thằng 1 trận đánh nhưng thua cả 1 ván cờ
mình bị cả đông nam á tẩy chay, trên thì bị trung quốc ép, ngoài thì bị mỹ cấm vận\
Nhưng năm đó không đánh không được, nếu mà để trình trạng kéo dài miền nam mất lòng tin với chính phủ thì khả năng bạo loạn miền nam rất cao
Cái thế nước mình lúc đó là vậy! Cả Đông Nam Á ( khối SEATO) theo đuôi Mỹ, không đưa lính chư hầu sang đánh nhau ở Việt Nam thì cũng là căn cứ, hỗ trợ MỸ. Đến lúc Mỹ thua và rút chạy thì đám đó làm sao thân thiện ngay với mình được. May là cũng có chính trị gia thức thời (thực ra cũng là khôn lỏi) nghĩ tới chuyện bắt tay, mở đầu để hợp tác. Về phía VN, lúc đầu cũng nhiều nghi ngại với "kẻ thù" cũ lắm, sau rồi mới có bước dò dẫm ban đầu để có chuyện vào ASEAN. Như vậy, sau chiến thắng 30/4, tâm lý chung của đám Mỹ và đồng đảng là chỉ chực rình VN có lúc nào đó sơ sểnh là hùa vào đánh.
Còn về Liên Xô và khối XHCN Đông Âu. Các nước này đến đầu 197x là đã bắt đầu bộc lộ những điểm yếu chết người, hậu quả của mô hình CNXH tập trung thất bại. Họ cũng loay hoay với các vấn đề kinh tế - xã hội của chính họ, những vấn đề mà cuối cùng họ đỡ không nổi, lần lượt sụp đổ cả hệ thống chính trị - xã hội - dân sự sau 1 thập niên, vào những năm 198x. Vì vậy, VN hầu như cũng không còn sự trợ giúp đáng kể từ họ.
Trung Quốc luôn chỉ muốn giữ VN như Triều Tiên từ trước đến nay. Họ chỉ muốn nước ta làm cái đệm trong ván bài với các nước tư bản. Vì thế, TQ hết cản VN đưa quân vào, cản đánh lớn, chính qui, rồi lại kìm giữ (và ăn cắp công nghệ) vũ khí Liên Xô và các nước khác trên đường tàu hỏa vận chuyển tới VN. Nhất là từ 1972, đã ra dấu , hợp tác với Mỹ để chống lại Liên Xô, thì làm sao có thể có sự giúp sức vô tư từ họ.
Phải nói là tình hình Việt Nam lúc đó cực kỳ nguy ngập. Cả hai đầu đều có tiếng súng hoặc căng thẳng, mà dân thì đói đến kiệt quệ rồi. Ngoài vụ Ba Chúc, Khmer đỏ còn lớn tiếng đòi đánh chiếm thp HCM, sau khi gây ra vụ chiến tranh biên giới Tây Nam một thời gian.
Cho nên, nước cùng là đánh Khmer đỏ tận gốc rễ, nhưng vẫn đánh thôi.