Tiếp theo là chủ đề cuộc sống tại các làng quê Fiji. Dân Fiji bao gồm chủ yếu là người dân gốc Fiji gọi là người Taukei, người Ấn Độ và người Trung hoa. Ngoài ra cũng có cộng đồng dân Hàn Quốc sang đây lập nghiệp khá đông.
Theo các chính sách của chính phủ Fiji, người Taukei khi đủ tuổi trưởng thành mặc định sẽ được cấp cho một mảnh đất gọi là đất iTaukei. Theo em biết, hiện nay trên 95% diện tích đất của Fiji được xếp vào loại đất iTaukei, các cơ quan chính phủ phần lớn nằm trên các lô đất thuê lại thuộc quỹ đất iTaukei, đất thuộc sở hữu tư nhân (free hold) rất ít. Em cũng có điều kiện ngó qua kho dữ liệu quản lý đất đai của chính phủ Fiji thì thấy nhiều mảnh đất tư nhân đắc địa toàn thuộc sở hữu của các chú người Úc hoặc New Zealand. Hiện nay dân Tàu sang cũng bắt đầu tìm cách sở hữu, thuê các khu đất tại trung tâm xây khách sạn và các công trình dịch vụ cũng nhiều.
Phần lớn dân Fiji sống tại các khu vực xa trung tâm hành chính trong các khu như kiểu làng xã của Việt Nam. Quy mô một làng phần lớn là rất nhỏ, có khi chỉ hai ba chục mái nhà.
Cuối tuần bọn em làm chuyến về nhà cậu lái xe ở một ngôi làng có tên Verata Wailevu
Một loại đặc sản Fiji, nghe nói chỉ tìm thấy loại này ở một số hòn đảo tại Fiji. Mọi người vẫn gọi nó là Coconut Crab, em chả biết dịch ra tiếng Việt là gì. Thịt gần giống thịt cua, chắc hơn, nhưng không ngọt thịt bằng. Bọn em thịt con này thấy chủ hàng nói phải vào khoảng 15-20 tuổi.