Gắn thanh giằng trên ô tô để làm gì?

duy_royce

Xe máy
Biển số
OF-139140
Ngày cấp bằng
19/4/12
Số km
99
Động cơ
367,780 Mã lực
Nếu đã từng xem qua những chiếc xe đua bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh của vô số ống kim loại từ cabin, phía dưới gầm, khoang động cơ, khoang hành lý… Tất cả hệ thống khung kim loại này được gọi là thanh giằng với chức năng làm tăng độ vững chắc của thân xe và triệt tiêu những rung lắc gây hại cho khung xe trong quá trình vận hành.


Hình mô phỏng các thanh giằng được gắn trên xe - Ảnh: Ultraracing


Thân xe kết nối với các bánh xe thông qua hệ thống treo mà cụ thể là 4 giảm sóc tại 4 bánh xe. Khi chịu tác động từ mặt đường, hoặc tiếp nhận sự điều khiển đột ngột từ hệ thống lái, 4 giảm sóc này di chuyển riêng biệt với nhau. Có những trường hợp chúng tạo ra lực tác dụng trái chiều nhau, làm cho khung xe bị uốn cong hay vặn mình, gây ảnh hưởng đến khả năng vận hành. Các thanh giằng sẽ kết nối các đỉnh của hệ thống giảm sóc, hoặc giữa các vị trí quan trọng cần phải cường lực của thân xe.


Mỗi loại thanh giằng đều có chức năng và cách lắp đặt khác nhau. Dưới đây là những loại thanh giằng phổ biến nhất, đã được sử dụng trên một số dòng xe ở Việt Nam.


1. Thanh giằng trước (Front strut bar) và thanh giằng dưới (Lower arm bar)



Trước khi lắp thanh giằng trước và thanh giằng dưới khi vào góc cua - Ảnh: Gosafety


Thanh giằng trước thường kết nối 2 đỉnh giảm xóc hai bên với nhau. Một trong những nhiệm vụ của thanh giằng trước là chia đều lực tác động cho hai bánh xe. Khi vào cua gấp, lực tác động sẽ dồn vào một bên và bên còn lại sẽ có xu hướng nảy lên, tạo ra hiện tượng rất nguy hiểm là lật xe.


Nhưng nếu sử dụng thanh giằng trước, việc một bên giật nảy lên là rất khó do đã được nối liền với bên còn lại. Ngoài ra, thanh giằng trước còn hạn chế hiện tượng văng bánh sau (Oversteer) khi vào cua. Hiện tượng này thường xảy ra với các xe dẫn động cầu sau. Thanh giằng trước sẽ làm cho phần đầu xe vững hơn, gắn kết chắc chắn hơn với thân xe và giảm bớt phần biến dạng giữa thân trước và thân sau.


Thanh giằng trước chỉ liên kết hai đỉnh đầu phuộc và kết nối phía trên ở hai bên. Tuy nhiên, phần phía dưới bao gồm các bộ phận quan trọng như các tay đòn, trục lái vẫn rất hay bị biến dạng do phải vào cua gấp, thay đổi biên độ đột ngột do mặt đường…


Do đó, thanh giằng dưới ra đời nhằm gia cố độ chắc chắn cho hệ thống treo, nhất là phần phía dưới trục bánh xe. Thanh chống lắc còn giảm thiểu hiện tượng uốn cong khung xe, giảm biên độ biến dạng của các tay đòn và giúp cho xe vào cua tốt hơn ở tốc độ cao.


Sau khi lắp thanh giằng trước và thanh giằng dưới khi vào góc cua - Ảnh: Gosafety


2. Thanh chống lắc trước (Anti-Roll Bar)


Trước khi gắn thanh chống lắc trước - Ảnh: Gosafety


Tương tự như thanh giằng trước, thanh chống lắc cũng có nhiệm vụ là cân bằng lực tác động ở hai bên của xe, giúp cho 4 bánh xe luôn áp xuống mặt đường và hạn chế tối đa khả năng lật xe. Sự khác biệt rõ rệt nhất giữa thanh chống lắc và thanh giằng dưới chính là cách lắp đặt. Nếu như thanh giằng dưới kết nối hệ thống treo ở hai bên thì thanh chống lắc lại được kết nối vào phía dưới của hai giảm xóc.



Sau khi gắn thanh chống lắc trước - Ảnh: Gosafety


3. Thanh cố định (Fender bar )



Trước khi lắp thanh cố định - Ảnh: Gosafety

Phần khung xe phía trước thường được thiết kế để chịu những tác động theo phương thẳng đứng thông qua hai giảm xóc. Tuy nhiên, có những trường hợp phần đầu thân xe không chỉ tác động theo phương thẳng đứng. Chằng hạn như khi tăng tốc hay thắng gấp, phần đầu thân xe có xu hướng dãn ra hay nén lại. Hoặc là khi cua gấp, đi qua đường gồ ghề… khung xe gần như bị uốn cong hoặc xóc mạnh. Do đó, thanh cố định ra đời để làm cho phần khung xe phía trước cứng cáp hơn và chịu các lực tác động theo duy nhất phương thằng đứng thông qua giảm sóc.



Sau khi lắp thanh cố định - Ảnh: Gosafety

4. Thanh chống dưới khung gầm (Side Lower Bar)



Trước khi lắp thanh chống dưới gầm - Ảnh: Gosafety

Trên các đoạn đường xấu, khung gầm trung tâm thường bị ép cong với các mức độ khác nhau bởi việc chuyển trọng lượng giữa trước và sau. Khi lắp thanh chống dưới khung gầm sẽ ổn định được việc chuyển trọng lượng giữa trước và sau, đồng thời cũng giảm thiểu thiệt hại từ các tác động bên.


Sau khi lắp thanh chống dưới gầm - Ảnh: Gosafety


Hiện nay các loại thanh giằng đã được bán tại Việt Nam tại nhiều showroom về linh kiện ô tô. Tuy nhiên, rất ít hãng chuyên về thanh giằng có nhà phân phối hay văn phòng đại diện tại Việt Nam.


Nhãn hiệu đang được khách hàng tin dùng hiện nay là Ultra Racing, được phân phối qua công ty KTC Si & Trading. Không chỉ có rất nhiều loại thanh giằng khác nhau, Ultra Racing còn có đầy đủ sản phẩm dành riêng cho các dòng xe phổ biến tại Việt Nam như Toyota Innova/Yaris/Fortuner, Kia Forte/Koup/Carens/Morning, Honda Civic, Chevrolet Captiva/Cruze…


Giá cho nguyên bộ sản phẩm phụ thuộc vào từng dòng xe, nhưng biến động trong khoảng từ 9 -17 triệu đồng. Có lẽ với những chiếc xe thường xuyên được sử dụng trong đô thị thì số tiền trên là không cần thiết. Nhưng nếu bạn thường xuyên có những chuyến đi xa hoặc thường xuyên chạy xe ở tốc độ cao, thì bạn nên trang bị chúng để cải thiện khả năng vận hành cho chiếc xe của mình.
 

ctgisall

Xe buýt
Biển số
OF-69120
Ngày cấp bằng
24/7/10
Số km
874
Động cơ
439,010 Mã lực
Nơi ở
LEDtech, 28A Phạm Hùng, Hà Nội
Website
ledtechvn.com
Hihi, em cứ tưởng cụ hỏi thông tin hóa ra là phổ biến kiến thức cho mọi người ^^
Cụ nào muốn xem hình ảnh thực tế của thanh giằng cho tất cả các loại xe có thể xem ở đây nhé.
 

khoaxemay

Xe máy
Biển số
OF-30691
Ngày cấp bằng
6/3/09
Số km
93
Động cơ
481,730 Mã lực
giằng chỉ dành cho xe đua còn giằng đôi khi chưa phải là tốt
 

interceptor

Xe điện
Biển số
OF-55097
Ngày cấp bằng
16/1/10
Số km
2,060
Động cơ
469,880 Mã lực
Chuẩn cụ ạ! Nếu ai thích cảm giác êm ái, nhẹ nhàng, bồng bềnh và không quan tâm đến việc khung sườn bị vặn (tiêu biểu là Innova với tiếng cọt kẹt mỗi khi khung sườn vặn) thì không cần gia cố khung sườn bằng các thanh giằng.
Ngoài ra các cụ nào ít khi vận hành xe ở tốc độ cao thì cũng nên cân nhắc giữa hiệu quả và chi phí của các sản phẩm thanh giằng xe.
Các sản phẩm gia cố khung sườn xe chủ yếu nhắm vào các tay lái thường xuyên chạy tốc độ cao, thích cảm giác lái, kiểm soát xe và dân chơi drift, cho nên việc gia cố khung sườn xe có thể ưng ý với người ngày như lại làm người khác không ưng ý.

giằng chỉ dành cho xe đua còn giằng đôi khi chưa phải là tốt
 

tienbeo89

Xe máy
Biển số
OF-113204
Ngày cấp bằng
17/9/11
Số km
63
Động cơ
388,930 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang
Nói tóm lại là nếu bác nào phải chạy đường dài thường xuyên( tốc độ >80km/h) thì cũng nên lắp. chi phí đôi khi không phải là vấn đề mà cơ bản là sự an toàn.
 

thangbecks

Xe máy
Biển số
OF-5388
Ngày cấp bằng
13/6/07
Số km
50
Động cơ
544,600 Mã lực
Em cũng có lắp thanh cân bằng xe, cũng chưa thấy có hiệu quả gì
Nói tóm lại là nếu bác nào phải chạy đường dài thường xuyên( tốc độ >80km/h) thì cũng nên lắp. chi phí đôi khi không phải là vấn đề mà cơ bản là sự an toàn.
 

interceptor

Xe điện
Biển số
OF-55097
Ngày cấp bằng
16/1/10
Số km
2,060
Động cơ
469,880 Mã lực
Những ai đi xe chậm sẽ khó cảm nhận hiệu quả của việc gia cố khung sườn xe, nhưng cũng không phải chỉ trên 80km/h mới cảm nhận được. Chỉ cần ai nhạy cảm một chút với cảm giác lái của xe thì cũng có thể nhận ra sự khác biệt ngay khi bẻ lái hay đi vào những mặt đường không đẹp. Tuy nhiên những cái cảm nhận thế nào không quan trọng, mà sự an toàn do việc gia cố khung sườn xe mang lại mới là cái đáng kể đến!
 

Vincentblack

Xe tải
Biển số
OF-42131
Ngày cấp bằng
2/8/09
Số km
369
Động cơ
469,390 Mã lực
Tớ lắp mỗi cấy strut bar mà xe đi như BMW.
 

duky

Xe buýt
Biển số
OF-37224
Ngày cấp bằng
4/6/09
Số km
813
Động cơ
479,990 Mã lực
Nơi ở
Xưởng độ phá xe DUK/DINO
Website
.dino-tuning.vn
Cái này về tác dụng thì đã nói đến quá nhiều. Song vẫn tồn tại 2 trường phái ạ: Cụ hardtop thì có quan điểm hoàn toàn ngược với anh em độ xe về món này ^^
 

TONGIA

Tầu Hỏa
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
40,855
Động cơ
876,332 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Công nhận chạy con Innova thấy oặt ẹo thật.
lái 1 đoạn đã nghĩ đến kể có giàn thanh giằng thì ngon hơn
 

BMW.VN

Xe máy
Biển số
OF-467309
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
96
Động cơ
202,104 Mã lực
Tuổi
41
Baì hữu ích quá cụ ah,
 

Taica

Xe tải
Biển số
OF-28683
Ngày cấp bằng
9/2/09
Số km
489
Động cơ
488,045 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa-HN
Món này ít người biết lắm, em đang tìm hiểu để lắp cho Navara nhà em !
 

VuTien75

Xe hơi
Biển số
OF-396117
Ngày cấp bằng
9/12/15
Số km
159
Động cơ
235,490 Mã lực
Tuổi
49
Bài viết này rất đáng để tham khảo
 

fly

Xe ba gác
Biển số
OF-272727
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
22,804
Động cơ
634,068 Mã lực
Nơi ở
Điện Biên Phủ/0 & Đồng Nát Đường
Website
www.facebook.com

SơnDZ

Xe máy
Biển số
OF-401512
Ngày cấp bằng
18/1/16
Số km
84
Động cơ
230,840 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Bắc Giang
E cũng đang quan tâm món này mà ko biết chỗ nào lắp. Cụ nào biết địa chỉ thi công cái này chỉ cho e nhé!
 

fatcat213

Xe hơi
Biển số
OF-395786
Ngày cấp bằng
8/12/15
Số km
157
Động cơ
235,680 Mã lực
Tuổi
44
đi tốc độ cao thì mới thấy hiệu quả thanh này, còn không thì cũng chả cần lắm ;)
 

toanthangcs

Xe điện
Biển số
OF-50729
Ngày cấp bằng
12/11/09
Số km
2,674
Động cơ
478,432 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lắp cho xe Fortuner, xe chắc chắn hơn rõ rệt.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top