Cụ trỏ ngược lại cái Gateway về một IP trong mạng nội bộ thì giải quyết được gì ạ. Còn trỏ ra ngoài một kênh trung gian nào đó thì em không tính, nhưng kể cả có trỏ được cũng không phải muốn là theo dõi được toàn bộ các hoạt động. Đặc biệt các giao dịch web nhạy cảm đều dùng ít nhất là https đã tạm khó lắm rồi.
.
Ý của cụ giải quyết được gì, tức là cụ muốn giải quyết được cái gì
Nếu ý cụ là sau khi laptop em thành gateway thì máy trong LAN không ra internet được nữa, thì có vài cách giải quyết việc đấy, mà cách đơn giản nhất là sử dụng laptop có 2 card mạng, hoặc cắm thêm 1 chú USB 3G. (Nếu không có thêm USB 3G thì vẫn có nhiều cách để đẩy trafic ra wifi router thật, tuy nhiên trên laptop phải sử dụng 1 số phần mềm chuyên biệt, tạo thêm 1 số card mạng ảo, và việc cấu hình cũng khá phức tạp, nên tốt nhất vẫn là bỏ 500K, mua con USB 3G cho nhanh).
Kết hợp với 1 số công cụ để bắt gói tin (như wireshark chẳng hạn), thì việc log lại thông tin từ máy nạn nhân ra internet không có gì là khó khăn.
Chú ý là câu hỏi của là có theo dõi được không, và câu trả lời là lời là có .
Còn việc dùng HTTPS, đương nhiên là không dễ để decrypt được HTTPS khi không có private key của server (em cũng có nói ở trên) . Tuy nhiên :
- Không phải mọi network traffic đều dùng HTTPS. Rất nhiều khi chỉ cần phân tích thông tin HTTP cũng có đủ mọi thông tin cần thiết rồi. VD: Rất nhiều người có xu hướng sử dụng mật khẩu gần giống nhau, chí khác 1 vài chữ/số đối với các mật khẩu khác nhau. Mật khẩu ngân hàng thì dùng HTTPS, em không decrypt được, nhưng em có thể decrypt được mật khẩu otofun của cụ (vì otofun không cho phép dùng https). Từ mật khẩu otofun + các forum khác của cụ , trong rất nhiều trường hợp, em có thể đoán được xu hướng cụ hay dùng để đặt mật khẩu. Kết hợp với 1 số brute-forte tools thì có thể đoán được mật khẩu bank của cụ.
-đối với HTTPS: gateway có thể sử dụng phương thức tấn công MiM (man in middle) để thay thế cặp private/public key trong kết nối giữa máy nạn nhân - web server bằng 1 cặp key của chính nó. Trong trường hợp này, Chrome , hay các browser khac đều có cảnh báo không an toàn về key đã bị thay thế.. TUy nhiên , phần lớn user bình thường đều bỏ qua cảnh báo này, và chọn "Continue" để tiếp tục.
- Bản thân HTTPS cũng có 1 số lỗi, nếu server chưa được patch thì hoàn toàn có thể bị mất cặp private/public key (cụ có thể tìm hiểu về lỗ hổng HTTPS heart bleet). Sau khi bị mất cặp private/public key thif việc decrypt HTTPS là rất đơn giản.
Đương nhiên không có giải pháp vạn năng. Việc có tấn công, có theo dõi nạn nhân được hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, và quan trọng hơn, là ý thức về bảo mật của nạn nhân.