- Biển số
- OF-85656
- Ngày cấp bằng
- 18/2/11
- Số km
- 16,675
- Động cơ
- 567,385 Mã lực
"Gái xứ Thanh miệng oanh mắt sáo" ông thầy dòng dõi quý tộc triều đình Hếu kia có khi vỡ mồn quả này
Chuẩn cụ, em thấy lý do éo thuyết phụcNếu về Hà Nội thì cực đơn giản, tất cả các nhà xe đều có bến và bán vé đi, đến mọi nơi ở Hà Nội, chỉ cần người nhà ra mua vé rồi hẹn điểm đón là OK, thậm chí gửi cả tiền nhà xe đưa cho mà xài.
Các cụ mợ ạ, em vào face em bé này thì ngày 5 tháng hai nó khen Trang Duyệt Thị nào đó và ông chủ hết lời, nhưng sau đó chê nơi ấy bẩn thỉu và ô uế. Em không hiểu ẻm có bị vấn đề gì về thần kinh hay là ông chủ có vấn đề gì với em này không nữa! Văn thì lổn nhà lổn nhổn như đang phê!
"
5 . 2 . 2017 Long Thành
Hiện nay tôi đang ở trong khuôn viên Trang Duyệt Thị của thầy Vĩnh Tuấn. Thầy và thành viên trong gia đình là những người thuộc dòng dõi quý tộc Huế cũ và cũng là một gia đình có truyền thống về âm nhạc cổ truyền hiếm có trên đất nước Việt Nam.
Được sự đồng ý và trợ giúp của thầy, tôi mong muốn được ở lại nơi đây, ở bên cạnh và coi sóc cuộc sống cũng như khu vườn của gia đình thầy bằng một chút công sức và tài mọn mà mình có được. Hơn hết, tôi yêu âm nhạc và đồng cảm với tiếng đàn tranh của thầy, điều mà tôi nghĩ sẽ là động lực để tôi có thể nhận và trân trọng những ân huệ mà thầy dành cho tôi. Tôi mong muốn học đàn tranh và yêu khung cảnh nơi đây hơn bao giờ hết.
Một điều kì lạ khiến tôi băn khoăn khi mới bắt đầu đặt chân vào khuôn viên rộng lớn của thầy. Thầu Tuấn là một người thầy lớn cả về âm nhạc cổ truyền lẫn cách đối nhân xử thế với học trò của mình. Thầy đã dậy cho tôi rất nhiều điều mà không cần phải nói và tôi biết trong con người thầy, nghĩa tình luôn trọn vẹn và luôn đồng hành cùng với nhau. Một trong những phẩm chất đã từ lâu bén rễ của một con người có gốc gác bất thường trong một bối cảnh hết sức bình thường.
Tuy vậy, nếu nhìn ở một khía cạnh, tôi thấy thầy là người có tất cả mọi thứ, từ gia đình, con cái và một sự nghiệp đồ sộ; thì ở khía cạnh khác, thầy là một người tay trắng dù cho năm tháng và bao thế hệ học trò đã đi qua...nhưng thầy vẫn không dừng lại và niềm đam mê âm nhạc cùng sự thấu hiểu cõi kiếp và thân phận con người đã giúp thầy trụ lại nơi đây và trao truyền lại cho những thế hệ sau một niềm tự hào dân tộc không bao giờ phai mờ.
Tôi nghĩ một người như thầy sẽ không đặt sự trông cậy mà thầy coi là quá đỗi nhỏ bé vào những học trò của mình, trong đó có tôi. Tôi biết thầy hay dành những giọt nước mắt thương cảm của mình cho những tâm hồn và sự quan tâm tận tình tới những ai có duyên gặp mặt mà không quên tặng một khúc đàn bao năm rèn rũa trong gian khổ mới có được. Nhìn khuôn viên rộng lớn nhưng đầy cỏ dại và tiêu điều của thầy tôi chợt chạnh lòng vì sự vô tâm của thầy đối với chính cơ ngơi của mình và cũng với cả chính bản thân mình. Có lẽ thầy đang chờ đợi một ai đó mang những chậu phong lan, cá kiểng hay những viên gạch mới để tiếp tục hoàn thiện một Trang Duyệt Thị như cái cách mà thầy đã hoàn thiện ngón đàn và tôi luyện lên những người học trò đại tài của mình. Nhưng quan trọng hơn, tôi nghĩ thầy cần người và những mối quan hệ thân tình thậm chí chẳng bao giờ nhắc tới. Tôi ước gì được ở trong một khuôn viên đẹp và có hơi ấm con người cùng với thầy của tôi, tôi muốn ở lại đây lâu thật lâu cùng với thầy của tôi để học đàn. Trong lúc tôi quét sân chợt thấy chạnh lòng, vì con đường quá dài mà gió thì không ngừng thổi, nhưng tôi vẫn muốn được quét mảnh sân ấy, như cái cách mà thầy đã làm với tôi, thầy cầm tay và ôm tôi lúc buồn và không trách mắng câu nào, thầy làm tôi biết mình sai bằng một cách nào đó, và đôi khi chỉ là cái cách thầy đưa tôi một gói bánh, chén rượu và hai thầy trò cùng ngắm mảnh trăng khuyết đã cũ sau một tấm ảnh mờ. Trong lúc cô đơn nhất, tôi lại cảm thấy thương thầy của mình mà không phải những mối quan hệ gần gũi ruột thịt nào khác. Bởi thầy đã cho tôi quá nhiều hơn là một sự đồng cảm.
Giờ chỉ còn lại vài người nhỏ bé trong một khuôn viên rộng lớn, tôi sẽ coi sóc nơi này cùng với một người trò khác của thầy vừa đến thăm học. Đôi khi thầy trò nhìn nhau và nhường nhau những thức ăn trong bữa cơm, tôi lại thấy vui vì được sống trong sự quan tâm dù đôi lúc thiếu thốn. Tôi yêu và kính trọng thầy hơn bao giờ hết, thầy là một người thầy lớn không bao giờ có một chiếc bóng, và tôi biết mình cũng không muốn trở thành chiếc bóng của thầy mình. Tôi muốn ở lại và giúp thầy tôi hết sức có thể để đền đáp lại những ân nghĩa mà thầy dành cho mình.
Tôi quen chụp ảnh bằng điện thoại nhưng thầy bắt tôi học nhiều hơn là chụp ảnh. Thầy dạy tôi chụp ảnh, "đây là máy ảnh của con, đây là máy ảnh của thầy" thầy nói rồi đưa tôi luôn cả hai cái của thầy cho tôi sử dụng. Đôi khi tôi còn không biết làm gì với những gì mình đang có. Có phải tôi sở hữu quá nhiều thứ nhưng chưa bao giờ có một thứ quá nhiều, nhưng bây giờ tôi đã biết, thầy luôn quan tâm và đồng cảm với tôi mọi giây phút khi thầy trò còn ở bên cạnh nhau.
Tôi hy vọng những ai đã từng và đang chuẩn bị hoặc mong muốn quay lại Trang Duyệt Thị một lần nữa sẽ giúp đỡ và biến khuôn viên nơi đây thành một khung cảnh trong mơ, để thầy tôi và những người học trò của thầy có thể đàn hát ở nơi tiên cảnh chốn trần gian. Tôi thích nhìn thầy trong bộ lễ phục xưa hơn là trong một bộ đồ cũ lấm đất và cát bụi vì mê mải với cuộc đời. Ấy vậy mà thầy tôi đã mê mải với cuộc đời hơn 72 năm và có lẽ thầy sẽ tiếp tục mê mải vì tôi biết thầy sẽ không dừng lại để sống một đời giá trị và đầy ý nghĩa, đậm tình người.
Những gì chúng tôi cần hiện nay có thể là tiền nhưng không hẳn là tiền, có thể là người nhưng không phải là người, có thể là đồ ăn thức uống mà không vướng bận mọi sự thế tục và chẳng ngại cho chuyện thế gian. Một Trang Duyệt Thị thật ngại ngùng khi không cho những người thăm hỏi một nơi chốn và khung cảnh tử tế hơn để dừng chân thưởng nhạc và học nhạc. Thậm chí lương cứng của một thày dạy nhạc còn không bằng một anh xe ôm đưa khách trong một đêm.
Tôi vẫn ở nơi đây đợi thầy tôi quay về sau mỗi lẫn đi xa và đợi cả những ai hào phóng giúp thầy trưng cất lại một Duyệt Thị Trang thêm tươi đẹp như những gì thầy tôi đã, đang làm và mong muốn được hoàn thiện.
Tôi xin được cảm ơn thầy và những người trò của thầy vừa đến trong ngày qua, tôi không làm gì được nhiều hơn ngoài một câu nói cảm ơn. Thành thật xin lỗi thầy Vĩnh Tuần vì em chưa chụp được một bức ảnh nào đẹp của thầy, nhưng em vẫn ở đây bên cạnh thầy để chụp lại những bức ảnh đẹp nhất về cuộc đời thầy và những học trò của mình." trích face ẻm
Nghe có vẻ hợp với công việc của em, cụ cho em xin tên chính xác để em google loại giầy này với. Em cảm ơn cụ.Đây là loại giầy chống nước, rất thích hợp để đi du lịch vì trèo đèo, lội suối đều được .
Chất liệu dai như nhựa nhưng lại nhẹ như xốp. Đi sướng chân lắm cụ ợ.
Em ấy chọn cách hỏi ý kiến khán giả. Âu cũng là 1 biện pháp.sao không gọi điện cho người thân nhỉ
Cụ đừng bị những từ hoa mỹ lừa mắt. Cụ để tâm đến ý ban đầu và kết ý sau đó xem có phải như em nói không?Hành văn này em nghĩ là ko lổn nhổn cụ ạ, đoạn chê thì em chưa đọc!
Cụ đánh đồng mọi giá trị? còn gì là tinh tế nữa!Làm thế là văn minh, có tiền chính đáng tiện thể hạ nhục vùng đất ấy
Tao bị mất tài sản ở đây, chúng mày ủng hộ cho tao thì tốt, còn ném đá thì chúng mày cùng hạng với thằng móc túi chứ &éo gì lắm nữa
Theo tìm hiểu của người viết, cô gái này tên P.Q.T, sinh năm 1995, quê Thanh Hóa và sống ở Hà Nội trước khi vào Đồng Nai.Em không biết, nhường cụ sau
Làm công đức thế này thần tài sẽ gõ cửa nhà cụ, cần gì phải xếp hàng mua vàng cụ nhỉ.
Chả biết thực hư thế nào, nhưng cháu nó nhỏ tuổi cũng như con cháu mình . Lạ nước lạ cái nhỡ bị kẻ xấu xâm hại . Em cứ gửi cháu tiền xe để về đã !