Người chê thì bị gọi là Gato
Người khen thì được gọi là Vinh Nô
Dán nhãn cho nhau đâu khiến nhau thay đổii quan điểm nhỉ
...
PR thì cứ PR, sao phải bịt những ai ko thấy đồ của mình đẹp như mình muốn?
E nhớ lại một bài tạp văn kinh điển :
Thảo Hảo
Ai cho mày chê con tao xấu?
Tôi xin tóm tắt một tí cho tiện dòng theo dõi:
Phim Vua Bãi Rác được chiếu ở rạp. Tôi đi xem về và viết bài chê.
Sau đó đạo diễn của phim (ông Ðỗ Minh Tuấn) viết lại một bài chê cái bài chê của tôi, mắng là tôi đã chê sai. (**)
Rồi bây giờ tôi được phép viết thêm một bài nữa.
Nhưng lần này tôi không đi cãi nhau chuyện Vua Bãi Rác làm gì nữa. Cái việc khen chê là của người đi xem phim (cũng như tôi đã là người đi xem phim). Vả lại chê thế là đủ rồi, cũng "hết chỗ chê" rồi, tôi đang thấy những chân trời mới hé lộ ra tươi sáng hơn cho bài tuần này đây.
Ðó là tôi thấy cái bệnh:
AI CHO MÀY CHÊ CON TAO XẤU?
1.
Hãy tưởng tượng, bạn là nhà đạo diễn phim, 50 năm sau, nếu may mắn phim của bạn chưa mốc trong kho lưu trữ, nó sẽ được chiếu lại trong rạp. Rồi một khán giả về nhà viết lại cảm xúc hôi hổi của mình về bộ phim. Bài viết đăng lên báo. Bài viết có thể sai bét (theo bạn), người viết chẳng hiểu gì ý đồ của bạn, không thấy hết cái mà bạn muốn nói, lại còn áp đặt những ý đồ của anh ta vào...
Giả sử, lúc đó bạn đã "xanh cỏ" rồi, bạn làm gì nào?
Bạn hiện hồn về bóp cổ?
Bạn đi đến từng nhà độc giả của tờ báo, nói thì thầm ma quái giữa cơn mơ: "Sai bét rồi!"?...
Tóm lại, bạn chẳng làm gì được. 300 năm sau, người ta khóc hay cười cho phim của bạn, bạn cũng phải chịu thôi.
2.
Một trong những cái thú nhất của người chuyên làm báo tường trong cơ quan như chúng tôi là: rình rập.
Khi báo dán lên cái bảng chung rồi, cả bọn nhấp nhổm rình xem phòng tài vụ đã lên đọc chưa? Phòng quản trị đã tới xem chưa? Có cười không? Có cau mày không?... Ai cau mày không hiểu thì xông ra hỏi liền, vì sao cau mày? Rồi giải thích ngay, viết thế có nghĩa là thế này, thế này... Một cái cơ quan bé tí, chỉ có chừng 40 nhân viên, rình chừng hai ngày là đã có đủ danh sách ai thích, ai không thích, và cũng có thể thu phục hết cái đám không thích mình.
Nhưng ở một nước 70 triệu dân, thì rình mò dư luận như thế là chuyện thật không nên làm (làm sao cho xuể!), chưa nói đến chuyện cố bịt dư luận, là việc nghệ sĩ (thật) không nên bắt chước bọn làm báo tường mà dính vào.