Theo em thế này ah. Chỉ có duy nhất 2 lựa chọn
1. Ra đi
2. Ở lại
Để giải quyết vấn đề tình cảm, đơn giản nhất là ra đi, mọi thứ giữa 2 gia đình vẫn ok. Cụ chủ cứ bắt đầu xin việc ở nơi khác đi, nếu kiếm được chỗ tương đương thì đi. Nếu cụ thấy hoàn toàn ko có khả năng ra đi thì chỉ còn cách ở lại.
Mỗi người một cảnh và ko phải ai cũng có ý nghĩ giống mình. Cụ chủ nghĩ cụ rất tốt với em, tạo điều kiện này kia nhưng chắc gì nó đã nghĩ cụ tốt đến mức đó. Cụ nhận thấy cụ làm việc A việc B vì nó nhưng nó lại tưởng rằng việc A việc B nó vốn như vậy, ko cần cụ can thiệp. Giống như cụ phải lùng mua cả ngày, đặt hàng cả tháng, bỏ công tìm khắp nơi mới ra cái ví đẹp tặng vợ. Nếu cụ ko nói gì, vợ cụ có khi nghĩ cụ đặt online mất 2 phút, hàng ship đến tận cửa. Chẳng qua bỏ ít tiền chứ vợ cụ chả thấy có gì phải cảm động đặc biệt
Cũng như vậy, có những việc ban đầu em cụ làm ko phải là chơi cụ nhưng có thể nó nghĩ ko có hại gì, tuy nhiên trong mắt cụ lại khác đi. Ví dụ sếp ghét cụ, gọi thằng em vào giao việc. Xong thấy nó làm hợp ý, khen vài câu, nhân tiện nói xấu cụ. Là nhân viên, vào vị trí của cháu, cháu cũng sẽ ko comment gì, chỉ vâng dạ theo sếp thôi. nếu nó thủ đoạn, khôn lanh hơn 1 tí, có thể nó sẽ hùa theo mấy câu lấy lòng sếp. Sếp đã ghét cụ thì em cụ có nói gì sếp cũng ghét, vậy cứ té nươc theo mưa vẫn có lợi hơn. Xong rồi lâu dần sếp sẽ thân cận với nó hơn trong khi mối quan hệ với cụ lại càng căng thẳng. Sếp bắt đầu nghĩ một vài cách đì cụ chủ, giao cho cậu em thực hiện. Có thể nó nghĩ nó ko làm sẽ có thằng khác làm. Hoặc đằng nào cũng là ý của sếp, mình chỉ thực hiện, chắc anh mình ko để ý v.v..Sau đó nó sẽ có thể cảm thấy có lỗi với cụ chủ nên xa cách hơn. Cụ chủ bắt đầu tỏ thái độ với nó. Nó thấy nếu đã vậy thì làm tới luôn v..v..
Ý em ở đây là ko phải ai cũng xấu, xuất phát điểm có thể hơi sai thôi xong tích tụ dần, ko có tác động cho nó đi theo hướng tốt thì kết quả sẽ như vậy. Cụ xem vụ nó ko đến chơi nhà cụ. Trước khi nó vào công ty cụ, một năm nó đến nhà cụ mấy lần ? Sau khi nó vào công ty cụ, đến chơi để lấy quan hệ thì ko tính. Chúng ta chỉ so sánh thời điểm trước kia và hiện tại. Giả sử trước kia 1 năm đến 2 lần. Bây giờ anh em căng thẳng (chắc chắn nó hiểu thái độ cụ) nó ko đến lần nào là hợp lý thôi. Cụ ghét nó, nó đến làm gì.
Cháu nói dài dòng như vậy ý là em cụ có thể ko phải là người xấu, có thể nó chỉ là người thường, có chút thủ đoạn, có chút long tham v..v. Và hoàn cảnh khiến dần dần rạn nứt giữa 2 người càng ngày càng lớn. Ban đầu chắc chắn nó ko tự nghĩ kế hãm hại hay đì cụ, nhưng nó a dua với sếp chẳng qua cũng vì muốn có lợi cho bản thân. Cụ chủ lại hậm hực với nó nên càng ngày càng đẩy nó đi xa hơn. Cụ chủ ko có gì sai cả, em chỉ phân tích theo hướng tích cực thôi.
Vì thế cách giải quyết em đưa ra là: Cụ chủ gọi em ra nói chuyện nhưng đừng có kiểu lành làm gáo, vỡ làm muôi.
Xả được cục tức trong lòng nhưng đối với ai cũng ko có lợi. Sau này còn gặp nó cả đời, anh em nhìn mặt nhau thế nào. Dù sao thì một giọt máu đào hơn ao nước lã.
Em nghĩ ai cũng có tình người và bản năng làm việc tốt. Quan trọng là có đánh được vào chỗ đó và cụ chủ có nguyện đánh vào chỗ đó không thôi. Cụ tâm sự với em cụ, nói cụ cảm thấy stress, buồn vì bị sếp hiểu lầm, đì v..v., công việc ko có tương lại (tuyệt đối đừng đả động gì đến hành vi của em cụ). Cụ muốn nghỉ việc nhưng tình thế blah..blah.. Cụ nhận thấy em và sếp có quan hệ tốt, cụ xin em lời khuyên nên xử lý bế tắc này thế nào.
Cụ bảo em cụ hiểu rõ sếp , có thể nói cho cụ sếp nghĩ thế nào về cụ, tại sao lại ghét v..v.. (hỏi nhiều để câu cho em cụ trò chuyện mở lòng). Túm lại nói chuyện như anh em thân thiết, ko trách móc nó mà là nhờ nó giúp đỡ. Đừng nghĩ đến chuyện mất mặt. Là người thân, ko phải sỹ diện với ai cả. Cũng đừng nghĩ đến việc nịnh sếp, cạnh tranh ngược lại với em. Cùng là người nhà, sân si làm gì cho khổ. Cái cụ chủ làm là cứu vãn quan hệ anh em chứ ko phải dạy nó bài học, ai đúng ai sai, chẳng để làm gì.