- Biển số
- OF-428740
- Ngày cấp bằng
- 9/6/16
- Số km
- 272
- Động cơ
- 218,240 Mã lực
- Tuổi
- 45
hix cái này nhờ CA thôi
Cụ này có cái góp ý chuẩn, không tốn kém rất hiệu quả1. Cụ chủ yêu cầu giám định thương tật. [Chắc cụ biết cách làm tỷ lệ này có độ sai lệch với thái độ của người gây tai nạn như vậy].
2. Đừng thuê luật sư.
3. Ghi âm hay lưu lại tất cả những gì liên quan đến thái độ, hành vi và trách nhiệm của bên gây tai nạn.
4. Khởi kiện.
5. Đừng hy vọng nhiều ở việc có thể dùng pháp luật ép bên gây tai nạn bồi thường nếu họ cố tình lầy hoặc không có tiền:
5.1 Pháp luật chỉ dùng phương tiện tạm giữ hiện thời của bên gây tai nạn để tạo áp lực.
5.2 Sử dụng các phương tiện sẵn có để có thể nói chuyện với bên gây tai nạn ở tòa hình sự:
- Tỷ lệ thương tật khi giám định [Cụ có lợi thế lớn để thay đổi điều này].
- Hồ sơ vụ tai nạn. [Bên nào đi sai].
- Các giấy tờ khác liên quan: Bằng lái, đăng ký, đăng kiểm xe...của bên gây tai nạn.
PS: Dân chạy sự. Hình chạy tòa.
Cám ơn cụ đã phân tích.
- Tít của em cũng chỉ muốn lời khuyên và chỉ dẫn của các cụ, để em ra quyết định tốt nhất ạ.
- Nhà em cũng không đòi bồi thường quá cao ( tiền viện phí)
- Nếu bên gây tai nạn không hỏi thăm, gọi điện thì nhà em cũng không để tới hơn 1 tháng mới gọi lên giải quyết nội bộ 2 bên.
- Câu trả lời bên gây tai nạn là ( anh bỏ xe, không liên quan gì nữa ) cụ thấy thế nào ạ
Cám ơn cụ. Việc của cụ nhẽ em không nên tham gia bởi hiểu biết giới hạn của mình. Nhưng thực tế, với tai nạn thực sự em thấy có những vấn đề rất lớn với bên gây tai nạn nói chung và cụ thể trường hợp của cụ nói riêng. Vì vậy em mạo muội góp ý dù có phát ngôn những điều liên quan đến pháp luật.Cám ơn cụ thời buổi này làm sai tỷ lệ thương tật dễ thật.
- Nhưng chắc em không làm được cụ ạ.
Cám ơn lời khuyên của cụ ngày mai người nhà em làm đơn khởi kiện cụ ạ.Cám ơn cụ. Việc của cụ nhẽ em không nên tham gia bởi hiểu biết giới hạn của mình. Nhưng thực tế, với tai nạn thực sự em thấy có những vấn đề rất lớn với bên gây tai nạn nói chung và cụ thể trường hợp của cụ nói riêng. Vì vậy em mạo muội góp ý dù có phát ngôn những điều liên quan đến pháp luật.
1. Khi gây tai nạn, người gây tai nạn việc duy nhất là nghĩ đến bồi thường. Và cảm giác như khi bồi thường một số tiền với người bị nạn là hết chuyện. Chưa nói đến việc gây tai nạn chết người, những thương tật, đau đớn, nằm viện, chăm sóc...bồi thường thế nào đây??? Chưa kể những hậu quả, biến chứng của thương tật sau này. Thử đổi địa vị với người bị nạn xem người gây tai nạn sẽ nghĩ gì??? Ai cũng biết rủi ro là không mong muốn nhưng ngoài những cái khách quan của tình huống bất ngờ thì tồn tại nhiều cái chủ quan của bên gây tai nạn: Rượu bia, không làm chủ tốc độ, không tập trung điều khiển phương tiện, vi phạm luật giao thông....
Và việc tối thiểu có thể làm là sử dụng vật chất[cụ thể là tiền] để thể hiện cái tinh thần trách nhiệm với người bị nạn lại như một cuộc mặc cả, co kéo... thì em thực sự lấy làm bất nhẫn.
2. Chính những tinh thần trách nhiệm của mọi người ngày hôm nay với người gặp nạn sẽ khiến việc lưu tâm đến an toàn cho mình và mọi người khi tham gia giao thông bị bỏ qua sẽ là nguy cơ tai nạn cho chính bản thân mình ngày mai.
3. Hệ thống pháp luật [Luật và thi hành luật] với những vấn đề về tai nạn của ta thực sự chưa đủ nghiêm và chặt chẽ để khuyến cáo mọi người khi tham gia giao thông. Cho dù bây giờ gây tai nạn chết người có xử hình sự thì khung hình phạt cũng nhẹ [ tùy theo các tình tiết.]. Như cách đây nhiều năm, một câu nói được nghe nhiều: "Mạng người ba chục triệu là xong...".
Em tham gia xử lý đòi bồi thường cũng như bồi thường một vài lần nên có cảm nhận như vậy. Đó thực sự là một vấn đề lớn bởi tai nạn mang đến cho mỗi người và xã hội những tổn thương, đau đớn và mất mát không hề nhỏ.
Luật pháp là để răn đe và tạo sự công bằng. Nếu nó chưa đủ, cần phải sử dụng thêm những biện pháp ngoài pháp luật hoặc kẽ của pháp luật. Mục đích là răn đe và công bằng. Ngoài ra có một số biện pháp xã hội khác nhưng vẫn giảm thiểu tối đa rủi ro và chi phí, nhưng việc trước hết là phải tìm hiểu xem mình đang đối phó với ai: bản thân, hoàn cảnh và điểm yếu trong chuyện này. Nếu không, buộc phải trông chờ vào phút nhân văn nảy sinh trong lòng bên gây tai nạn. Bởi vì ngay cả có xử dân sự, có mức bồi thường theo phán quyết tòa án mà bên gây tai nạn cố tình lầy thì cũng hòa cả làng. Chưa tính đến khó khăn trong quá trình nộp hồ sơ khởi kiện.