Em thấy thực tế là số liệu về số ca nhiễm chẳng ý nghĩa lắm mà số liệu số ca nhiễm và chuyển biến nặng mới quan trọng, nôm na là ca nặng phải vào viện điều trị mới là đáng ngại. Nhiễm mà ko triệu chứng hoặc chỉ hắt hơi sổ mũi thì chả ảnh hưởng gì. Chính thế nên tiêm vaccine xong cho 70% thì đa phần nếu nhiễm cũng ko sao hoặc nhẹ hều. Giờ truyền thông mình cũng chả phân biệt 2 cái này. Như bác Đam nói, nhiều khu F0 ko triệu chứng vẫn cách ly nhưng cho ng ta sh như bt, đi lại trong khu, tự lv ko bắt đội ngũ phải chăm sóc, thậm chí còn tổ chức ra ngoài sân tập thể dục, những khu đấy số ng chuyển sang bị nặng chỉ chưa đến 5%, còn một số khu nhốt các F0 ko triệu chứng chăm như ng bệnh thì số ca chuyển nặng là 25%. Riêng nhốt cả mớ ng trong phòng, thiếu oxy, tâm lí ức chế lo lắng, bị chăm như đang bệnh cũng đã dễ làm mất sức lực và tăng khả năng bị nặng lên rồi.
Cụ nhắc đc đến tỷ lệ 5% và 30% trong bài phát biểu, chứng tỏ cụ đã nghe rất kỹ bài đó. Và cụ có nhớ, ngay đầu bài phát biểu, bác Đam đã gằn giọng nói "chống dịch kiểu 1 nước đang phát triển, là phải dựa vào đặc thù riêng của hệ thống chính trị VN...."
Giả sử, cụ đang ở vị trí bác Đam - cụ sẽ chọn 1 trong 2 phương án nào sau đây:
1. Định hướng báo chí, truyền thông rằng con Vi rus này yếu, chỉ có 20% phát bệnh. 80% còn lại khỏe, và tự theo dõi, chăm sóc ở nhà. Nếu vào viện cũng chả đc chăm sóc gì hơn ngoài đo nhiệt độ, phát C sủi. Nặng quá mới thở máy. Nếu thế, dân tình chủ quan lao ầm ầm ra đường, cãi lại cơ quan chức năng rằng Vi rus yếu, tôi khỏe... Điều này khiến dịch càng bùng mạnh.
2. Tuyên truyền gắt gao như bây giờ, thậm chí hơi quá lên, biến con Virus này thành ông Ba bị. Cách ly gắt gao, triệt để nếu có thể. Điều này có thể ko công bằng lắm với khoảng 100 ngàn người bệnh. Nhưng tốt hơn cho cả 1 nền Y tế, hệ thông an sinh XH, mặt bằng dân trí... chưa thực sự mạnh như các nước phát triển