share thông tin không biết ở đâu đó mà đồn là “Theo tư duy chống dịch của phương Tây thì hiện nay họ đang chủ động cho dịch bệnh lan tràn để tạo miễn dịch cộng đồng”! Đây là một tư duy rất SAI trong việc ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 lúc này nhe các bạn!
Trước hết các bạn cần hiểu rõ miễn dịch cộng đồng là gì và nó được tạo ra như thế nào. Mình tìm được một hình minh họa rất hay từ Sở Y tế và dịch vụ Dân sinh của Mỹ (U.S. Department of Health and Human Services) miêu tả mô hình của miễn dịch cộng đồng, trong từ tiếng Anh là “Herd Immunity”. Khi một dịch bệnh nào đó xảy ra, chúng ta có thể hình dung có 3 nhóm người trong cộng đồng:
o Người khỏe mạnh, chưa nhiễm bệnh (màu xanh dương).
o Người khỏe mạnh và có khả năng kháng bệnh. Khả năng kháng bệnh của người này có được là do chích ngừa vaccine hoặc do sau khi nhiễm bệnh tạo được kháng thể kháng với bệnh (màu vàng).
o Người bị bệnh và có khả năng truyền bệnh (màu đỏ).
Dựa vào tỉ lệ những nhóm người này trong cộng đồng, chúng ta có thể có 3 trường hợp sau:
Nếu trong cộng đồng chỉ có người chưa nhiễm bệnh và người bệnh thì sau một thời gian bệnh này sẽ lây lan cho cả cộng đồng. Trường hợp này rất giống với trường hợp bệnh Covid-19 mới xảy ra hồi đầu tháng 1, vì là một virus mới nên chưa có người nào kháng với virus này và chưa có vaccine phòng ngừa.
Khi trong cộng đồng có vài người bệnh và vài người có khả năng kháng bệnh thôi thì cũng không có khả năng ngăn cản sự lây lan của bệnh này trong cộng đồng, chỉ 1 thời gian thôi là hầu hết những người không có khả năng kháng với bệnh này đều bị lây. Trường hợp này giống với tình trạng dịch bệnh Covid-19 hiện nay, có một số ít người đã được hồi phục và có hệ miễn dịch chống lại bệnh này nhưng vẫn là rất ít trong tổng số lượng người trong cộng đồng nên vẫn chưa tạo được hiện tượng miễn dịch cộng đồng.
Khi số lượng người có khả năng kháng với bệnh này chiếm số lượng khá nhiều trong cộng đồng. Số người này có khả năng “cô lập” những người đang bị nhiễm bệnh trong cộng đồng và “bảo vệ” số ít những người có khả năng bị nhiễm. Một ví dụ cho hiện tượng này đó là bệnh sởi, một bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng, tuy nhiên khi chúng ta có vaccine hữu hiệu để ngừa bệnh sởi và tỉ lệ chích ngừa sởi trong cộng đồng đạt 95% thì hiện tượng “miễn dịch cộng đồng” xuất hiện.
Tóm lại, hiểu một cách đơn giản “miễn dịch cộng đồng” là hiện tượng người “không có khả năng kháng bệnh” (người có thể bị nhiễm bệnh) được bảo vệ bởi những người có khả năng kháng bệnh trong cộng đồng (những người này được xem như những lá chắn). Điều này khá quan trọng trong một cộng đồng, vì dù rằng chúng ta có một vaccine hữu hiệu cỡ nào để phòng ngừa một bệnh nào đó thì trong cộng đồng chúng ta luôn có một số nhỏ những người không chích ngừa được đó là những người có bệnh liên quan đến suy giảm miễn dịch, những người nhạy cảm với thành phần trong vaccine hoặc những trẻ nhỏ chưa đủ tuổi để chích vaccine, v.v… Tuy nhiên, để có được “miễn dịch cộng đồng” thì chúng ta cần phải có một số lượng lá chắn nhất định trong cộng đồng, tác nhân gây bệnh càng dễ lây lan thì càng cần nhiều hơn số lượng lá chắn. Với tỉ lệ nhiễm của virus corona nCoV hiện nay được ước tính là khoảng 2.28 thì cần khoảng 60-80% người trong cộng đồng có khả năng kháng virus này, hay nói cách khác là cần 60-80% người trong cộng đồng nhiễm virus này. Với tình hình chưa có thuốc đặc trị cũng như chưa có vaccine để ngừa virus nCoV, thì việc “chủ động cho dịch bệnh lan tràn để tạo miễn dịch cộng đồng” là một ý tưởng ĐIÊN RỒ vì với tỉ lệ tử vong chung của Covid-19 là 2-3%, ở người lớn tuổi và người có sẵn bệnh mãn tính là hơn 10% thì để đạt được số lượng người nhiễm này, sẽ có rất nhiều người chết, nhất là ở những nước có tỉ lệ người già cao và hệ thống Y tế thiếu thốn. Với tỉ lệ người già trên 65 tuổi ở Việt Nam là hơn 7 triệu người trong tổng số dân hơn 95 triệu người thì nếu đạt được ngưỡng này một cách tự nhiên, số lượng người chết xảy ra sẽ khoảng vài trăm ngàn đến trên dưới 1 triệu người là con số có thể đoán được…
Vì những lý do trên mà WHO đã quyết định công bố Covid-19 trở thành đại dịch (Pandemic) trong hôm nay, có nghĩa là khẳng định Covid-19 đang trở nên nguy hiểm trên toàn thế giới và tất cả mọi người phải lưu tâm đến việc ngăn chặn sự lây lan của nó. Cách đây vài giờ tổng thống Trump đã bổ sung thêm lệnh cấm nhập cảnh cho công dân các nước châu Âu (trừ UK), từ tuần này nhiều trường học trên nước Mỹ đã chuyển sang học online để hạn chế sinh viên tới trường, một số trường ở khu vực có sự lây nhiễm cao như ở Washington đã đóng cửa tạm thời, người dân được khuyên tích trữ nhu yếu phẩm đủ trong 2 tuần, v.v…
Một điều khác mình cũng muốn nhắc ở đây đó là để đánh giá thấp dịch bệnh do virus corona nCoV gây ra, có một số bạn thường hay đem số liệu người chết do cúm mùa (Flu) gây ra với vài chục ngàn người chết mỗi năm để so sánh với con số hơn 4000 người chết cho đến nay do Covid-19. Đây là một so sánh thiển cận vì các bạn nên nhớ rằng tỉ lệ tử vong do cúm mùa chỉ có 0.1% và hiện nay đã có vaccine để ngừa cúm mùa. Với tình hình lây lan mạnh của virus nCoV thì nếu chúng ta không chủ động cách ly người bệnh mà để cho nó tự do lan tràn thì con số người chết do Covid-19 sẽ cao hơn con số của Flu rất nhiều. Các bạn còn nhớ, với những báo cáo ban đầu không trung thực của Trung Quốc đã làm chúng ta coi thường nCoV khi so sánh với SARS của năm 2003, để rồi đến lúc nó bùng phát thì nCoV dễ dàng vượt qua SARS cả về số lượng người nhiễm, người chết và các quốc gia ảnh hưởng!
Hy vọng, bài viết có thể giúp các bạn hiểu rõ cái TAI HẠI của các tin đồn nhảm như trên và hãy luôn trên tinh thần phòng ngừa dịch bệnh một cách có “trách nhiệm” nhất cho mình và cho cộng đồng.
Bảo trọng nhe bà con,
Em đồng ý cách nói của cụ. Nếu em có tiền thì khi con em bị bệnh hoặc gặp việc gì đó không may ở nước ngoài , dù tốn bao nhiêu tiền đi nữa, em mà có điều kiện thì em cũng sẽ làm như bố mẹ của bệnh nhân #32 nầy .Các cụ mợ thử đặt quan điểm người làm cha làm mẹ xem? Con cụ mợ ốm ở trời Tây, không người thân thích ruột thịt, dù nặng hay nhẹ các cụ mợ có mong muốn đưa con về không?
Em tin bậc làm cha làm mẹ sẽ bằng mọi giá phải đưa con về, trừ khi nhà quá nghèo!
Có 1 câu chuyện buồn, 1 gia đình em quen, con gái học Thuỵ Sĩ, con ốm sợ bố mẹ lo lắng, không đi khám, không báo về, cuối cùng là bị thận, và không may cháu ra đi. Dù hơn 18 tuổi nhưng thanh niên vẫn là thanh niên cụ à, tới lúc con ra đi rồi thì bao nhiêu tài sản cũng vậy thôi, không thể khoả lấp nỗi đau đó được.Em đồng ý cách nói của cụ. Nếu em có tiền thì khi con em bị bệnh hoặc gặp việc gì đó không may ở nước ngoài , dù tốn bao nhiêu tiền đi nữa, em mà có điều kiện thì em cũng sẽ làm như bố mẹ của bệnh nhân #32 nầy .
Thế hệ trẻ bây giờ, trên 18 tuổi là thích làm theo ý mình cụ ơi . Chúng nó muốn chứng mình đã lớn và có thể tự quyết định mọi việc mọi việc . Chúng nó chưa biết nổi đau mất con to lớn như thế nào đâu . Cô bé đó chắc phần số đến rồi, nên mới xảy ra như thế . Bệnh thận không phải xảy ra một sớm một chiều làm người ta chết . Có lẻ cô bé đó bệnh thận lâu rồi mà không biết . Khi xảy ra, bên cạnh chắc không có ai nên mới không cứu cấp được kịp thời .Có 1 câu chuyện buồn, 1 gia đình em quen, con gái học Thuỵ Sĩ, con ốm sợ bố mẹ lo lắng, không đi khám, không báo về, cuối cùng là bị thận, và không may cháu ra đi. Dù hơn 18 tuổi nhưng thanh niên vẫn là thanh niên cụ à, tới lúc con ra đi rồi thì bao nhiêu tài sản cũng vậy thôi, không thể khoả lấp nỗi đau đó được.
Nhà cháu không hiểu tại sao nhà em này giàu thế mà lại không thể trả tiền để làm xét nghiệm mà lại chịu về nhà nằm nhỉ?Vâng, qua đây mới thấy rõ từ việc đưa người từ Vũ Hán, đón chào đồng bào từ Hàn Quốc, rồi tiếp nhận bệnh nhân từ Châu Âu thì đất nước ta luôn luôn chào đón "những đứa con trở về".