- Biển số
- OF-94409
- Ngày cấp bằng
- 8/5/11
- Số km
- 3,657
- Động cơ
- 433,358 Mã lực
Trong trường hợp các mảnh vụn của vệ tinh NASA rơi xuống Việt Nam, người dân nhặt được cũng không được phép mua bán hoặc giữ làm của riêng. Theo luật quốc tế, vệ tinh của nước nào sẽ thuộc về nước đấy. Nếu vệ tinh của Mỹ rơi ở Australia cũng vẫn là vệ tinh của Mỹ.Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo một vệ tinh nặng gần 6 tấn có kích thước tương đương chiếc xe buýt sẽ rơi xuống trái đất tối nay và nhiều nơi có thể hứng các mảnh vỡ của nó, bao gồm Việt Nam.
Đọc tin này tự nhiên em mơ ước giá mà 1 mảnh vệ tinh nho nhỏ rơi vào sân nhà em, như vậy sẽ thuộc quyền sở hữu của em. Lúc đó em sẽ tổ chức 1 cuộc đấu giá. Theo em ước tính thì ít nhất sẽ có các quốc gia sau tham gia: Mỹ, Trung Quốc, Nga ... có khi lại có cả các bạn Bắc Triều, Iran nữa ý chứ. Và hy vọng đổi đời của em biết đâu sẽ trở thành hiện thực
>> Việt Nam nằm trong vùng rơi của vệ tinh UARS
>> Vệ tinh 6,5 tấn sắp rơi xuống trái đất
Ông Nguyễn Đức Phường, Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam cho biết thông tin trên và trấn an người dân Việt Nam không nên quá hoang mang.
Theo ông Phường, thông thường hầu hết các vệ tinh đều rơi xuống đại dương, rất ít có vệ tinh rơi xuống vùng lục địa. Theo tính toán thì vệ tinh này có thể rơi xuống khu vực dân cư, nhưng tỷ lệ rơi vào Việt Nam hầu như không có. Hơn thế, ngay cả khi rơi xuống đất thì chắc chắn các mảnh vụn này cũng không gây ra nguy hại gì.
"Vệ tinh UARS sẽ nổ tung và bốc cháy trước khi nó tiếp đất. Chỉ có rất ít vài mảnh rất nhỏ chưa cháy hết mới rơi xuống. Tuy nhiên, các mảnh này quá nhỏ nên không gây ra nguy hiểm gì nhiều cho con người" - ông Phường nhấn mạnh.
Vệ tinh UARS sắp rơi xuống Trái đất
Trong khi đó, các chuyên gia NASA cũng thông báo, rủi ro từ vệ tinh này đối với Trái đất là 1/3200. Những thông tin chính xác nhất sẽ được đưa ra trong vòng 12 giờ cuối cùng trước khi vệ tinh tiếp đất.
Vệ tinh UARS được triển khai vào năm 1991 từ tàu con thoi Discovery trong chuyến đi nghiên cứu cấu trúc bầu khí quyển của Trái đất, đặc biệt là lớp ozone bảo vệ.
Nhân việc này, ông Phường cũng cảnh báo về vấn đề "rác vũ trụ". Hiện, số lượng vệ tinh được phóng lên quỹ đạo là khá lớn. Tùy vào mục đích sử dụng, các vệ tinh có tuổi thọ khác nhau (có vệ tinh 6-7 năm, có vệ tinh kéo dài đến vài chục năm). Thông thường không phải vệ tinh nào hết tuổi thọ cũng lao xuống Trái Đất.
"Thực tế, chỉ có những vệ tinh mà người ta cố tình cho rơi, hoặc một số ít vệ tinh bị mất liên lạc và tự động rơi. Số đông còn lại, sau khi hết vẫn bay trong vũ trụ" - ông Phường nói.
Các chuyên gia cho rằng, các vệ tinh này được gọi là rác vụ trụ này cần phải được dọn sạch vì khi chúng bay trên vũ trụ, một phần chúng sẽ chiếm dụng không gian, một phần chúng có thể va chạm với các trạm quỹ đạo hoặc va chạm vào các nhà du hành vũ trụ. Một số các cuộc họp đã được nhóm họp để bàn cách làm sao thu dọn rác vũ trụ ngày càng nhiều này.
Theo Bee.net.vn