Em vẫn tiếc VN đã đánh mất cơ hội vàng để phát triển điện hạt nhân, trong giai đoạn cần năng lượng nhất để phát triển kinh tế thì nguồn ổn định như điện hạt nhân sẽ là nhân tố quyết định. Đợt đầu năm vừa rồi cho thấy sự thiếu ổn định khi nguồn thủy điện, nhiệt điện và nltt ko đảm bảo đã gây thiệt hại rất lớn. Khi ta giàu rồi thì sẽ xem xét giảm phụ thuộc vào nó như các nước lớn đang làm.
Thêm nữa, cơ hội có sự đồng thuận về món này từ thế giới ko dễ đâu. Giờ VN có muốn làm thì sợ cũng chưa chắc được chấp thuận.
Dân túy quá sẽ không làm được việc gì hết, ngay như lãnh đạo Singapore hay Hàn Quốc cũng phải độc đoán 1 chút thì mới có được như ngày hôm nay.
Cũng chả phải tự nhiên mà thủy điện, nhiệt điện, hạt nhân,... bị báo chí và các hội nhóm nhân danh môi trường tấn công mạnh, nhất là khi các tập đoàn năng lượng Mỹ nhăm nhe đầu tư điện khí vào VN.
Khoản cam kết đầu tư 1 tỷ USD của GE là dự án năng lượng thứ năm Việt Nam đón nhận từ nhà đầu tư Mỹ trong một tháng qua.
vnexpress.net
Gần đây, các tập đoàn Mỹ đã liên tục rót vốn vào mảng năng lượng tại Việt Nam. Bên lề Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương 1 tháng trước đó, hai nước đã có ký kết, thoả thuận 4 dự án.
Đầu tiên là dự án nhà máy điện khí hoá lỏng Bạc Liêu do 4 đại gia năng lượng gồm Delta Offshore Energy, Tập đoàn Bechtel, General Electric, McDermott cùng triển khai thiết bị. Dự án này có tổng công suất 3.200 MW, được đầu tư theo hình thức IPP (dự án điện độc lập), tổng mức đầu tư 3 tỷ USD và sẽ lên đến 50 tỷ USD trong 25 năm, dự kiến nhập khẩu 3 triệu tấn khí hoá lỏng mỗi năm.
Thứ hai là dự án LNG, công suất 3.000 MW tại Long An do General Electric và VinaCapital hợp tác về cung ứng các tua-bin khí và các thiết bị và dịch vụ liên quan. Đây là dự án điện lớn nhất miền Nam, ước tính đáp ứng khoảng 8% nhu cầu năng lượng quốc gia khi đi vào vận hành.
Thứ ba là dự án LNG tại Hải Phòng hợp tác giữa Công ty Năng lượng ExxonMobil Hải Phòng Energy, UBND TP Hải Phòng và Công ty điện lực JERA của Nhật Bản. Tổ hợp này dự kiến đặt tại huyện Tiên Lãng, có công suất 4.500 MW, tổng mức đầu tư khoảng 5,09 tỷ USD.
Một dự án khác là thoả thuận liên doanh nhằm phát triển Dự án Kho cảng LNG Sơn Mỹ, với giá trị khoảng 1,4 tỷ USD giữa Tập đoàn AES và Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas). Kho cảng LNG Sơn Mỹ được đặt tại tỉnh Bình Thuận với tổng công suất 450 TBtu, cung cấp khí cho các nhà máy điện khí mới xây dựng với công suất khoảng 4.500 MW, cũng như các nhà máy điện khí khác đang hoạt động và các khách hàng công nghiệp.