Em có đôi lời thế này:
1. Về thẩm quyền xử phạt: chưa có quyết định xử phạt, nên theo ý cháu, cụ đừng đưa ra thắc mắc làm gì, kẻo hớ. Bởi cái lập biên bản thuộc phạm vi "xử lý", và nó không được định nghĩa rõ ràng (mặc dù có thể chứng minh được là xử phạt có nghĩa là xử lý, nhưng xử lý chưa chắc đã là xử phạt, và TTGT sai, nhưng nó thuộc phạm vi pháp chế, đến chính TTGT nhiều khi cũng không hiểu được). TTGT hoàn toàn có thể bảo tôi chỉ lập biên bản, để chuyển đơn vị có thẩm quyền xử phạt sẽ xử phạt. Ngày...này a lên lấy quyết định.
Hơn nữa, trong Thông tư 08_2010_TT-BGTVT của bộ Giao thông, thì Thanh tra đường bộ hoàn toàn có quyền xử lý hành vi này.
"Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra đường bộ
1. Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ, cụ thể như sau:
a) Thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
b) Áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật công trình đường bộ; bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ;
c) Bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ đang khai thác;
d) Quản lý, bảo trì đường bộ;
đ) Quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ;
e) Đấu nối vào đường chính;
g) Thẩm định an toàn giao thông đối với công trình đường bộ.
2. Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và khi phát hiện phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ, cụ thể như sau:
a) Vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định; bằng xe buýt; bằng xe taxi; theo hợp đồng và vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô;
b) Vận tải hàng hóa thông thường; vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; vận chuyển hàng nguy hiểm;
c) Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, bao gồm: dịch vụ tại bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, đại lý vận tải, đại lý bán vé, dịch vụ gom hàng, dịch vụ chuyển tải, dịch vụ kho hàng, dịch vụ cứu hộ vận tải đường bộ.
"
2. Về lỗi: mở cửa xe không đảm bảo an toàn, trong NĐ không nói đến mục "để xảy ra tai nạn" (khác lỗi không giữ khoảng cách...), nên bác nào tư vấn là để xảy ra tai nạn mới thành lỗi là xúi dại. TTGT ghi vậy là đúng (việc không ghi rõ điểm, khoản mà chỉ ghi NĐ 34 + 71 cũng không phải lý do đủ lớn để "bật"). Ông anh bác ký biên bản mà không thắc mắc hoặc ghi ý kiến ngay thì được coi là "công nhận lỗi".
3. Nếu bác công nhận lỗi, vui vẻ nộp phạt thì chưa chắc đã cần Giấy ủy quyền. Bác mang theo (cần thì photo) chứng minh thử của bác cho chắc.