- Biển số
- OF-734251
- Ngày cấp bằng
- 29/6/20
- Số km
- 120
- Động cơ
- 68,551 Mã lực
Cụ chuyền bóng khó thế thì làm sao cụ thớt đỡ đượcEm thấy cụ cũng thân với bác giúp việc, hay cụ đặt vấn đề nhờ bác ý giúp đi. Quà cáp cảm ơn có lòng tý ạ
Cụ chuyền bóng khó thế thì làm sao cụ thớt đỡ đượcEm thấy cụ cũng thân với bác giúp việc, hay cụ đặt vấn đề nhờ bác ý giúp đi. Quà cáp cảm ơn có lòng tý ạ
Các việc khác em không biết nhưng việc nuoii dạy con cái, cụ phải quán triệt tư tưởng ngay từ đầu: Bà nuôi con bà, Con của con thì con nuôi.Kính thưa CCCM.
Cực chẳng đã em mới vạch áo cho người xem lưng thế này, vì vấn đề chẳng hay ho gì. Nhưng quả thực căng thẳng quá, và em sợ cách em định xử lý không khéo sẽ thành giọt nước tràn ly. Em mong CCCM - là người đứng ngoài sáng suốt hơn và cho em xin lời khuyên ạ.
Em xin chân thành cảm ơn!
------------------------------------------------
Đôi chút về gia đình em:
Đợt con nhỏ, nhà em thuê 1 bác là hàng xóm thân thiết của nhà bố mẹ vợ (ở Yên Bái) lên giúp việc trông con giùm (vì bà nội già, sức yếu rồi).
- Hai vợ chồng em tuổi 85-89. Lấy nhau muộn nên giờ mới có 1 bé trai 2 tuổi hiện đã đi nhà trẻ.
- Em làm bên xây dựng, vợ em làm đầu bếp của khách sạn 4 sao, thu nhập vợ em cao hơn em. Nhà cửa, kinh tế gia đình ổn định. Hai vợ chồng em rất yêu thương và tôn trọng nhau.
- Gia đình em sống chung với mẹ em (gần 80t). Em là con một. Mẹ em xuất thân gia đình khó khăn, lớn lên thời chiến tranh loạn lạc. Mẹ em chẳng bao giờ dám ăn tiêu gì, lúc nào cũng ki cóp, vun vén, dành dụm từng đồng để lo cho em được như bây giờ.
- Mẹ em năm nay già rồi, rất nhạy cảm và hay dỗi như trẻ con. Mẹ em có nhiều quan điểm không hợp với chúng em (chi tiết bên dưới), nhưng trước giờ em hay khuyên vợ bà nội già rồi, nếu nói đúng thì nghe, nói lẩm cẩm thì kệ bỏ qua, cố gắng không để "nước sông" chạm "nước giếng".
Bác ấy rất "thiện chiến" - chăm cháu giỏi, nấu ăn rất ngon, thời gian ở cùng không chê được điểm gì. Thậm chí nhóc nhà em còn quấn bác giúp việc hơn cả quấn bố mẹ, - và dĩ nhiên: Nó quý và nghe lời bác giúp việc hơn hẳn bà nội. Vợ chồng em rất tin tưởng bác ấy. Vấn đề phát sinh từ đây, có lẽ vì thấy bác giúp việc được lòng cả con, cả cháu, nên mẹ thấy kiểu bị ra rìa (?), rồi thấy "ghen tị" chăng (?) Và mẹ em dần hay "bắt lỗi" bác ấy .Ví dụ:
Bà nội gần 80, có nhiều quan điểm thời xưa rất thịnh hành, nhưng giờ đã được chứng minh là không đúng, bọn em thì dẫn chứng nhiều báo/ clip ... nhưng bà nội không nghe. Lâu dần cũng thành mâu thuẫn:
- Bác giúp việc ngồi nhặt rau, nhóc ra nhao vào phá, bác ấy liền đưa cho 1 cọng rau để nó ngồi yên chơi. Bà nội liền ra nói "Sao bà để cháu chơi mất vệ sinh như vậy"?
- Chưa kể một số việc bà nội rõ ràng sai, ví dụ: Con em đợt <1t ăn cháo, bà nội đòi cho thêm súp (gia vị) vào cháo để "ăn cho đậm đà". Trong khi điều này là tối kỵ với trẻ <1t. Bác giúp việc khuyên không được liền kể lại với 2 vc em. 2 vc em về bảo mãi bà mới nghe, nhưng từ đó rất ghét bác giúp việc.
Cách đây 2 tháng, bác giúp việc nghỉ. Và em tự dưng thấy vợ em ít nói chuyện với em dần. Em gặng mãi, thì vợ em kể:
- Cháu bị ốm sốt bà không cho tắm, không cho bật quạt, bảo phải kiêng nước kiêng gió (!)
- Cháu ho bà không cho ăn tôm vs thịt gà (!)
- Khi có người bị bỏng thì khuyên lấy nước mắm ra bôi vào vết bỏng (!)
- Bà nội mắt kèm nhèm, dùng nước chanh loãng để rửa mắt (!), bọn em nói không nghe, xong mắt bà bị nhiễm trùng chữa mãi mới khỏi.
- => Nhiều quan điểm khác biệt như trên - nhất là trong việc chăm con khiến quan hệ giữa bà nội và 2 vợ chồng em dần căng thẳng.
- Đặc biệt mẹ em nấu ăn rất tệ (Mẹ em từng giải thích ngày xưa nhà nghèo, lớn lên thì tằn tiện, ăn gì cũng kho thật mặn để ăn dè, nên không biết cách nấu cho ngon được ). Ngặt nỗi mẹ em rất thích nấu ăn, và rất thích "chỉ bảo" vợ em phải nấu thế này thế kia. Trong khi vợ em là đầu bếp xịn Vợ em có lần nói: "Con là đầu bếp mà, món này không phải nêm nếm ntn đâu, phải nấu như thế kia mới đúng...". Mẹ em liền bảo: "À, hóa ra con cái cậy mình có tí kiến thức giờ không thèm nghe mẹ nữa à?? "... Từ đấy mẹ chồng nàng dâu ít nói chuyện hẳn với nhau.
Sau em có gặng hỏi lại mẹ em, thì mẹ em nói: "Mẹ không nói thế bao giờ", xong quay sang giận dỗi, nói em bênh vợ/ bênh mẹ vợ mà không tin mẹ, thậm chí đòi "đi chết" các kiểu.
- Khi về quê, BÁC GIÚP VIỆC KỂ với mẹ vợ em là: "Bà nội có nói xấu ông bà thông gia. Đại loại nói bố vợ (là viên chức nhỏ), kiểu gì chả có lúc tiêu cực nọ kia..."
- Mẹ vợ em rất shock, xong khóc kể với vợ em. Thấy mẹ vợ khóc, vợ em vừa thương mẹ cô ấy, vừa giận mẹ em, kết hợp với các mâu thuẫn mấy năm nay - nhưng giấu trong lòng mãi, thêm vụ này như giọt nước tràn ly.
- Thấy vợ buồn em cũng buồn lắm, nhưng có phần không tin: "Anh không nghĩ bà nội nói thế. Mà việc này không ai nghe trực tiếp, tất cả đều là bác giúp việc nói. Hay là vì mâu thuẫn với bà nội mà bác ấy đặt điều chia rẽ nói xấu?"
- Vợ em liền khóc hu hu, kiểu "A hóa ra anh bênh mẹ. Chắc trong lòng anh cũng nghĩ giống mẹ anh đúng không?" , xong giận lây sang em. Em cố gắng làm lành, nhưng vợ em vẫn "chiến tranh lạnh" với em mấy ngày nay.
Em dự kiến 2 phương án:
Điều em sợ là:
- Option 1: Cuối tuần lên Yên Bái, mời cả bác giúp việc sang nhà bố mẹ vợ họp, video call cho bà nội để hỏi cho 3 mặt 1 lời cho rõ. Nếu đúng, thì em sẽ thay mặt mẹ em xin tạ lỗi ngay tại chỗ. Nếu sai thì yêu cầu bác giúp việc cải chính, để 2 nhà em yên ấm trở lại.
- Option 2: Vẫn về quê vợ, nhưng gặp riêng bố mẹ vợ nói là mẹ con già rồi, hay nói lẩm cẩm, nếu trót có gì sai thì con xin thay mặt mẹ con xin lỗi, mong bố mẹ tha lỗi và bỏ qua giùm con. Sau đó em sẽ yên lặng để vợ xả stress rồi đợi mọi việc lắng xuống.
Ôi cuộc đời sao thật gian nan ......
- Vấn đề mình đang cố làm rõ nó rất nhạy cảm, giờ mình làm to chuyện, xong dẫu làm rõ được ai đúng/ ai sai thì khéo sau cũng chả nhìn được mặt nhau. Mà khả năng cao 1 bà sẽ bảo không, 1 bà sẽ bảo có, rồi cãi nhau bung bét hết cả.
- Thực ra không có việc này, thì trước giờ mẹ em và vợ em cũng mâu thuẫn nhiều rồi (xung quanh quan điểm nuôi dạy con, nấu ăn ...). Giờ nếu em làm to chuyện, khéo sẽ phát sinh những yếu tố không ngờ tới (VD mẹ em xấu hổ quá, xong làm điều dại dột) thì gia đình cũng sẽ đến bờ vực thẳm
- Hay là em chọn Option 2?
Em thích cách xử lý của cụTheo em là cụ nên option 2. Không nên kéo mẹ cụ vào tranh luận nữa, cứ coi như là mẹ cụ có nói đi. Nên nc vs bmv để ôb thông cảm, mẹ cụ tuổi vậy cunzg là cao rồi, tuổi này kp chăm cho cụ là may lắm rồi + nc vs bmv cụ xưa vất vả nuôi con ... nên tính cụ thế. Xin lỗi và mong bmv thông cảm. Bố e cũng khó tính + hay nói lih tinh. May bmv e cũng hiểu, bảo vs e ôg thế kp chăm là may rồi, tính ông thế, kệ ông thôi. Bọn mày chju khó mà về chăm ôb.
Các ông thì đỡ cụ ậ. Chứ các bà, nhất là bà nội thì thường khó lắm. Biết mình làm không đúng nhưng vẫn bảo thủ, rồi lại “Con chúng mày đẻ ra. Kệ m* chúng mày tao ngứa mồm” vân vân và vân vânCác việc khác em không biết nhưng việc nuoii dạy con cái, cụ phải quán triệt tư tưởng ngay từ đầu: Bà nuôi con bà, Con của con thì con nuôi.
Ai nuôi con người đấy .
Nhưng chuyền được là xong rồi cụ nhỉCụ chuyền bóng khó thế thì làm sao cụ thớt đỡ được
Buồn cười quá.Các mợ nghĩ cánh đàn ông không hiểu điều này hay sao ạ.
Nhưng các mợ nên hiểu, đàn ông trong trường hợp này không thể nghiêng về bên nào được.
Bây giờ các mợ làm con dâu muốn chồng bênh. Sau này làm mẹ chồng muốn con đứng về phía mình, lúc ấy các mợ có nghĩ đến lúc là con dâu ko ạ.
Vấn đề xảy ra ai cũng phải có trách nhiệm, và đều phải tìm cách làm sao cho hợp tình hợp lý.
Sao lại buồn cười hả mợBuồn cười quá.
Lên gặp sư thầy cũng tốt đấy cụ, tụ tu bản thân, bớt sân si đi là ổn ngay.ca này khó,
Em kể câu chuyện Cậu và bà ngoại em, cũng gần giống bà nhà cụ, cậu em làm cán bộ xã nên nhiều khi cũng khó, bên vợ bên mẹ lại còn làng xóm nữa.
Sau đó cậu em nhờ sư trụ trì chùa làng, trình bày hoàn cảnh nhờ sư thầy khuyên.
Tìm cách để bà tham gia một số việc ở chùa làm quen với các cụ khác (cậu em k phải dân gốc ở đây). Nói với bà là vợ chồng, con cái quá bận nên nhiều khi chuyện tâm linh cũng không cẩn thận, nhờ bà ở chùa cầu phúc cho con cháu, giúp tránh tai ương …
Người già thấy mình có ích cho con cháu nên rất vui, thỉnh thoảng cậu mợ cùng bà ra chùa làm giúp một số việc, cung đức… sư và các cụ khác khen nên bà vui lắm, từ đó chuyện mẹ chồng nang dâu được giải quyết. Cả bà và mợ cũng hiểu và quý nhau hơn.
Cụ ơi, hầu như nhà nào chả thế. E thấy mình may mắn ko phải là phụ nữ. Móa, bố mẹ vợ gấu mèo là e toang luôn nhưng con dâu thì khó. Hehe. Cụ hãy yêu thương mẹ mình hơn, mẹ phải luôn luôn đúng thì dần dần cụ sẽ hóa giả đc. Cho mẹ nghe giảng pháp dần dần mẹ sẽ chuyển. GĐ e có 2 cụ chấp vô đối mà ở nhà e cứ bật youtube nghe thầy Thích Trí Huệ giảng giải rồi cũng giảm đc nhiều lắm. Nói với vợ, mẹ có lỗi là do lỗi của vợ chồng mình chưa đủ yêu thương. Nếu đủ thì chuyện lớn thành bé ngay cụ. Mong cụ hay xem lại mình trước. KO có mẹ thì ko có cụ đâuKính thưa CCCM.
Cực chẳng đã em mới vạch áo cho người xem lưng thế này, vì vấn đề chẳng hay ho gì. Nhưng quả thực căng thẳng quá, và em sợ cách em định xử lý không khéo sẽ thành giọt nước tràn ly. Em mong CCCM - là người đứng ngoài sáng suốt hơn và cho em xin lời khuyên ạ.
Em xin chân thành cảm ơn!
------------------------------------------------
Đôi chút về gia đình em:
Đợt con nhỏ, nhà em thuê 1 bác là hàng xóm thân thiết của nhà bố mẹ vợ (ở Yên Bái) lên giúp việc trông con giùm (vì bà nội già, sức yếu rồi).
- Hai vợ chồng em tuổi 85-89. Lấy nhau muộn nên giờ mới có 1 bé trai 2 tuổi hiện đã đi nhà trẻ.
- Em làm bên xây dựng, vợ em làm đầu bếp của khách sạn 4 sao, thu nhập vợ em cao hơn em. Nhà cửa, kinh tế gia đình ổn định. Hai vợ chồng em rất yêu thương và tôn trọng nhau.
- Gia đình em sống chung với mẹ em (gần 80t). Em là con một. Mẹ em xuất thân gia đình khó khăn, lớn lên thời chiến tranh loạn lạc. Mẹ em chẳng bao giờ dám ăn tiêu gì, lúc nào cũng ki cóp, vun vén, dành dụm từng đồng để lo cho em được như bây giờ.
- Mẹ em năm nay già rồi, rất nhạy cảm và hay dỗi như trẻ con. Mẹ em có nhiều quan điểm không hợp với chúng em (chi tiết bên dưới), nhưng trước giờ em hay khuyên vợ bà nội già rồi, nếu nói đúng thì nghe, nói lẩm cẩm thì kệ bỏ qua, cố gắng không để "nước sông" chạm "nước giếng".
Bác ấy rất "thiện chiến" - chăm cháu giỏi, nấu ăn rất ngon, thời gian ở cùng không chê được điểm gì. Thậm chí nhóc nhà em còn quấn bác giúp việc hơn cả quấn bố mẹ, - và dĩ nhiên: Nó quý và nghe lời bác giúp việc hơn hẳn bà nội. Vợ chồng em rất tin tưởng bác ấy. Vấn đề phát sinh từ đây, có lẽ vì thấy bác giúp việc được lòng cả con, cả cháu, nên mẹ thấy kiểu bị ra rìa (?), rồi thấy "ghen tị" chăng (?) Và mẹ em dần hay "bắt lỗi" bác ấy .Ví dụ:
Bà nội gần 80, có nhiều quan điểm thời xưa rất thịnh hành, nhưng giờ đã được chứng minh là không đúng, bọn em thì dẫn chứng nhiều báo/ clip ... nhưng bà nội không nghe. Lâu dần cũng thành mâu thuẫn:
- Bác giúp việc ngồi nhặt rau, nhóc ra nhao vào phá, bác ấy liền đưa cho 1 cọng rau để nó ngồi yên chơi. Bà nội liền ra nói "Sao bà để cháu chơi mất vệ sinh như vậy"?
- Chưa kể một số việc bà nội rõ ràng sai, ví dụ: Con em đợt <1t ăn cháo, bà nội đòi cho thêm súp (gia vị) vào cháo để "ăn cho đậm đà". Trong khi điều này là tối kỵ với trẻ <1t. Bác giúp việc khuyên không được liền kể lại với 2 vc em. 2 vc em về bảo mãi bà mới nghe, nhưng từ đó rất ghét bác giúp việc.
Cách đây 2 tháng, bác giúp việc nghỉ. Và em tự dưng thấy vợ em ít nói chuyện với em dần. Em gặng mãi, thì vợ em kể:
- Cháu bị ốm sốt bà không cho tắm, không cho bật quạt, bảo phải kiêng nước kiêng gió (!)
- Cháu ho bà không cho ăn tôm vs thịt gà (!)
- Khi có người bị bỏng thì khuyên lấy nước mắm ra bôi vào vết bỏng (!)
- Bà nội mắt kèm nhèm, dùng nước chanh loãng để rửa mắt (!), bọn em nói không nghe, xong mắt bà bị nhiễm trùng chữa mãi mới khỏi.
- => Nhiều quan điểm khác biệt như trên - nhất là trong việc chăm con khiến quan hệ giữa bà nội và 2 vợ chồng em dần căng thẳng.
- Đặc biệt mẹ em nấu ăn rất tệ (Mẹ em từng giải thích ngày xưa nhà nghèo, lớn lên thì tằn tiện, ăn gì cũng kho thật mặn để ăn dè, nên không biết cách nấu cho ngon được ). Ngặt nỗi mẹ em rất thích nấu ăn, và rất thích "chỉ bảo" vợ em phải nấu thế này thế kia. Trong khi vợ em là đầu bếp xịn Vợ em có lần nói: "Con là đầu bếp mà, món này không phải nêm nếm ntn đâu, phải nấu như thế kia mới đúng...". Mẹ em liền bảo: "À, hóa ra con cái cậy mình có tí kiến thức giờ không thèm nghe mẹ nữa à?? "... Từ đấy mẹ chồng nàng dâu ít nói chuyện hẳn với nhau.
Sau em có gặng hỏi lại mẹ em, thì mẹ em nói: "Mẹ không nói thế bao giờ", xong quay sang giận dỗi, nói em bênh vợ/ bênh mẹ vợ mà không tin mẹ, thậm chí đòi "đi chết" các kiểu.
- Khi về quê, BÁC GIÚP VIỆC KỂ với mẹ vợ em là: "Bà nội có nói xấu ông bà thông gia. Đại loại nói bố vợ (là viên chức nhỏ), kiểu gì chả có lúc tiêu cực nọ kia..."
- Mẹ vợ em rất shock, xong khóc kể với vợ em. Thấy mẹ vợ khóc, vợ em vừa thương mẹ cô ấy, vừa giận mẹ em, kết hợp với các mâu thuẫn mấy năm nay - nhưng giấu trong lòng mãi, thêm vụ này như giọt nước tràn ly.
- Thấy vợ buồn em cũng buồn lắm, nhưng có phần không tin: "Anh không nghĩ bà nội nói thế. Mà việc này không ai nghe trực tiếp, tất cả đều là bác giúp việc nói. Hay là vì mâu thuẫn với bà nội mà bác ấy đặt điều chia rẽ nói xấu?"
- Vợ em liền khóc hu hu, kiểu "A hóa ra anh bênh mẹ. Chắc trong lòng anh cũng nghĩ giống mẹ anh đúng không?" , xong giận lây sang em. Em cố gắng làm lành, nhưng vợ em vẫn "chiến tranh lạnh" với em mấy ngày nay.
Em dự kiến 2 phương án:
Điều em sợ là:
- Option 1: Cuối tuần lên Yên Bái, mời cả bác giúp việc sang nhà bố mẹ vợ họp, video call cho bà nội để hỏi cho 3 mặt 1 lời cho rõ. Nếu đúng, thì em sẽ thay mặt mẹ em xin tạ lỗi ngay tại chỗ. Nếu sai thì yêu cầu bác giúp việc cải chính, để 2 nhà em yên ấm trở lại.
- Option 2: Vẫn về quê vợ, nhưng gặp riêng bố mẹ vợ nói là mẹ con già rồi, hay nói lẩm cẩm, nếu trót có gì sai thì con xin thay mặt mẹ con xin lỗi, mong bố mẹ tha lỗi và bỏ qua giùm con. Sau đó em sẽ yên lặng để vợ xả stress rồi đợi mọi việc lắng xuống.
Ôi cuộc đời sao thật gian nan ......
- Vấn đề mình đang cố làm rõ nó rất nhạy cảm, giờ mình làm to chuyện, xong dẫu làm rõ được ai đúng/ ai sai thì khéo sau cũng chả nhìn được mặt nhau. Mà khả năng cao 1 bà sẽ bảo không, 1 bà sẽ bảo có, rồi cãi nhau bung bét hết cả.
- Thực ra không có việc này, thì trước giờ mẹ em và vợ em cũng mâu thuẫn nhiều rồi (xung quanh quan điểm nuôi dạy con, nấu ăn ...). Giờ nếu em làm to chuyện, khéo sẽ phát sinh những yếu tố không ngờ tới (VD mẹ em xấu hổ quá, xong làm điều dại dột) thì gia đình cũng sẽ đến bờ vực thẳm
- Hay là em chọn Option 2?
Chuẩn đó cứ phải đàn âp cả hai. Bênh bên nào cũng ko đc đâuNói ra bảo bố láo chứ là e là e đã quát cả hai , cả mẹ e , cả vợ em . Cứ đúng mình làm
Mấy việc không phải của bà , thôi bà miễn tham gia
Có thế nhà cửa mới êm ấm được
Chỉ được cái nói đúng.Ở riêng giải quyết mọi vấn đề nha, cứ bắt những người không thích nhau phải ở với nhau xong lại quay ra trách họ. Đến vợ chồng cũng yêu nhau mới đến với nhau cơ mà, cho mẹ chồng nàng dâuở chung lại còn phải phục vụ nhau báo hiếu nhau thì quá là tra tấn họ. Nhiều cụ ông lạ, thà nhìn mẹ và vợ xích mích thế cảđời chứ không bao giờ tìm cách để họ không phải khổ vì nhau