- Biển số
- OF-803153
- Ngày cấp bằng
- 23/1/22
- Số km
- 2,060
- Động cơ
- 113,585 Mã lực
- Tuổi
- 48
Các lực lượng Mỹ và Philippines ngày 11/4 khởi động cuộc tập trận tác chiến lớn nhất trong nhiều thập kỷ giữa hai nước, với sự tham gia của gần 18.000 binh sĩ.
Cuộc tập trận thường niên có tên là Balikatan - tiếng Tagalog có nghĩa là "kề vai sát cánh", kéo dài đến ngày 28/4, huy động sự tham gia của hơn 17.600 binh sĩ, theo AP.
“Các mối quan hệ mà chúng tôi có vàx ây dựng trong các cuộc tập trận này sẽ giúp chúng tôi phản ứng nhanh hơn với xung đột, khủng hoảng, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai", Thiếu tướng Thủy quân lục chiến Mỹ Eric Austin cho biết.
Người phát ngôn quân đội Philippines - Đại tá Medel Aguilar thông tin thêm, cuộc tập trận sẽ nâng cao "chiến thuật, kỹ thuật và quy trình trong một loạt hoạt động quân sự". Cuộc tập trận cũng nhằm củng cố khả năng phòng thủ bờ biển và ứng phó với thảm họa của đất nước và không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào.
Khoảng 12.200 binh sĩ Mỹ cùng 5.400 binh sĩ Philippines và 111 binh sĩ Australia đã được điều động tham gia cuộc tập trận được coi là lớn nhất kể từ khi tập trận thường niên Balikatan bắt đầu ba thập kỷ trước.
Theo các quan chức quân sự Mỹ và Philippines, cuộc tập trận sẽ phô diễn các tàu chiến, máy bay chiến đấu cũng như tên lửa Patriot, bệ phóng tên lửa HIMARS và tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ. Lần đầu tiên, các lực lượng diễn tập đổ bộ lên đảo Palawan, phía Tây Philippines.
Các kịch bản thực địa sẽ “kiểm tra khả năng của các đồng minh trong bắn đạn thật tổng hợp, chia sẻ thông tin và tình báo, liên lạc giữa các đơn vị cơ động, hoạt động hậu cần, hoạt động đổ bộ", theo Đại sứ quán Mỹ tại Manila.
Trong một dấu hiệu cho thấy hợp tác quốc phòng ngày càng sâu rộng, các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Philippines cho biết sẽ gặp những người đồng cấp Mỹ ở Washington trong ngày 11/4 để thảo luận về sự hiện diện của quân đội Mỹ và đề xuất tuần tra hải quân chung, theo AP.
Cuộc tập trận thường niên có tên là Balikatan - tiếng Tagalog có nghĩa là "kề vai sát cánh", kéo dài đến ngày 28/4, huy động sự tham gia của hơn 17.600 binh sĩ, theo AP.
“Các mối quan hệ mà chúng tôi có vàx ây dựng trong các cuộc tập trận này sẽ giúp chúng tôi phản ứng nhanh hơn với xung đột, khủng hoảng, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai", Thiếu tướng Thủy quân lục chiến Mỹ Eric Austin cho biết.
Người phát ngôn quân đội Philippines - Đại tá Medel Aguilar thông tin thêm, cuộc tập trận sẽ nâng cao "chiến thuật, kỹ thuật và quy trình trong một loạt hoạt động quân sự". Cuộc tập trận cũng nhằm củng cố khả năng phòng thủ bờ biển và ứng phó với thảm họa của đất nước và không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào.
Khoảng 12.200 binh sĩ Mỹ cùng 5.400 binh sĩ Philippines và 111 binh sĩ Australia đã được điều động tham gia cuộc tập trận được coi là lớn nhất kể từ khi tập trận thường niên Balikatan bắt đầu ba thập kỷ trước.
Theo các quan chức quân sự Mỹ và Philippines, cuộc tập trận sẽ phô diễn các tàu chiến, máy bay chiến đấu cũng như tên lửa Patriot, bệ phóng tên lửa HIMARS và tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ. Lần đầu tiên, các lực lượng diễn tập đổ bộ lên đảo Palawan, phía Tây Philippines.
Các kịch bản thực địa sẽ “kiểm tra khả năng của các đồng minh trong bắn đạn thật tổng hợp, chia sẻ thông tin và tình báo, liên lạc giữa các đơn vị cơ động, hoạt động hậu cần, hoạt động đổ bộ", theo Đại sứ quán Mỹ tại Manila.
Trong một dấu hiệu cho thấy hợp tác quốc phòng ngày càng sâu rộng, các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Philippines cho biết sẽ gặp những người đồng cấp Mỹ ở Washington trong ngày 11/4 để thảo luận về sự hiện diện của quân đội Mỹ và đề xuất tuần tra hải quân chung, theo AP.