- Biển số
- OF-372266
- Ngày cấp bằng
- 2/7/15
- Số km
- 2,900
- Động cơ
- 267,230 Mã lực
http://vnexpress.net/tin-tuc/tam-su/cua-so-blog/xin-me-dung-nhin-gai-e-nhu-con-mot-cach-co-van-de-3412991.html
Em truyền thống nên nghĩ rằng đến băm thì gái nên lấy chồng, chứ lên gồng với thiên hạ e là mệt mỏi
======================
Xin mẹ đừng nhìn 'gái ế' như con một cách có vấn đề
Con muốn bước vào hôn nhân trong tâm thế của một người thủy thủ, chứ không phải là một kẻ đi mua tờ vé số.
Mẹ, tối qua trong cuộc điện thoại đó vẫn là tiếng thở dài, là những bóng gió xa xôi của mẹ, vì cái lẽ con vẫn cứ ung dung trước chuyện chồng con, gia đình. Như mọi khi, con chẳng chút buồn phiền, không thấy áp lực, lo âu hay nghĩ ngợi gì cả, có chăng là con chỉ cảm thấy ái ngại cho sự phiền lòng không cần thiết này của mẹ mà thôi. Giá như mẹ có ở đây, con sẽ cho mẹ xem clip khá nổi tiếng của các cô “gái ế” Trung Quốc, để mẹ hiểu chúng con - những người con gái đang bị gắn cho cái mác “hàng tồn kho” thật sự họ đã sống và cảm nhận như thế nào, nó có thật sự bi thương như mọi người vẫn tưởng hay không.
Con ước giá như mẹ có thể hiểu được: Hạnh phúc trên đời này ẩn giấu trong muôn hình vạn trạng, trong 1001 cách chứ không phải chỉ trong một vài mô hình, kiểu mẫu nào đó. Con không hiểu tại sao mẹ và rất nhiều người xung quanh nhìn những cô gái tuổi “băm” như tụi con là một cái gì đó hết sức có vấn đề. Tại sao cứ phải bắt ép mọi loài hoa đều phải bung nở và đâm hoa kết trái trong một cột mốc thời gian nhất định nào đó? “Trăm hoa đua nở” mà mẹ, có những giống hoa 3 tháng, có những giống 3 năm…nhưng cũng có những giống cần nhiều thời gian hơn thế. Đây không phải là vấn đề của cao - thấp, hoa quý - hoa thường… mà đơn giản chỉ là sự khác biệt trong bản chất của mỗi loài hoa. Với con, hành trang để bước vào hôn nhân cần thiết hơn, đó là một sức khỏe tốt, một công việc ổn định có thu nhập khá để đảm bảo kinh tế gia đình, nó còn là hệ giá trị sống, nhân sinh quan để con có thể sẵn sàng đối mặt với vô vàn những khó khăn và bất ngờ của hôn nhân. Con muốn bước vào hôn nhân trong tâm thế của một người thủy thủ, chứ không phải là một kẻ đi mua tờ vé số.
Mỗi chiều trên con đường đi làm về, nhìn vào những quán xá tấp nập cánh đàn ông đang "chén chú chén anh", con biết trong đó thể nào cũng có lão Nam chồng con Thúy bạn con, mà mẹ cứ lấy hình mẫu nó ra để giục con lấy chồng. Điều con quan tâm nhất, đó là sẵn sàng một môi trường tốt cho đứa trẻ ra đời. Đó không đơn thuần là một điều kiện về vật chất, mà còn cả môi trường tinh thần, hệ giá trị sống. Mẹ cứ cảnh báo con rằng vài năm nữa là khó sinh con lắm đấy. Vâng, con biết. Nếu sự chuẩn bị của con là quá lâu, quá kỹ đến nỗi con không còn có cơ hội để làm mẹ, thì con cũng không có gì phải hối tiếc cả. Với con, nếu chưa sẵn sàng tất cả những điều này thì tốt nhất là chưa nên cho đứa trẻ ra đời. Bằng không, đó sẽ là một sự vô trách nhiệm trước tương lai của nó.
Cùng với thời gian, với sự trưởng thành và trải nghiệm của chính mình thì cái khao khát nhất nhất phải có đứa con của riêng mình không còn mạnh mẽ như trước nữa. Giờ đây con đang có những lý tưởng riêng của mình để theo đuổi và con muốn dành thời gian, tâm sức cho nó. Hẳn nhiên, con vẫn luôn mong muốn sẽ gặp tri kỷ cuộc đời để đồng hành cùng với mình, chia sẻ những giá trị sống, dắt tay nhau trên hành trình cuộc đời. Trong cái khung hình đó, nếu có một đứa bé cũng tốt, không có đứa bé cũng chẳng sao, thậm chí có một đứa bé nhưng không phải máu mủ ruột thịt của cả hai người thì cũng không có vấn đề gì. Bởi điều quan trọng nhất đối với con là được sống với con người thật của mình, hạnh phúc với những cung bậc, giá trị riêng, chứ không phải xây dựng một mô hình kiểu mẫu thuận theo con mắt và quan niệm của những người xung quanh. Con ước mẹ có thể hiểu được điều đó để nhẹ bớt nỗi lòng. Con yêu mẹ.
Em truyền thống nên nghĩ rằng đến băm thì gái nên lấy chồng, chứ lên gồng với thiên hạ e là mệt mỏi
======================
Xin mẹ đừng nhìn 'gái ế' như con một cách có vấn đề
Con muốn bước vào hôn nhân trong tâm thế của một người thủy thủ, chứ không phải là một kẻ đi mua tờ vé số.
Mẹ, tối qua trong cuộc điện thoại đó vẫn là tiếng thở dài, là những bóng gió xa xôi của mẹ, vì cái lẽ con vẫn cứ ung dung trước chuyện chồng con, gia đình. Như mọi khi, con chẳng chút buồn phiền, không thấy áp lực, lo âu hay nghĩ ngợi gì cả, có chăng là con chỉ cảm thấy ái ngại cho sự phiền lòng không cần thiết này của mẹ mà thôi. Giá như mẹ có ở đây, con sẽ cho mẹ xem clip khá nổi tiếng của các cô “gái ế” Trung Quốc, để mẹ hiểu chúng con - những người con gái đang bị gắn cho cái mác “hàng tồn kho” thật sự họ đã sống và cảm nhận như thế nào, nó có thật sự bi thương như mọi người vẫn tưởng hay không.
Con ước giá như mẹ có thể hiểu được: Hạnh phúc trên đời này ẩn giấu trong muôn hình vạn trạng, trong 1001 cách chứ không phải chỉ trong một vài mô hình, kiểu mẫu nào đó. Con không hiểu tại sao mẹ và rất nhiều người xung quanh nhìn những cô gái tuổi “băm” như tụi con là một cái gì đó hết sức có vấn đề. Tại sao cứ phải bắt ép mọi loài hoa đều phải bung nở và đâm hoa kết trái trong một cột mốc thời gian nhất định nào đó? “Trăm hoa đua nở” mà mẹ, có những giống hoa 3 tháng, có những giống 3 năm…nhưng cũng có những giống cần nhiều thời gian hơn thế. Đây không phải là vấn đề của cao - thấp, hoa quý - hoa thường… mà đơn giản chỉ là sự khác biệt trong bản chất của mỗi loài hoa. Với con, hành trang để bước vào hôn nhân cần thiết hơn, đó là một sức khỏe tốt, một công việc ổn định có thu nhập khá để đảm bảo kinh tế gia đình, nó còn là hệ giá trị sống, nhân sinh quan để con có thể sẵn sàng đối mặt với vô vàn những khó khăn và bất ngờ của hôn nhân. Con muốn bước vào hôn nhân trong tâm thế của một người thủy thủ, chứ không phải là một kẻ đi mua tờ vé số.
Mỗi chiều trên con đường đi làm về, nhìn vào những quán xá tấp nập cánh đàn ông đang "chén chú chén anh", con biết trong đó thể nào cũng có lão Nam chồng con Thúy bạn con, mà mẹ cứ lấy hình mẫu nó ra để giục con lấy chồng. Điều con quan tâm nhất, đó là sẵn sàng một môi trường tốt cho đứa trẻ ra đời. Đó không đơn thuần là một điều kiện về vật chất, mà còn cả môi trường tinh thần, hệ giá trị sống. Mẹ cứ cảnh báo con rằng vài năm nữa là khó sinh con lắm đấy. Vâng, con biết. Nếu sự chuẩn bị của con là quá lâu, quá kỹ đến nỗi con không còn có cơ hội để làm mẹ, thì con cũng không có gì phải hối tiếc cả. Với con, nếu chưa sẵn sàng tất cả những điều này thì tốt nhất là chưa nên cho đứa trẻ ra đời. Bằng không, đó sẽ là một sự vô trách nhiệm trước tương lai của nó.
Cùng với thời gian, với sự trưởng thành và trải nghiệm của chính mình thì cái khao khát nhất nhất phải có đứa con của riêng mình không còn mạnh mẽ như trước nữa. Giờ đây con đang có những lý tưởng riêng của mình để theo đuổi và con muốn dành thời gian, tâm sức cho nó. Hẳn nhiên, con vẫn luôn mong muốn sẽ gặp tri kỷ cuộc đời để đồng hành cùng với mình, chia sẻ những giá trị sống, dắt tay nhau trên hành trình cuộc đời. Trong cái khung hình đó, nếu có một đứa bé cũng tốt, không có đứa bé cũng chẳng sao, thậm chí có một đứa bé nhưng không phải máu mủ ruột thịt của cả hai người thì cũng không có vấn đề gì. Bởi điều quan trọng nhất đối với con là được sống với con người thật của mình, hạnh phúc với những cung bậc, giá trị riêng, chứ không phải xây dựng một mô hình kiểu mẫu thuận theo con mắt và quan niệm của những người xung quanh. Con ước mẹ có thể hiểu được điều đó để nhẹ bớt nỗi lòng. Con yêu mẹ.