BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU MẠNH QUÁ
Căng do tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp và khó lường. Đặc biệt là tình trạng nắng nóng kéo dài, đã khiến các đảo của Việt Nam tại Trường Sa, có những biến đổi bất thường.
Trích dẫn từ Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), cho biết trong năm 2022, các đảo và điểm đóng quân của Việt Nam, đó nước bốc hơi đã nổi thêm ít nhất 420 ha.
Trong đó Nam Yết (trong ảnh), là bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, trong năm 2022, đi nước biển rút đã làm tăng gấp 4 lần diện tích của nó. Lên đến 42 ha. Trong đó đáng chú ý, là khi nước biển rút đã sắp hình thành nên một cảng biển có thể chứa được tàu lên tới 2000 tấn.
Không chỉ Nam Yết, tình hình tại các đảo khác cũng đang diễn ra hết sức phức tạp và nghiêm trọng. Số diện tích đất trên bãi Thuyền Chài đã tăng từ 24 ha trong báo cáo của AMTI lên đến 31 ha theo phát hiện mới của RFA.
Tại Đá Tiên Nữ, việc nước biển rút đã thay đổi hoàn toàn kết cấu của đảo. Cụ thể là từ đảo chìm thành đảo nổi. Đá Tiên Nữ vốn chỉ có hai cấu trúc thép cho đến năm 2021 bây giờ đã biến thành một đảo nhỏ với các tòa nhà và bến cảng và cầu tàu. AMTI ước tính đến cuối năm 2022, Đá Tiên Nữ có khoảng 26 ha đảo.
Việc nước biển rút, không chỉ lộ ra thêm nhiều diện tích mới, mà còn hiện ra nhiều cấu trúc phức tạp. Nếu nhìn gần hơn vào Nam Yết theo hình ảnh của Planet Labs. Có thể phát hiện một số tòa nhà, hai nhà chứa radar và một chỗ đậu máy bay trực thăng ở mạn phía đông của đảo nhưng không có các cơ sở quân sự rõ ràng nào.
Theo The Guardian, đứng trước tình hình biến đổi khí hậu phức tạp này. Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington gửi thông cáo đến Đại sứ quán Việt Nam nhưng phía Việt Nam chưa rep inbox.
Reuters hồi năm 2016 cho biết Việt Nam đã chuyển một số giàn phóng, à nhầm bút chì đến năm thực thể ở Trường Sa. Chính phủ Việt Nam bác bỏ thông tin này. Tuy nhiên phía Việt Nam cũng cho biết: "Chúng tôi có quyền triển khai vũ khí ở bất kỳ đâu trên lãnh thổ của chúng tôi"
#Đứcgooner