Theo e đừng đưa cháu đi khám vội cụ ạ, sẽ thành tiêu cực hơn ay. Giờ nhà cụ phải có người để mắt đến cháu 24/24. Cụ bố trí cho cháu đi chơi xa đi, rồi nói chuyện tâm sự, giải thích trao đổi, làm bạn với con, kiên nhẫn nhẹ nhàng và nhịn hết sức có thể, rồi dần dần xem cháu phản ứng thế nào cụ ạ. chúc gia đình cụ vượt qua khó khăn này
Điều mợ làm phản ánh rõ ràng tâm lý e ngại, dị ứng, né tránh, tránh đụng chạm tới 2 chữ "tâm thần" của người việt.
Tuy nhiên tay dính bẩn thì việc tránh né, ko đụng chạm tới nó ko phải là phương cách biến tay bẩn thành tay sạch.
Thực chất, các rối loạn tâm thần cực kỳ phổ biến trong cộng đồng, và không phải cứ nhắc đến tâm thần là cái gì đó quá đáng sợ, quá xa xôi ko chạm tới mình. Cách hành xử e ngại, giấu bệnh, tự chữa còn nguy hại hơn gấp bội.
Cụ mợ hoàn toàn có thể sử dụng cách nói khác, thay vì nói đưa con đi khám thì nói rằng để bác sĩ nói chuyện với con. Thái độ của cụ mợ làm giảm nhẹ tâm lý phòng tránh của trẻ, cũng như ngược lại, cụ mợ tỏ ra sợ hãi, bài xích việc đi khám thì trẻ cũng nắm bắt được điều đó.
Đi khám không làm tình trạng của trẻ tồi tệ hơn. Chưa kể điều tối thiểu và quan trọng nhất, cụ mợ hiểu rõ được tình trạng bệnh tình của trẻ để có nhận định, đánh giá đúng đắn nhất.
Trong y khoa, thì có Chẩn đoán đúng thì mới có điều trị đúng. chẩn đoán khó và quan trọng hàng đầu chứ không phải là điều trị bừa mà chẳng biết rõ ràng vând dề, tình trạng, mức độ, kể cả đó có là điều trị bằng dược phẩm hay bằng liệu pháp thay đổi lối sống hay là tâm lý.