Cháu thấy một số ý kiến kiểu là nên vị tha, nhân từ và lo lắng cho công việc cuộc sống cũng như tâm sinh lý của cô giáo, theo cháu tâm lý đó là do truyền thống đạo đức giả của dân Việt Nam từ xưa tới giờ, công việc phải được giao đúng người mỗi nghề có yêu cầu nhất định về tính cách và trình độ, xã hội không thiếu gì cơ hội để tìm đúng nghề cho mình, cứ học theo các nước văn minh là đủ, đánh trẻ con là có cảnh sát đến xích về đồn, ra tòa luôn chứ chả cần bàn luận nhiều
Bạn đạo đức "thật" định nghĩa thế nào là văn minh? nước giàu thì được gọi là văn minh à và là nước văn minh thì cái gì của họ cũng là văn minh à? bạn có muốn văn minh theo kiểu con cái kiện bố mẹ ra tòa vì những lý do vớ vẩn, con cái cách nhà bố mẹ hai bước chân nhưng 3-4 năm không thèm gặp, thậm chí bố mẹ chết cũng không về dự đám tang? bạn ủng hộ cái văn minh mà 18 tuổi là bố mẹ phủi tay hết trách nhiệm? bố mẹ muốn sang thăm nhà con cái thì phải gọi điện xin phép trước nếu không nó tống cổ ra khỏi cửa??...
Bạn vẫn đang sống ở cái đất nước mà những ông bố bà mẹ theo truyền thống đạo đức "giả" vẫn cấp cho bạn từng đồng sau khi bạn 18 tuổi, còng lưng ra để trả tiền học phí và ăn ở khi bạn đi học TC, CĐ, ĐH, bỏ từng xu cuối cùng để cưới vợ, mua nhà mua cửa cho vợ chồng bạn, thức cả đêm chăm con cho vợ chồng bạn ngủ đấy.
Bạn đừng bao giờ nhầm lẫn giữa Văn Minh và Văn Hóa dân tộc, đừng bao giờ bước chân ra khỏi cửa, học mót được dăm câu ba điều là ị vào cái nôi sinh ra mình, học hỏi thì cũng phải biết chắt lọc.
Đồng ý với bạn là mỗi người được phân công mỗi việc và phải hoàn thành tốt công việc, nhưng bạn thử xem lại bản thân bạn đã làm tốt tất cả các công việc của mình chưa? Xử lý, trừng phạt khi người khác có lỗi thì đúng, nhưng ở mức độ nào mới là quan trọng bạn ạ.