[Funland] Flc đói vốn quá hay là sắp vỡ nợ

wildness

Xe container
Biển số
OF-74392
Ngày cấp bằng
1/10/10
Số km
5,090
Động cơ
-273,964 Mã lực
Chả hiểu các cụ chơi chứng kiểu gì mà toàn thích mấy con sida sắp chết thế nhỉ. Vì nó rẻ à?~X(
Mấy thằng đệ của quýt còi vào hô hào đấy, làm gì có gà nữa. Dân cờ bạc thì đã có sòng PS đánh nhanh và phê hơn.
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,826
Động cơ
794,257 Mã lực
Em vừa đi Bomboo của cậu còi!
Tàu bay vừa cũ, vừa nhỏ.
Nhân viên bán vé và đóng hàng thì lớ ngớ, chưa quen việc, khách hàng còn phải hướng dẫn mới biết làm!
Tàu bay phải đỗ cách cầu thang nhà ga khoảng 700-800m, phải chờ 15 phút và đi xe bus di chuyển mất thời gian và không lịch sự.
Đồ ăn ko giống trên quảng cáo TV chút nào, có mỗi cái bánh mì kẹp nhỏ xíu.
Được mỗi tiếp viên nhẹ nhàng và đẹp!
Nói chung kém hơn tất cả các hãng khác đang có của VN.
Công bằng đi cụ ơi.
Nhân viên check in, đóng hàng là người của Cảng hàng không cụ ạ, dù có thể mặc áo Bamboo lúc ấy. Chỉ có quầy bán vé giờ chót là chuẩn nhân viên của hãng bay.
Tàu bay đỗ cách xa, phải đi xe buýt. Kể cả VNA cũng có chuyến như vậy cụ ạ.
Đồ ăn không giống quảng cáo: Cụ xem quảng cáo mỳ tôm chưa ạ?
 

Hai Toan

Xe container
Biển số
OF-354101
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
7,186
Động cơ
323,229 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Cụ lộn ngược cái ảnh của Quýt còi xem,đỉnh cmn đấy nhá.
 

UltraMod

Xe tăng
Biển số
OF-592828
Ngày cấp bằng
1/10/18
Số km
1,432
Động cơ
143,433 Mã lực
Website
trendyeyewear.vn
Đúng bài là hôm nay thằng Quyết đăng bài trên báo để lùa gà cho vụ phát hành thêm 300 triệu CP đây các cụ. Khi được hỏi tiền đâu ra để đầu tư máy bay thì nó trả lời lòng vòng chuyện thuê mua tài chính, nhưng bản chất là tiền đi lừa cổ đông qua các lần phát hành giá 10k, tuyên bố mua nhưng âm thầm bán đó.

https://vnexpress.net/longform/chu-tich-flc-trinh-van-quyet-toi-chua-bao-gio-noi-suong-khi-lam-hang-khong-3967826.html

Thứ sáu, 16/8/2019, 08:30 (GMT+7)
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: 'Tôichưa bao giờ nói suông khi làm hàng không'
Hứa làm hàng không, FLC đã làm được; chọn chơi lớn, Bamboo đã ký hàng tỷ USD hợp đồng mua máy bay; và bây giờ ông Trịnh Văn Quyết quyết sang Mỹ.


Tròn một năm kể từ ngày thành lập và 7 tháng từ khi chuyến bay đầu tiên cất cánh, Bamboo Airways gây từ ngạc nhiên này sang bất ngờ khác với những tuyên bố tưởng như "hoang đường" của vị Chủ tịch. Tuy vậy, trao đổi với VnExpress, ông Trịnh Văn Quyết cho biết hàng không đơn giản là bài toán, tính đúng thì không cần phải liều.

Ông được cho là người ngoại đạo với hàng không. Vậy phải lý giải thế nào cho việc lấn sân mạnh mẽ như vậy của cả FLC và cá nhân Trịnh Văn Quyết?

Tôi bắt đầu với hàng không bằng cả kỷ niệm tuổi thơ và con mắt của người làm kinh doanh. Cơ hội kinh doanh thì sẽ nói sau. Tôi muốn bắt đầu bằng kỷ niệm về những ngày vừa lên 10, khoảng 1985. Lúc đó có đứa trẻ con nào không mê máy bay đâu. Quê tôi lại ở Vĩnh Phúc, gần sân bay Nội Bài nữa chứ. Cứ mỗi lần nghe thấy tiếng bay ù ù là cả lũ trẻ con chạy ra ngửa cổ lên trời. Thậm chí từ lúc mới thấy tiếng mà chưa thấy hình. Đứng nhìn mãi đến khi nào vệt khói trắng tan đi mới thôi. Nhưng lúc đấy chưa biết thế nào là lớn, chỉ ước được ngồi trên đó thôi. Tôi không hình dung mình là tiếp viên hay phi công. Chỉ cần là hành khách đã thích rồi. Có khi cả buổi nghĩ về cảm giác ở trên đó, chắc êm vì không xóc như đường làng quê tôi.

Đến năm 19 tuổi thì ước mơ thành hiện thực. Đó là chuyến bay một chiều từ Sài Gòn ra Hà Nội. Lúc vào làm gì có tiền. Phải đi xe khách. Sau một năm đi học, kiếm tiền mới quyết định đi máy bay một lần cho biết. Tôi không nhớ gì nhiều cho chuyến đi đó. Nhưng sung sướng thì nhớ mãi. Nói vui là tôi còn giữ cái vé suốt mấy năm học đại học. Cất gọn nó trong ví. Thỉnh thoảng bỏ ra khoe đám bạn và hầu hết đều rất ghen tị.


Vậy từ lúc nào những mong muốn thời bé của ông chuyển thành ý tưởng thành lập hãng hàng không? Khó khăn lớn nhất để có được giấy phép bay là gì?

Nhen nhóm từ khá lâu vì tôi là người làm dịch vụ, nghỉ dưỡng, nên thấy ngành này rất hấp dẫn, đầy tiềm năng. Từ hồi 2014 FLC đã mua trực thăng để làm dịch vụ. Nhưng kết quả không cao vì kinh doanh trực thăng phải phụ thuộc nhiều thứ, như có loại trực thăng không được phép bay đêm, hay trời giông gió là không cất cánh được. Chưa kể về mặt thủ tục, khách toàn chỉ muốn bay ngay và luôn, nhưng xin cấp phép phải mất mấy ngày.

Do đó, tôi ấp ủ suốt từ năm 2014, 2015, đến 2016 bắt đầu chuẩn bị về thủ tục và 2017 chính thức nộp hồ sơ lên cơ quan quản lý xin cấp phép thành lập hãng hàng không. Yếu tố đầu tiên là phải thích, thứ hai phải nghiên cứu thị trường, thứ ba chuẩn bị tiềm lực rất kỹ.

Cách đây hai năm, phát biểu đầu tiên của tôi về hàng không là đã làm là phải làm lớn luôn. Bay là phải rộn ràng, phải hoành tráng. Chứ nếu bay mà chỉ hai ba tàu thì nhom nhem, chết ngay.

Khi ra đời, Bamboo Airways đã hiện thực hoá tuyên bố này. Chỉ trong vòng chưa đến 6 tháng đã đưa số hành khách đạt con số một triệu lượt. Tỷ lệ an toàn tuyệt đối. Tỷ lệ đúng giờ là 93,8%, cao nhất toàn ngành hàng không Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019. Đó là nhờ có sự chuẩn bị nhiều năm và kỹ càng các khâu mới làm được.

Tôi không phải là mẫu doanh nhân nói về kinh doanh theo chữ "duyên" hay "mơ ước". Nên tôi không thấy những khoảnh khắc của sự "mong manh" hay "định mệnh", dù có khó khăn. Mọi thứ đã có lộ trình. Bản thân tôi và FLC là tập hợp của rất nhiều dân luật, chúng tôi làm có lộ trình, có kế hoạch. Nghiên cứu kỹ luật pháp rồi mới bắt tay nên không có lý gì nhà nước không cấp phép.

Vì thế, Bamboo Airways ra đời gần như không có bất cứ trắc trở lớn nào.


Khi ông tuyên bố, hầu hết ý kiến đều nói FLC liều, bởi đã có nhiều hãng hàng không trở thành "xác chết". Ông nghĩ gì về điều này?

Khi tuyên bố xong đúng là tôi nghe không ít người doạ, nào là làm hàng không thì "đốt tiền", rồi phải có nhiều nghìn tỷ để đốt. Riêng chi phí xăng dầu đã chiếm 40%. Phá sản như chơi.

Nhưng thay vì sợ hãi, tôi quyết định nghiên cứu thật kỹ. Nghiên cứu cả thị trường và lý do của những trường hợp phá sản, thất bại.

Tôi nhắc lại, tôi là dân luật nên mọi thứ đều làm theo luật. Không có khái niệm may mắn ở đây. Tôi chỉ lo quản trị làm sao cho tốt để khi bay là phải chuẩn chỉnh.

Mọi người nghĩ liều vì một là chưa gặp, hai là chưa nói chuyện với tôi. Chưa gặp nên chưa hiểu được câu chuyện, chưa biết tính cách ông này thế nào. Người ta tự nghi ngờ, tự tạo ra những thông tin để bình luận. Chứ bản thân tôi thì không bao giờ liều, luôn có sự chuẩn bị kỹ.

Làm hàng không càng phải chuẩn vì mọi thứ phải đúng đến từng giây. Số liệu về bay đúng giờ, số liệu của người trên chuyến bay có thể được lưu giữ đến hàng thập kỷ. Với đặc thù như vậy càng phải tính toán kỹ lưỡng chứ không bao giờ liều được.

Điều quan trọng nữa là các hãng hàng không thất bại trước đó đều chỉ dựa vào nguồn lực của cá nhân, hoặc tiềm lực tài chính chưa lớn. Trong khi Bamboo Airways dựa trên sức mạnh của FLC. Phải có một bệ đỡ tốt về cả quản trị và tài chính mới có thể nghĩ lớn làm lớn được. Chứ bay mà chỉ một hai cái máy bay thì chết sớm là dễ hiểu.


Suốt thời gian chuẩn bị cho Bamboo Airways, đâu là thời khắc ông cảmthấy đáng nhớ nhất?

Đó chắc chắn là ngày được cấp phép bay. Cụ thể là ngày 8/11/2018, Chính phủ đồng ý chủ trương, ngày 12/11/2018 Bộ Giao thông Vận tải cấp phép vận chuyển hành khách. Không chỉ với riêng tôi mà với tất cả nhân viên Bamboo Airways, phi công, tiếp viên, kỹ sư, anh em quản lý. Hàng nghìn người xúc động trong giây phút đó vì họ đã chuẩn bị và chờ đợi trong cả năm trời.

Ngành hàng không này rất ít lựa chọn. Bất động sản thì có cả nghìn công ty nhưng hàng không theo như bạn thấy, chỉ vài hãng. Những nhân sự nhiều kinh nghiệm lựa chọn về với chúng tôi là họ cũng đã đặt niềm tin rất lớn. Thế nên cả năm chưa được bay thì sốt ruột, hồi hộp, hy vọng lắm. Được cất cánh là mừng, như cam kết mình còn có đất sống, còn việc để làm.

Các bạn tiếp viên, sau tôi nghe kể lại mới biết nhiều người đã khóc. Trước chuyến bay đầu tiên thậm chí cả đêm không ngủ vì hồi hộp. Ngày cất cánh chuyến bay đầu tiên cũng vậy. Bản thân tôi trong lòng cũng vui lắm, nhưng phải kiềm chế vì là người quản lý, phải giữ được cảm xúc.

Bamboo Airways chọn slogan "Hơn cả một chuyến bay". Ông có mất nhiều tiền để có được thông điệp này không và tại sao lại chọn nó?

Chúng tôi không thuê công ty nào cả mà nội bộ công ty tổ chức cuộc thi. Vì chính mình mới hiểu mình nhất. Có nhiều phương án nhưng tôi lựa chọn slogan trước cả khi cuộc thi đi đến phút cuối.

Người Việt Nam nói chung vẫn còn xa lạ với máy bay, dù thời gian gần đây đã nhiều hơn. "Được bay" đã là hạnh phúc, như tôi hồi 19 tuổi. Nhưng bây giờ với Bamboo Airways, "Hơn cả một chuyến bay" có nghĩa bay đã là thích rồi, lại còn được làm cho thích hơn nữa, thư giãn hơn nữa. Đó chính là sự tận tâm, tận tuỵ, hiếu khách bằng từng ngôn ngữ, cử chỉ để làm cho khách hài lòng nhất.

Với phi hành đoàn, "Hơn cả một chuyến bay" có nghĩa là phục vụ bằng trái tim. Đội ngũ cần cảm ơn khách ngay từ trong đầu, trong tim vì khi biết ơn từ tận tâm thì ngôn ngữ, cử chỉ mới đi theo được. Nếu chỉ làm theo nghi thức một cách máy móc thì sẽ có lúc quên cái này, quên cái kia.

Tôi luôn nói với anh em rằng, khách hàng đang nuôi sống mình đấy. Khách của Bamboo Airways luôn luôn là người đúng, cho dù bất cứ lý do gì. Khách không hài lòng thì tôi phải tìm cách làm cho họ hài lòng.

Như các bạn có thể thấy, Bamboo Airways xuất hiện đã tạo ra một làn gió mới về phong cách phục vụ. Tôi rất vui khi thấy mấy tháng vừa rồi tràn ngập những lời khen về thái độ phục vụ của Bamboo Airways. Người của Bamboo Airways đã thực sự mang đến cho khách hàng cảm giác được trải nghiệm một dịch vụ ở trên không, chứ không chỉ ngồi vào ghế và di chuyển bằng máy bay.


Điều đó có nghĩa ông xây dựng Bamboo Airways không phải dựa trên các "sai lầm của đối thủ"?

Không. Hoàn toàn không. Đối thủ có điểm mạnh này, điểm yếu kia. Nhưng tôi coi đó chỉ là kinh nghiệm. Còn muốn xây dựng cái riêng thì phải có cách tiếp cận riêng. Khi FLC ra đời, cũng có ai nghĩ sẽ có ngày đứng top đầu như thế này? Chỉ có khác biệt mới tạo nên thành công.

Ngay từ đầu chúng tôi đã định vị phân khúc, đặt mục tiêu phải trở thành hãng hàng không 5 sao. Đó là lý do các tàu bay đều có khoang hạng C. Tàu bay mới sắp về thậm chí còn có khoang First Class, trên cả C. Tất cả đều là dự định từ khi nhen nhóm thành lập hãng mấy năm trước.

Tất cả đều phải có sự chuẩn bị, như một bài toán, thậm chí còn có nhiều đáp số. Để được 5 sao thì con người phải 5 sao trước. Có thể tàu bay chưa được ngay 5 sao, nhưng con người phải chuẩn chỉnh.

Tôi không phải là người của lý luận. Tôi thấy gì hay thì học. Một lần trên chuyến bay tới Brunei, tôi bị thu hút bởi cô tiếp viên trưởng. Cô ta mặc bộ đồ như hoàng hậu, sang trọng quý phái. Mỗi động tác đều toát lên vẻ lịch sự hoàng gia. Tôi nhận ra máy bay chỉ là một phần, con người mới là thứ tạo nên cảm xúc.


Vì thế tôi đã chuẩn bị kỹ càng cho mục tiêu 5 sao từ vấn đề con người. Tiếp viên Bamboo Airways phải đạt tiêu chuẩn đề ra. Về vóc dáng thì đã có số đo. Nhưng quan trọng là, bộ phận tuyển dụng phải tìm ra những gương mặt thân thiện, cởi mở, vui tươi. Chính họ sẽ tạo ra và dẫn dắt cảm xúc tích cực cho hành khách.

Nói là thế thôi, chứ thực tế vẫn có người này người kia. Tuy nhiên tôi không ngại ngần khi khẳng định đó là mong muốn thực sự của Bamboo Airways.

Thái độ phục vụ vẫn là điểm yếu của nhiều tiếp viên Việt Nam, làm sao ông có thể truyền các quy tắc đó xuống hàng nghìn người?

Đào tạo. Chỉ có đào tạo thôi bạn. Chúng tôi đào tạo từ trong khóa học tới cuộc sống hàng ngày. Văn hóa FLC là góp ý luôn đi cùng giải pháp và coi nhau như anh em trong nhà. Chướng mắt là phải nói ngay.

Các doanh nghiệp có những cách quản trị khác nhau, như có nơi thì rất dân chủ, có nơi thiết quân luật. Nhưng ở FLC, chúng tôi chọn cách quản trị hướng toàn đội ngũ theo chuẩn mực. Chuẩn mực trong từng lời nói, từng hành động.

Như hôm trước trong buổi nói chuyện gặp gỡ các phi công, tôi cũng đưa ra ví dụ về một cái vỏ kẹo rơi trên sàn nhà. Như ở nơi khác, đó là việc của cô lao công, mọi người có thể cứ thế điềm nhiên bước qua để lo việc của mình trước.

Nhưng ở đây, kể cả là phi công cũng nên cúi xuống nhặt, tất cả vì mục tiêu chung.


Các nhân viên Bamboo Airways có hành động đặc trưng là đặt tay lên ngực trái chào khách, ông lấy ý tưởng đó từ đâu?

Từ người Nhật. Tôi ngưỡng mộ người Nhật ở cách họ tiếp đón trọng thị, thành tâm với khách hàng. Một động tác nhỏ nhưng mang lại thông điệp lớn. Phải làm sao từ khi bước vào máy bay đến khi bước ra, hành khách phải thấy đó là văn hóa của Bamboo Airways, chứ không phải chỉ của riêng một vài tiếp viên.

Nhưng cái khó là cúi xuống với cái tâm trân trọng khách hàng thực sự, chứ không phải chỉ là thói quen, là bắt buộc. Cái này như tôi nói, lại là do đào tạo. Phải rất vất vả mới đi vào trái tim của mọi người. Nếu chọn cách thành công nhanh, tôi đã không phức tạp chuyện đó. Nhưng để khác biệt thì phải kiên nhẫn thôi.

Chuyển sang vấn đề tài chính, câu hỏi lớn nhất là lấy tiền đâu Bamboo Airways có thể mua hàng chục máy bay, trị giá cả tỷ USD như thế?

Đó cũng là thắc mắc chung thôi. Nhưng bạn phải biết khi mua tàu bay của Boeing, Airbus, nhà sản xuất đều giới thiệu các công ty cho thuê tài chính. Đó là một dạng cho vay cũng như ngân hàng với mức vay lên đến 80%. Các hãng hàng không trên thế giới cũng đều như vậy. Kể cả những hãng hàng không có tiền thì vẫn đi vay bình thường.

Căn cứ để họ cho tôi vay là niềm tin vào Tập đoàn FLC, từ bức tranh tài chính của kiểm toán độc lập, dựa trên đề án của Bamboo Airways, số liệu của Tập đoàn. Kèm theo đó là nhiều yếu tố khác như đặt cọc, rồi các ngân hàng trong nước tài trợ một phần.

FLC thành lập hãng hàng không trên cơ sở thế mạnh của Tập đoàn. Tôi đã đầu tư bằng cả nguồn lực và kinh nghiệm suốt 18 năm, nên đã chuẩn bị rất kỹ. Vì thế không có gì khó khăn để nhận được các khoản tín dụng đó.




Video Player is loading.
Hiện tại 0:01
/
Thời lượng 8:09
Đã tải: 0%


Tiến trình: 0%

Bamboo Airways công bố sẽ bay đi Mỹ gây nhiều nghi ngờ, vì mới cất cánh chưa bao lâu đã quyết làm điều các hãng có tuổi đời lớn hơn chưa làm. Ông nói gì về điều này?

Như mọi người thấy, FLC đã quyết làm, là làm được. Tôi chưa bao giờ nói suông khi làm hàng không. Tôi nói lập hãng hàng không là làm thật, mua tàu bay là mua thật. Tôi trả tiền thì người ta mới công bố, mới ký trước mặt các nguyên thủ.

Tương tự, khi công bố bay đi Mỹ, chúng tôi cũng trình bày số liệu rõ ràng. Bay từ Tân Sơn Nhất đến Los Angeles thì thế nào. Đưa ra cả con số bay mùa đông, bay mùa hè, xuôi và ngược chiều gió, bay 15 tiếng và 17 tiếng thì phương án ra sao. Ví dụ bay ngược gió vào khoảng tháng 1 là khoảng 17 tiếng, bán vé bằng này tiền, trừ đi tiền dầu, tỷ lệ lấp đầy, thu về bao nhiêu. Các con số đều biết nói. Tôi đã phân tích khách quan và thấy bán vé như các hãng hàng không khác đang làm hoàn toàn có thể có lãi.

Bay đi Mỹ không chỉ làm lợi cho Bamboo Airways, mà cũng là làm lợi cho hình ảnh quốc gia. Nếu một người Việt đứng ở sân bay Mỹ, nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng ở đuôi máy bay, thì dù không biết tôi là ai họ cũng tự hào chứ. Bay đi Mỹ là niềm tự hào cho Việt Nam, cho ngành hàng không Việt Nam. Nếu Bamboo Airways tiên phong bay được thì càng phải động viên.

Cách đây trên dưới 7 năm, ai dám nói FLC có vị thế về bất động sản như ngày hôm nay. Khi đó nói về hàng đầu họ chỉ nghĩ đến những cái tên khác. Thế mà hiện nay FLC đã khẳng định được vị thế tại nhiều tỉnh thành, đó là vì chúng tôi có cách đi riêng, cách quản trị riêng.

Hàng không cũng như thế. Đến một ngày Bamboo Airways có trong tay đội tàu bay quy mô thuộc hàng lớn nhất là bình thường, tôi không giấu tham vọng đó. Ít năm tới, tôi tin rằng điều này sẽ thành hiện thực. Bamboo Airways sẽ đạt chuẩn 5 sao, không chỉ cạnh tranh được với các hãng hàng không trong nước mà còn cả quốc tế, không chỉ đỗ ở các sân bay Mỹ, mà còn ở châu Âu.

 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
27,499
Động cơ
727,965 Mã lực
Đúng bài là hôm nay thằng Quyết đăng bài trên báo để lùa gà cho vụ phát hành thêm 300 triệu CP đây các cụ. Khi được hỏi tiền đâu ra để đầu tư máy bay thì nó trả lời lòng vòng chuyện thuê mua tài chính, nhưng bản chất là tiền đi lừa cổ đông qua các lần phát hành giá 10k, tuyên bố mua nhưng âm thầm bán đó.

https://vnexpress.net/longform/chu-tich-flc-trinh-van-quyet-toi-chua-bao-gio-noi-suong-khi-lam-hang-khong-3967826.html

Thứ sáu, 16/8/2019, 08:30 (GMT+7)
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: 'Tôichưa bao giờ nói suông khi làm hàng không'
Hứa làm hàng không, FLC đã làm được; chọn chơi lớn, Bamboo đã ký hàng tỷ USD hợp đồng mua máy bay; và bây giờ ông Trịnh Văn Quyết quyết sang Mỹ.


Tròn một năm kể từ ngày thành lập và 7 tháng từ khi chuyến bay đầu tiên cất cánh, Bamboo Airways gây từ ngạc nhiên này sang bất ngờ khác với những tuyên bố tưởng như "hoang đường" của vị Chủ tịch. Tuy vậy, trao đổi với VnExpress, ông Trịnh Văn Quyết cho biết hàng không đơn giản là bài toán, tính đúng thì không cần phải liều.

Ông được cho là người ngoại đạo với hàng không. Vậy phải lý giải thế nào cho việc lấn sân mạnh mẽ như vậy của cả FLC và cá nhân Trịnh Văn Quyết?

Tôi bắt đầu với hàng không bằng cả kỷ niệm tuổi thơ và con mắt của người làm kinh doanh. Cơ hội kinh doanh thì sẽ nói sau. Tôi muốn bắt đầu bằng kỷ niệm về những ngày vừa lên 10, khoảng 1985. Lúc đó có đứa trẻ con nào không mê máy bay đâu. Quê tôi lại ở Vĩnh Phúc, gần sân bay Nội Bài nữa chứ. Cứ mỗi lần nghe thấy tiếng bay ù ù là cả lũ trẻ con chạy ra ngửa cổ lên trời. Thậm chí từ lúc mới thấy tiếng mà chưa thấy hình. Đứng nhìn mãi đến khi nào vệt khói trắng tan đi mới thôi. Nhưng lúc đấy chưa biết thế nào là lớn, chỉ ước được ngồi trên đó thôi. Tôi không hình dung mình là tiếp viên hay phi công. Chỉ cần là hành khách đã thích rồi. Có khi cả buổi nghĩ về cảm giác ở trên đó, chắc êm vì không xóc như đường làng quê tôi.

Đến năm 19 tuổi thì ước mơ thành hiện thực. Đó là chuyến bay một chiều từ Sài Gòn ra Hà Nội. Lúc vào làm gì có tiền. Phải đi xe khách. Sau một năm đi học, kiếm tiền mới quyết định đi máy bay một lần cho biết. Tôi không nhớ gì nhiều cho chuyến đi đó. Nhưng sung sướng thì nhớ mãi. Nói vui là tôi còn giữ cái vé suốt mấy năm học đại học. Cất gọn nó trong ví. Thỉnh thoảng bỏ ra khoe đám bạn và hầu hết đều rất ghen tị.


Vậy từ lúc nào những mong muốn thời bé của ông chuyển thành ý tưởng thành lập hãng hàng không? Khó khăn lớn nhất để có được giấy phép bay là gì?

Nhen nhóm từ khá lâu vì tôi là người làm dịch vụ, nghỉ dưỡng, nên thấy ngành này rất hấp dẫn, đầy tiềm năng. Từ hồi 2014 FLC đã mua trực thăng để làm dịch vụ. Nhưng kết quả không cao vì kinh doanh trực thăng phải phụ thuộc nhiều thứ, như có loại trực thăng không được phép bay đêm, hay trời giông gió là không cất cánh được. Chưa kể về mặt thủ tục, khách toàn chỉ muốn bay ngay và luôn, nhưng xin cấp phép phải mất mấy ngày.

Do đó, tôi ấp ủ suốt từ năm 2014, 2015, đến 2016 bắt đầu chuẩn bị về thủ tục và 2017 chính thức nộp hồ sơ lên cơ quan quản lý xin cấp phép thành lập hãng hàng không. Yếu tố đầu tiên là phải thích, thứ hai phải nghiên cứu thị trường, thứ ba chuẩn bị tiềm lực rất kỹ.

Cách đây hai năm, phát biểu đầu tiên của tôi về hàng không là đã làm là phải làm lớn luôn. Bay là phải rộn ràng, phải hoành tráng. Chứ nếu bay mà chỉ hai ba tàu thì nhom nhem, chết ngay.

Khi ra đời, Bamboo Airways đã hiện thực hoá tuyên bố này. Chỉ trong vòng chưa đến 6 tháng đã đưa số hành khách đạt con số một triệu lượt. Tỷ lệ an toàn tuyệt đối. Tỷ lệ đúng giờ là 93,8%, cao nhất toàn ngành hàng không Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019. Đó là nhờ có sự chuẩn bị nhiều năm và kỹ càng các khâu mới làm được.

Tôi không phải là mẫu doanh nhân nói về kinh doanh theo chữ "duyên" hay "mơ ước". Nên tôi không thấy những khoảnh khắc của sự "mong manh" hay "định mệnh", dù có khó khăn. Mọi thứ đã có lộ trình. Bản thân tôi và FLC là tập hợp của rất nhiều dân luật, chúng tôi làm có lộ trình, có kế hoạch. Nghiên cứu kỹ luật pháp rồi mới bắt tay nên không có lý gì nhà nước không cấp phép.

Vì thế, Bamboo Airways ra đời gần như không có bất cứ trắc trở lớn nào.


Khi ông tuyên bố, hầu hết ý kiến đều nói FLC liều, bởi đã có nhiều hãng hàng không trở thành "xác chết". Ông nghĩ gì về điều này?

Khi tuyên bố xong đúng là tôi nghe không ít người doạ, nào là làm hàng không thì "đốt tiền", rồi phải có nhiều nghìn tỷ để đốt. Riêng chi phí xăng dầu đã chiếm 40%. Phá sản như chơi.

Nhưng thay vì sợ hãi, tôi quyết định nghiên cứu thật kỹ. Nghiên cứu cả thị trường và lý do của những trường hợp phá sản, thất bại.

Tôi nhắc lại, tôi là dân luật nên mọi thứ đều làm theo luật. Không có khái niệm may mắn ở đây. Tôi chỉ lo quản trị làm sao cho tốt để khi bay là phải chuẩn chỉnh.

Mọi người nghĩ liều vì một là chưa gặp, hai là chưa nói chuyện với tôi. Chưa gặp nên chưa hiểu được câu chuyện, chưa biết tính cách ông này thế nào. Người ta tự nghi ngờ, tự tạo ra những thông tin để bình luận. Chứ bản thân tôi thì không bao giờ liều, luôn có sự chuẩn bị kỹ.

Làm hàng không càng phải chuẩn vì mọi thứ phải đúng đến từng giây. Số liệu về bay đúng giờ, số liệu của người trên chuyến bay có thể được lưu giữ đến hàng thập kỷ. Với đặc thù như vậy càng phải tính toán kỹ lưỡng chứ không bao giờ liều được.

Điều quan trọng nữa là các hãng hàng không thất bại trước đó đều chỉ dựa vào nguồn lực của cá nhân, hoặc tiềm lực tài chính chưa lớn. Trong khi Bamboo Airways dựa trên sức mạnh của FLC. Phải có một bệ đỡ tốt về cả quản trị và tài chính mới có thể nghĩ lớn làm lớn được. Chứ bay mà chỉ một hai cái máy bay thì chết sớm là dễ hiểu.


Suốt thời gian chuẩn bị cho Bamboo Airways, đâu là thời khắc ông cảmthấy đáng nhớ nhất?

Đó chắc chắn là ngày được cấp phép bay. Cụ thể là ngày 8/11/2018, Chính phủ đồng ý chủ trương, ngày 12/11/2018 Bộ Giao thông Vận tải cấp phép vận chuyển hành khách. Không chỉ với riêng tôi mà với tất cả nhân viên Bamboo Airways, phi công, tiếp viên, kỹ sư, anh em quản lý. Hàng nghìn người xúc động trong giây phút đó vì họ đã chuẩn bị và chờ đợi trong cả năm trời.

Ngành hàng không này rất ít lựa chọn. Bất động sản thì có cả nghìn công ty nhưng hàng không theo như bạn thấy, chỉ vài hãng. Những nhân sự nhiều kinh nghiệm lựa chọn về với chúng tôi là họ cũng đã đặt niềm tin rất lớn. Thế nên cả năm chưa được bay thì sốt ruột, hồi hộp, hy vọng lắm. Được cất cánh là mừng, như cam kết mình còn có đất sống, còn việc để làm.

Các bạn tiếp viên, sau tôi nghe kể lại mới biết nhiều người đã khóc. Trước chuyến bay đầu tiên thậm chí cả đêm không ngủ vì hồi hộp. Ngày cất cánh chuyến bay đầu tiên cũng vậy. Bản thân tôi trong lòng cũng vui lắm, nhưng phải kiềm chế vì là người quản lý, phải giữ được cảm xúc.

Bamboo Airways chọn slogan "Hơn cả một chuyến bay". Ông có mất nhiều tiền để có được thông điệp này không và tại sao lại chọn nó?

Chúng tôi không thuê công ty nào cả mà nội bộ công ty tổ chức cuộc thi. Vì chính mình mới hiểu mình nhất. Có nhiều phương án nhưng tôi lựa chọn slogan trước cả khi cuộc thi đi đến phút cuối.

Người Việt Nam nói chung vẫn còn xa lạ với máy bay, dù thời gian gần đây đã nhiều hơn. "Được bay" đã là hạnh phúc, như tôi hồi 19 tuổi. Nhưng bây giờ với Bamboo Airways, "Hơn cả một chuyến bay" có nghĩa bay đã là thích rồi, lại còn được làm cho thích hơn nữa, thư giãn hơn nữa. Đó chính là sự tận tâm, tận tuỵ, hiếu khách bằng từng ngôn ngữ, cử chỉ để làm cho khách hài lòng nhất.

Với phi hành đoàn, "Hơn cả một chuyến bay" có nghĩa là phục vụ bằng trái tim. Đội ngũ cần cảm ơn khách ngay từ trong đầu, trong tim vì khi biết ơn từ tận tâm thì ngôn ngữ, cử chỉ mới đi theo được. Nếu chỉ làm theo nghi thức một cách máy móc thì sẽ có lúc quên cái này, quên cái kia.

Tôi luôn nói với anh em rằng, khách hàng đang nuôi sống mình đấy. Khách của Bamboo Airways luôn luôn là người đúng, cho dù bất cứ lý do gì. Khách không hài lòng thì tôi phải tìm cách làm cho họ hài lòng.

Như các bạn có thể thấy, Bamboo Airways xuất hiện đã tạo ra một làn gió mới về phong cách phục vụ. Tôi rất vui khi thấy mấy tháng vừa rồi tràn ngập những lời khen về thái độ phục vụ của Bamboo Airways. Người của Bamboo Airways đã thực sự mang đến cho khách hàng cảm giác được trải nghiệm một dịch vụ ở trên không, chứ không chỉ ngồi vào ghế và di chuyển bằng máy bay.


Điều đó có nghĩa ông xây dựng Bamboo Airways không phải dựa trên các "sai lầm của đối thủ"?

Không. Hoàn toàn không. Đối thủ có điểm mạnh này, điểm yếu kia. Nhưng tôi coi đó chỉ là kinh nghiệm. Còn muốn xây dựng cái riêng thì phải có cách tiếp cận riêng. Khi FLC ra đời, cũng có ai nghĩ sẽ có ngày đứng top đầu như thế này? Chỉ có khác biệt mới tạo nên thành công.

Ngay từ đầu chúng tôi đã định vị phân khúc, đặt mục tiêu phải trở thành hãng hàng không 5 sao. Đó là lý do các tàu bay đều có khoang hạng C. Tàu bay mới sắp về thậm chí còn có khoang First Class, trên cả C. Tất cả đều là dự định từ khi nhen nhóm thành lập hãng mấy năm trước.

Tất cả đều phải có sự chuẩn bị, như một bài toán, thậm chí còn có nhiều đáp số. Để được 5 sao thì con người phải 5 sao trước. Có thể tàu bay chưa được ngay 5 sao, nhưng con người phải chuẩn chỉnh.

Tôi không phải là người của lý luận. Tôi thấy gì hay thì học. Một lần trên chuyến bay tới Brunei, tôi bị thu hút bởi cô tiếp viên trưởng. Cô ta mặc bộ đồ như hoàng hậu, sang trọng quý phái. Mỗi động tác đều toát lên vẻ lịch sự hoàng gia. Tôi nhận ra máy bay chỉ là một phần, con người mới là thứ tạo nên cảm xúc.


Vì thế tôi đã chuẩn bị kỹ càng cho mục tiêu 5 sao từ vấn đề con người. Tiếp viên Bamboo Airways phải đạt tiêu chuẩn đề ra. Về vóc dáng thì đã có số đo. Nhưng quan trọng là, bộ phận tuyển dụng phải tìm ra những gương mặt thân thiện, cởi mở, vui tươi. Chính họ sẽ tạo ra và dẫn dắt cảm xúc tích cực cho hành khách.

Nói là thế thôi, chứ thực tế vẫn có người này người kia. Tuy nhiên tôi không ngại ngần khi khẳng định đó là mong muốn thực sự của Bamboo Airways.

Thái độ phục vụ vẫn là điểm yếu của nhiều tiếp viên Việt Nam, làm sao ông có thể truyền các quy tắc đó xuống hàng nghìn người?

Đào tạo. Chỉ có đào tạo thôi bạn. Chúng tôi đào tạo từ trong khóa học tới cuộc sống hàng ngày. Văn hóa FLC là góp ý luôn đi cùng giải pháp và coi nhau như anh em trong nhà. Chướng mắt là phải nói ngay.

Các doanh nghiệp có những cách quản trị khác nhau, như có nơi thì rất dân chủ, có nơi thiết quân luật. Nhưng ở FLC, chúng tôi chọn cách quản trị hướng toàn đội ngũ theo chuẩn mực. Chuẩn mực trong từng lời nói, từng hành động.

Như hôm trước trong buổi nói chuyện gặp gỡ các phi công, tôi cũng đưa ra ví dụ về một cái vỏ kẹo rơi trên sàn nhà. Như ở nơi khác, đó là việc của cô lao công, mọi người có thể cứ thế điềm nhiên bước qua để lo việc của mình trước.

Nhưng ở đây, kể cả là phi công cũng nên cúi xuống nhặt, tất cả vì mục tiêu chung.


Các nhân viên Bamboo Airways có hành động đặc trưng là đặt tay lên ngực trái chào khách, ông lấy ý tưởng đó từ đâu?

Từ người Nhật. Tôi ngưỡng mộ người Nhật ở cách họ tiếp đón trọng thị, thành tâm với khách hàng. Một động tác nhỏ nhưng mang lại thông điệp lớn. Phải làm sao từ khi bước vào máy bay đến khi bước ra, hành khách phải thấy đó là văn hóa của Bamboo Airways, chứ không phải chỉ của riêng một vài tiếp viên.

Nhưng cái khó là cúi xuống với cái tâm trân trọng khách hàng thực sự, chứ không phải chỉ là thói quen, là bắt buộc. Cái này như tôi nói, lại là do đào tạo. Phải rất vất vả mới đi vào trái tim của mọi người. Nếu chọn cách thành công nhanh, tôi đã không phức tạp chuyện đó. Nhưng để khác biệt thì phải kiên nhẫn thôi.

Chuyển sang vấn đề tài chính, câu hỏi lớn nhất là lấy tiền đâu Bamboo Airways có thể mua hàng chục máy bay, trị giá cả tỷ USD như thế?

Đó cũng là thắc mắc chung thôi. Nhưng bạn phải biết khi mua tàu bay của Boeing, Airbus, nhà sản xuất đều giới thiệu các công ty cho thuê tài chính. Đó là một dạng cho vay cũng như ngân hàng với mức vay lên đến 80%. Các hãng hàng không trên thế giới cũng đều như vậy. Kể cả những hãng hàng không có tiền thì vẫn đi vay bình thường.

Căn cứ để họ cho tôi vay là niềm tin vào Tập đoàn FLC, từ bức tranh tài chính của kiểm toán độc lập, dựa trên đề án của Bamboo Airways, số liệu của Tập đoàn. Kèm theo đó là nhiều yếu tố khác như đặt cọc, rồi các ngân hàng trong nước tài trợ một phần.

FLC thành lập hãng hàng không trên cơ sở thế mạnh của Tập đoàn. Tôi đã đầu tư bằng cả nguồn lực và kinh nghiệm suốt 18 năm, nên đã chuẩn bị rất kỹ. Vì thế không có gì khó khăn để nhận được các khoản tín dụng đó.




Video Player is loading.
Hiện tại 0:01
/
Thời lượng 8:09
Đã tải: 0%


Tiến trình: 0%

Bamboo Airways công bố sẽ bay đi Mỹ gây nhiều nghi ngờ, vì mới cất cánh chưa bao lâu đã quyết làm điều các hãng có tuổi đời lớn hơn chưa làm. Ông nói gì về điều này?

Như mọi người thấy, FLC đã quyết làm, là làm được. Tôi chưa bao giờ nói suông khi làm hàng không. Tôi nói lập hãng hàng không là làm thật, mua tàu bay là mua thật. Tôi trả tiền thì người ta mới công bố, mới ký trước mặt các nguyên thủ.

Tương tự, khi công bố bay đi Mỹ, chúng tôi cũng trình bày số liệu rõ ràng. Bay từ Tân Sơn Nhất đến Los Angeles thì thế nào. Đưa ra cả con số bay mùa đông, bay mùa hè, xuôi và ngược chiều gió, bay 15 tiếng và 17 tiếng thì phương án ra sao. Ví dụ bay ngược gió vào khoảng tháng 1 là khoảng 17 tiếng, bán vé bằng này tiền, trừ đi tiền dầu, tỷ lệ lấp đầy, thu về bao nhiêu. Các con số đều biết nói. Tôi đã phân tích khách quan và thấy bán vé như các hãng hàng không khác đang làm hoàn toàn có thể có lãi.

Bay đi Mỹ không chỉ làm lợi cho Bamboo Airways, mà cũng là làm lợi cho hình ảnh quốc gia. Nếu một người Việt đứng ở sân bay Mỹ, nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng ở đuôi máy bay, thì dù không biết tôi là ai họ cũng tự hào chứ. Bay đi Mỹ là niềm tự hào cho Việt Nam, cho ngành hàng không Việt Nam. Nếu Bamboo Airways tiên phong bay được thì càng phải động viên.

Cách đây trên dưới 7 năm, ai dám nói FLC có vị thế về bất động sản như ngày hôm nay. Khi đó nói về hàng đầu họ chỉ nghĩ đến những cái tên khác. Thế mà hiện nay FLC đã khẳng định được vị thế tại nhiều tỉnh thành, đó là vì chúng tôi có cách đi riêng, cách quản trị riêng.

Hàng không cũng như thế. Đến một ngày Bamboo Airways có trong tay đội tàu bay quy mô thuộc hàng lớn nhất là bình thường, tôi không giấu tham vọng đó. Ít năm tới, tôi tin rằng điều này sẽ thành hiện thực. Bamboo Airways sẽ đạt chuẩn 5 sao, không chỉ cạnh tranh được với các hãng hàng không trong nước mà còn cả quốc tế, không chỉ đỗ ở các sân bay Mỹ, mà còn ở châu Âu.

Trước hết, cảm ơn anh Quyết cho khách hàng thêm lựa chọn ==> giảm được giá khi bay.
Còn vô tình anh kiếm được xiền nhờ đó: Chúc mừng anh + đồng đội.
Ngược lại: Anh + đồng đội ráng chịu vậy.
 

Tiền Xu1

Xe tải
Biển số
OF-571157
Ngày cấp bằng
28/5/18
Số km
493
Động cơ
147,260 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội
em hỏi ngâu, nhỡ 4k cũng không ai mua thành mớ giấy thì Cty sẽ ảnh hưởng ntn? em chỉ ví dụ và tò mò, mong cụ hay cccm nào thông thái khai sáng. cảm ơn rất nhiều.
Mất tiền in giấy cụ ạ ;))
 

Hungbeu84

Xe hơi
Biển số
OF-693961
Ngày cấp bằng
7/8/19
Số km
127
Động cơ
101,478 Mã lực
Tuổi
40
Quít còi vừa lên VTV1 quảng cáo bay thằng đi Mỹ.
Giá 1.300 / vé thì lãi 8 tỷ / tháng.

Giá vé bay từ Sing là gần 1.500
 

socvau

Xe buýt
Biển số
OF-72206
Ngày cấp bằng
6/9/10
Số km
768
Động cơ
941,644 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
Hà Lội
Nuôi ông Bamboo tốn tiền lắm,
Xin thưa với cụ là hãng hàng không thì sau khi setup và như hiện nay thì chẳng cần gì phải nuôi cả. Dòng tiền là dòng tiền dương và rất dồi dào. Khách hàng mua vé toàn trả tiền trước.
 

TayBac_CQ

Xe buýt
Biển số
OF-60231
Ngày cấp bằng
29/3/10
Số km
990
Động cơ
439,708 Mã lực
Em thấy chủ tịch Quyết trông rất phong cách, đầu lúc nào cũng bóng như l. ồn chó mực.
 

Gừng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-147748
Ngày cấp bằng
1/7/12
Số km
8,320
Động cơ
365,515 Mã lực
Cụ còn cp OTC là mệt rồi, như em hồi non trẻ điên rồ bán hết các thứ mua 25k xi măng Phú Thọ giá 20 mà năm 2017 nó lên Upcom em bán giá 2 đấy ạ, may mà còn bán được tý mời cả nhà đi ăn lẩu

vậy là 2006 mua 500tr

b 2017 bán 50tr hả cụ?
 

nvht

Xe điện
Biển số
OF-140945
Ngày cấp bằng
7/5/12
Số km
4,445
Động cơ
354,117 Mã lực
Xin thưa với cụ là hãng hàng không thì sau khi setup và như hiện nay thì chẳng cần gì phải nuôi cả. Dòng tiền là dòng tiền dương và rất dồi dào. Khách hàng mua vé toàn trả tiền trước.
Báo cáo lỗ lòi ra còn gì.
Theo cụ thì khi nào báo cáo có lãi
 

Ben Do

Xe hơi
Biển số
OF-693774
Ngày cấp bằng
6/8/19
Số km
120
Động cơ
101,528 Mã lực
Tuổi
36
giá cổ phiếu thì lên xuống theo thị trường, ko biết cp FLC tèo ntn nhưng có 1 thực tế là FLC làm cái ji cũng nhanh và hoành tráng...

ko phải đất vàng bạc ji, mấy cái bãi sú vẹt hoang vu vèo cái thành tổ hợp biệt thự nghỉ dưỡng, ks 5*, Golf & Resort khủng ở Sầm Sơn, Qui Nhơn, Hạ Long...

cái hãng HK FLC Bamboo thì càng thán phục hơn với tốc độ thành lập, lập đội bay...giờ là số 1 về dv và đúng giờ

chừng ấy cũng thấy ô Q và team FLC quá tài, xuất sắc...
 

nvht

Xe điện
Biển số
OF-140945
Ngày cấp bằng
7/5/12
Số km
4,445
Động cơ
354,117 Mã lực
giá cổ phiếu thì lên xuống theo thị trường, ko biết co FLC tèo ntn nhưng có 1 thực tế là FLC làm cái ji cũng nhanh và hoành tráng...

ko phải đất vàng bạc ji, mấy cái bãi sú vẹt hoang vu vèo cái thành tổ hợp biệt thự nghỉ dưỡng, ks 5*, Golf & Resort khủng ở Sầm Sơn, Qui Nhơn, Hạ Long...

cái hãng HK FLC Bamboo thì càng thán phục hơn với tốc độ thành lập, lập đội bay...giờ là số 1 về dv và đúng giờ

chừng ấy cũng thấy ô Q và team FLC quá tài, xuất sắc...
Chỉ cổ đông là chết đói thôi.
 

PhễuKFC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-35347
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
3,677
Động cơ
506,018 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thấy anh có trap nợ bảo hiểm khủng lắm không đóng mịa đê nổ lắm quá. Mà phải nổ thôi vì đợt vừa rồi định phát hành phải huỷ rồi. dv không biết tốt mức nào ra tầu bay toàn phải nhảy xe bus có thằng xì phát rắm tưởng ngất.
 

Ben Do

Xe hơi
Biển số
OF-693774
Ngày cấp bằng
6/8/19
Số km
120
Động cơ
101,528 Mã lực
Tuổi
36
Chỉ cổ đông là chết đói thôi.
FLC giờ đang trong gđ mở rộng kd, đói vốn, lãi thấp nên giá cp giảm thôi...2-3 năm nữa cđ đt FLC dài hạn sẽ thắng lớn...các tập đoàn TQ họ thích FLC vì có quỹ đất lớn với hàng chục DA sắp triển khai trải dài khắp VN.
 

Lò Văn Củi

Xe hơi
Biển số
OF-525836
Ngày cấp bằng
8/8/17
Số km
140
Động cơ
-41,682 Mã lực
Tuổi
79
Em thấy đang ầm ĩ chuyện flc tăng vốn điều lệ và bán thêm cổ phiếu ra ngoài, hình như đang đói vốn hả các cụ
Tăng vốn, có anh ABC nào đó mua 1.0, thị trường 0.4, offers nhào dzô thế là thóc thật 4k/cổ, lại có tiền. Vỡ làm sao được.
 

socvau

Xe buýt
Biển số
OF-72206
Ngày cấp bằng
6/9/10
Số km
768
Động cơ
941,644 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
Hà Lội
Báo cáo lỗ lòi ra còn gì.
Theo cụ thì khi nào báo cáo có lãi
Chết đồng nghĩa vớubcais dòng tiền nó mới là quan trọng. Lỗ ngắn hạn có nhằm nhò gì việc giết chết 1 doanh nghiệp?

Em nói ví dụ anh ấy đang cầm khoảng vài ngàn tỷ khách hàng trả trước tiền vé chẳng hạn, việc lỗ 300 tỷ chẳng có vấn đề gì. Mới đầu tư hàng không thì chuyện lỗ được hiểu là đương nhiên. Vấn đề là dòng tiền vẫn dương và nguồn chi trả là rất tốt.

Tỷ lệ lấp đầy ghế của bamboo là cao và giá vé cũng cao .
 

nvht

Xe điện
Biển số
OF-140945
Ngày cấp bằng
7/5/12
Số km
4,445
Động cơ
354,117 Mã lực
FLC giờ đang trong gđ mở rộng kd, đói vốn, lãi thấp nên giá cp giảm thôi...2-3 năm nữa cđ đt FLC dài hạn sẽ thắng lớn...các tập đoàn TQ họ thích FLC vì có quỹ đất lớn với hàng chục DA sắp triển khai trải dài khắp VN.
Vâng. Nếu cụ không chịu áp lực nếu cổ phiếu giảm giá về 2k trong 2 năm nữa thì cứ ôm thôi.
Chỉ e là cụ không chờ đợi được đến khi nó bật lên.
Dù sao cũng chúc cụ may mắn khi đầu tư vào doanh nghiệp nổi tiếng in giấy lừa đão
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top