CÁC HẠNG MỤC BẢO DƯỠNG XE Ô TÔ CƠ BẢN TÀI XẾ CẦN LƯU Ý
Bảo dưỡng, thay thế phụ tùng và các vật tư theo định kỳ là một việc làm cần thiết để đảm bảo xe có độ bền cao, luôn hoạt động ổn định và giúp chúng ta luôn an tâm mỗi khi sử dụng. Trên thực tế, có không ít những bác tài sẽ nghĩ là chỉ mang xe đi bảo dưỡng khi nó gặp vấn đề gì đó về động cơ hay hư hỏng một vài vị trí do va chạm trong lúc tham gia giao thông. Đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Vậy có những hạng mục bảo dưỡng nào cần thiết cho xe ô tô tại Quang Đức Auto?
Bảo dưỡng định kỳ
Sau 5000km
Công việc cần làm
Thay dầu máy
Vệ sinh lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa
Kiểm tra và thêm dầu thắng, dầu hộp số, nước làm mát, nước rửa kính
Thông thường bạn không nhất thiết phải thay dầu máy sau mỗi 5000km, trừ khi xe thường xuyên vận hành trong điều kiện khắc nghiệt. Nhưng sau 5000km đầu tiên thì bạn nên thay dầu vì nó có thể lẫn những vụn kim loại.
Sau 15.000km
Công việc cần làm
Thay lọc dầu mới
Tiến hành đảo lốp
Lọc dầu có nhiệm vụ giữ lại các cặn bẩn, giúp động cơ được bôi trơn với dầu sạch và luôn hoạt động tốt. Các chuyên gia khuyên tốt nhất là nên thay lọc dầu cùng lúc với khi thay dầu, tức sau mỗi 10.000 km. Ngoài ra, ở mốc thời gian này bạn cũng nên đảo lốp nếu cần thiết, và sau đó tiếp tục đảo lốp sau mỗi 10.000 km.
Sau 30.000km
Công việc cần làm: Thay lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa
Sau mỗi 30.000 km, chiếc lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa sẽ dơ và nghẹt, ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ và sức khỏe của bạn. Bạn cần thay lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa định kỳ sau 30.000 km để động cơ làm việc êm ái và tiết kiệm nhiên liệu hơn đồng thời giúp hệ thống điều hòa hoạt động tốt và bảo vệ sức khỏe của bạn.
Sau 40.000km
Công việc cần làm
Thay lọc nhiên liệu
Thay dầu hộp số, dầu vi sai, dung dịch làm mát, dầu phanh, dầu li hợp
Thay dây curoa
Việc thay dầu hộp số và dầu vi sai định kỳ cũng quan trọng như thay dầu máy. Điều này giúp hộp số, bộ vi sai được bôi trơn và hoạt động êm dịu, đảm bảo cho hệ thống truyền động của xe luôn làm việc tốt. Sau một thời gian xe hoạt động, lọc nhiên liệu sẽ bị dơ do các cặn bẩn và tạp chất. Vì vậy, bạn cần tiến hành thay thế lọc nhiên liệu mới để tránh tình trạng lọc bị nghẹt ảnh hưởng đến quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ.
Bên cạnh đó, dầu phanh và dầu ly hợp sau một thời gian dài sử dụng có thể bị lẫn hơi ẩm làm giảm khả năng ăn mòn của dầu phanh và ảnh hưởng đến khả năng làm việc của hệ thống phanh. Bạn cần thay thế dầu phanh và dầu thủy lực định kỳ sau 40.000 km để đảm bảo chất lượng dầu, áp suất thủy lực trong hệ thống, giúp hệ thống phanh và ly hợp làm việc tốt nhất.
Sau 100.000km
Công việc cần làm
Súc rửa két nước, thay thế toàn bộ nước làm mát
Kiểm tra các bộ phận bugi, má phanh
Nước làm mát động cơ sau một thời gian dài làm việc sẽ bị biến chất, có thể gây đóng cặn và làm ảnh hưởng đến hệ thống làm mát của xe. Bạn cần súc két nước và thay thế toàn bộ nước làm mát định kỳ sau mỗi 100.000 km để đảm bảo hệ thống làm mát luôn hoạt động tốt nhất, động cơ không bị quá nhiệt khi làm việc.
Bảo dưỡng thường xuyên
Ngoài những hạng mục kiểm tra định kỳ, còn có những những bộ phận, hệ thống trên xe mà bạn cần kiểm tra thường xuyên hoặc kiểm tra mỗi khi sử dụng xe để đảm bảo chiếc xe luôn trong tình trạng tốt nhất. Các bộ phận cần kiểm tra thường xuyên bao gồm
Hệ thống phanh: kiểm tra tình trạng đạp phanh ổn định, độ mòn má phanh, guốc phanh, tiếng kêu khi phanh, ống dầu phanh.
Kiểm tra hệ thống lái: kiểm tra tình trạng đánh lái nhẹ nhàng, ổn định khi lái xe.
Kiểm tra hệ thống treo: kiểm tra tình trạng giảm chấn (phuộc), lò xo, cao su được lắp ráp chắc chắn, không rơ lỏng
Kiểm tra hệ thống chiếu sáng: Kiểm tra bằng cách bật công tắc điều khiển đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu trên xe của bạn và kiểm tra bằng mắt xem tất cả các đèn đều hoạt động bình thường hay không.
Kiểm tra các đèn cảnh báo trên đồng hồ táp lô: Khi bật công tắc máy, tất cả các đèn báo phải sáng hết sau đó 30-60 giây, các đèn sẽ tắt từ từ tùy theo đèn của hệ thống nào và khi bạn nổ máy thì tất cả các đèn cảnh báo này phải tắt hết. Nếu còn đèn báo của hệ thống nào sáng, chứng tỏ hệ thống đó trên xe của bạn gặp trục trặc.
Kiểm tra độ mòn lốp xe bằng cách nhìn dấu báo mòn trên lốp, áp suất lốp, độ mòn đều của lốp và kiểm tra áp suất lốp tiêu chuẩn định kỳ mỗi tháng một lần.
Bình ắc quy: Bạn cần kiểm tra ắc quy thường xuyên mỗi tháng một lần hoặc trước mỗi lần sử dụng xe. Luôn đảm bảo các cọc bình luôn sạch sẽ và được siết chặt. Đối với ắc quy có dung dịch cần đảm bảo mức dung dịch đúng tiêu chuẩn.
https://www.facebook.com/photo/?fbid=2352151651704001&set=pcb.2352152118370621&__cft__[0]=AZUSQOlfV8VugPO6duTqKULOnEgvRxkux11HjCeszTVhm46QUlr-WYm-sDRV-mAeKbKjFuQX00Xa-s1Uv3x0TD9l5kcFf5KXduNH_Bf0yl6i37VbXJr3iHMP6CAiXXM_L4U&__tn__=*bH-R