Xuống hố thì khó bác ạ, bác phải hiểu là khi một quốc gia tạo ra một lượng của cải vật chất đủ lớn thì không có chuyện nó xuống hố làm thằng ăn mày trừ khi là thua trong chiến tranh. Chứ bác thấy kinh tế mới lặt vặt chính trị thì bài học LX còn đó.
Trở lại câu chuyện giáo dục Tầu, em cho là chưa đến mức như bác nói. Tất cả bọn maphia Tầu có thể làn gì thì làm... nhưng không được sờ đến con trẻ là tương lai của đất nước.....
(1) không được mua quan chức giáo dục & tạo lợi ích nhóm trong mảng này.
(2) Cái này được cái là bọn Tầu nó đi khắp nơi & đều cạnh tranh được với maphia bản địa....nhất là khu vực Đ.Áu như Ukr....nên có chỗ đứng & không phải bán sới về nước vì sợ mất mạng như maphia một số nơi khác. Những thằng đấy thì nó về mới gọi là phá & mồm thì như mồm chuột chù....đến phân trẻ con cũng xông vào gặm.
(3) Nền giáo dục của Tầu nó vẫn sinh ra nhiều nhân tài....hút được người tài Tầu khắp nơi trên thế giới về nên khoa học kỹ thuật phát triển.....bác nhìn xem tay chủ Evergrande có dám mặt dày đến mức dùng tên vợ lập quỹ giải thưởng quốc tế để trao giải như giải Nobel đâu cho dù cái giải đấy chỉ có một mục đích duy nhất là chuyển tiền mặt đi.....hay bác thấy
(4) Tầu nó vẫn trọng hệ thống trường công chứ tuyệt nhiên không sinh ra cái thể loại mãnh liệt sờ cu xong bảo nó là tinh hoa của dân tộc.
Bọn Tầu nó hay ở chỗ mấy thằng maphia có thể được sống nhưng không được phép mở mồm nói về đất nước chứ đừng nói là đòi đại diện làm rạng danh đất nước...không được phép láo như thế & cấm lợi dụng tinh thần dân tộc để kiếm tiền vì làm vấy bẩn lên đấy. Được cái
(5) báo Tầu nó cũng không hệ dễ mua chuộc nên Evergrande này không được báo chí nó nâng bi.
Chứ không báo Tầu nó đã đổi tên Evergrande thành Chivergrande đê để có chữ C trong chữ China cmnr.
Tôi mạn phép bình luận về một số điểm mà cụ nhắc đến theo kinh nghiệm làm việc hơn 5 năm của tôi ở Trung Quốc với cả học sinh cấp 3 lẫn đại học, trường công lẫn trường tư, ở các thành phố như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến, và Tây An:
(1) không được mua quan chức giáo dục & tạo lợi ích nhóm trong mảng này.
Bất kể là công ty TQ hay nước ngoài (vd Kaplan, ETS, McGrawHill, Pearson), muốn bán sách giáo khoa quốc tế theo hợp đồng chính thức hay lập quan hệ đối tác ngầm để trao đổi khách hàng-hoa hồng trong các dịch vụ giáo dục khác (dạy thêm các môn học trên trường ~ 学科, hoạt động ngoại khóa ~ 课外活动, dự án nghiên cứu khoa học ~ 研究项目, du học ~ 游学 / 留学 / 升学指导, luyện thi các bài thi TOEFL/IELTS/SAT ~ 标化考培) với các trường thì đều phải đi cả cửa chính lẫn cửa phụ bằng cả quan hệ cá nhân lẫn vật chất như mời ăn, phong bì, lại quả, v.v.
Chuyện vợ hiệu trưởng hay trưởng bộ môn tự mở công ty dịch vụ giáo dục và bán dịch vụ cho chính học sinh trong trường hay cấu kết với các công ty thân quen hoặc cho lại quả cao bên ngoài là chuyện thường thấy. Lại còn có chuyện lãnh đạo công an thành phố có con cái được nhận dịch vụ hướng dẫn du học miễn phí thay vì phải trả trên $20,000 để giúp đỡ công ty giáo dục khi gặp rắc rối hành chính nọ kia. Hoặc như lãnh đạo đài truyền hình tỉnh có con cái được công ty ở thủ đô Bắc Kinh phục vụ tốt thì sau đó hợp tác giới thiệu khách hàng tại địa phương cho công ty đó. Mấy chuyện này tôi đã thấy tận mắt trong mấy công ty cũ vì là người trong cuộc.
Như cụ thấy ở trên, bất kể là vật tư giáo dục hay dịch vụ giáo dục đều có hợp tác nhiều phía ~ lợi ích nhóm vì lợi ích tiền bạc của các cá nhân liên quan. Còn cao hơn nữa, như chuyện mua quan bán chức trong sở trong bộ giáo dục TQ thì tầm của tôi chưa có tiếp xúc trực tiếp. Tôi nghĩ là có. Bác nghĩ là không?!
(2) Cái này được cái là bọn Tầu nó đi khắp nơi & đều cạnh tranh được với maphia bản địa....nhất là khu vực Đ.Áu như Ukr...
Tôi nghĩ cái này đúng vì dân số đông cho nên số lượng trí thức cao, số lượng lưu manh cũng nhiều, mà số lượng mafia ở nước ngoài cũng không ít. "Lượng" cũng là một loại "chất". Cái hay của người dân TQ là đoàn kết, dễ lập hội phường. Điểm này thì tôi không phủ định.
(3) Nền giáo dục của Tầu nó vẫn sinh ra nhiều nhân tài....hút được người tài Tầu khắp nơi trên thế giới về nên khoa học kỹ thuật phát triển
Câu này có hai mệnh đề mang tính tương phản: "sinh ra nhiều nhân tài" >> << "hút được người tài Tầu khắp nơi trên thế giới".
Theo hiểu biết của tôi thì tỷ lệ nhân tài "thô" (chưa qua đào tạo chuyên sâu) ở các nước là như nhau, do đó nước nào dân đông hơn thì số lượng nhân tài thô tuyết đối cao hơn.
Tôi đã xem qua hàng trăm sơ yếu lý lịch + bảng điểm + thành tích ngoại khóa của các học sinh cấp 3 và đại học TQ (+ công trình nghiên cứu đối với học sinh ĐH) chủ yếu là ở hệ công lập và quốc tế trong công lập (公立学校的国际部 / 国际部). Hệ công lập thì học sinh học giáo trình của bộ/sở giáo dục còn hệ quốc tế thì học giáo trình quốc tế AP / IB / A-Level. Tôi có mấy kết luận sau về khác biệt giữa quá trình và kết quả đầu ra của hai hệ:
a. Quá trình:
- Công lập: học từ sáng tinh mơ đến 9 10 giờ đêm bao gồm cả học trên lớp, học ôn luyện cao khảo (thi đại học TQ) thêm trong trường, học thêm ở ngoài vào buổi tối và cuối tuần. Không có hoạt động ngoại khóa, không có vui chơi giải trí. Học sinh đa phần mắt cận, da đen, mặt hốc hác, thường rất mập hoặc rất gầy.
- Quốc tế: học từ 9 10 giờ sáng đến 4 5 giờ chiều và chỉ có học trên lớp mà thôi. Thường sau khi rời trường hoặc lúc nghỉ trưa học sinh sẽ tham gia hoạt động ngoại khóa. Trong thời khóa biểu cũng có các lớp luyện thi các bài thi chuẩn hóa + giới thiệu và hướng dẫn du học Anh-Úc-Canada (hệ IB/A-Level + IETLS) hoặc Mỹ (hệ AP + SAT/TOEFL). Do vậy học sinh không nhất thiết phải học thêm bên ngoài nhưng cũng có không ít học sinh học thêm 2-3 tiếng mỗi ngày hoặc chỉ vào cuối tuần. Ngoài ra, cả năm học 12, gần như học sinh nào trong hệ quốc tế cũng được trường cho phép nghỉ học, không kiểm tra, không cho điểm kém để học sinh toàn tâm chuẩn bị cho việc nộp hồ sơ du học. Học sinh đa phần vui vẻ, hoạt bát, sắc mặt tươi nhuận, cơ thể phát triển cân đối.
b. Kết quả đầu ra:
- Công lập: 99% học sinh cấp 3 chỉ có thể nộp đơn ứng tuyển vào đại học TQ. Một số rất hiếm, vừa thông minh lại vừa làm việc năng suất cao nên có dư thời gian để tham gia hoạt động ngoại khóa thì vẫn có thể có cơ hội nhận được offer tốt. Tuy nhiên tôi mới gặp qua 2 học sinh như vậy trong hơn hàng trăm học sinh từng tiếp xúc qua. Và khi những học sinh này nhận được offer từ cả đại học trong nước lẫn Mỹ thì họ sẽ luôn luôn chọn Mỹ dù giá cả đắt hơn cả chục lần. Và ngay cả khi đã được vào học ở ĐH Bắc Kinh, Thanh Hoa, Phục Đán, Giao Thông, Nhân Dân (top ở TQ), thì cũng có khá nhiều học sinh muốn chuyển đến học năm 2 đại học hoặc thạc sĩ/tiến sĩ ở đại học Anh/Mỹ.
- Quốc tế: ngay cả khi trượt các trường đại học mong muốn ở Anh Mỹ Úc thì họ vẫn quyết tâm ra nước ngoài bằng con đường học cao đẳng cộng đồng 2 năm ở Mỹ hoặc chương trình tiếng Anh ở Pháp (Sciences Po Paris), v.v. chứ cũng không chịu ở lại TQ.
Như vậy, ở giai đoạn học sinh cấp 3 và đại học, "người tài tầu" có khá nhiều người đều muốn rời TQ. Ngược lại, số lượng học sinh quốc tế muốn đến TQ để học tiếng/văn hóa/thương mại (MBA ở Thanh Hoa) thì còn có vài người chứ còn để nghiên cứu khoa học thì tôi chưa thấy ai.
Về vấn đề "hút được người tài Tầu khắp nơi trên thế giới về", chương trình quốc gia 千人计划 (tạm dịch là Kế Hoạch Ngàn Nhân Tài) để chiêu mộ trí thức gốc Đại Lục cấp cao về làm việc ở TQ đạt được thành công trong việc chiêu mộ (3000 người trong 5 năm >>> mục tiêu 2000 người trong 10 năm) nhưng thất bại trong việc giữ chân người tài ~ tương tự như một số chương trình ở bên VN. Thất bại ra sao? Một là phần lớn người đồng ý quay về là thương gia hoặc chuyên gia không có PhD (không làm nghiên cứu chuyên sâu). Hai là người tài được chiêu mộ thường không nhận làm việc toàn thời gian ở Trung Quốc mà vẫn tiếp tục vị trí tenure (cơ hữu) toàn thời gian ở bên nước ngoài. Ba là sự phân hóa/bất công về lương thưởng khi người về TQ ở giai đoạn đầu của chương trình mới nhận được ít hơn người về sau, dẫn đến việc người về trước bất mãn và người đang xem xét về hay không thì càng muốn chờ lâu hơn để xem tình hình. (nguồn:
https://www.chronicle.com/article/chinas-effort-to-recruit-top-academic-talent-faces-hurdles/)
Về việc công nghệ TQ có phát triển mạnh mẽ hay không thì tôi không có đủ kiến thức khoa học chuyên môn và số liệu để phân bua với cụ. Quan sát cá nhân của tôi là các nước phương Tây mạnh về công nghệ đột phá (0 -> 1) còn Trung Quốc thì mạnh về cải tiến từng bước (1.0 -> 1.1, 1.2, v.v.).
(4) Tầu nó vẫn trọng hệ thống trường công chứ tuyệt nhiên không sinh ra cái thể loại mãnh liệt sờ cu xong bảo nó là tinh hoa của dân tộc.
Tôi không có số liệu cho xu hướng đầu tư giáo dục công của TQ mấy năm gần đây.
Tuy nhiên điều rõ ràng và đáng nói ở đây là TCB đang vặn ngược xu thế tự do hóa giáo dục từ thời Giang và Hồ còn làm bí thư. Sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của các môi trường giáo dục phi cao khảo (hệ quốc tế) và phi công lập (trường tư do cá nhân/tổ chức người TQ lập ra hoặc trường quốc tế do các tổ chức quốc tế lập ra) đã bị đình trệ và nay bị giáng liên tiếp nhiều đòn đánh đau vì các chính sách phong bế giáo dục của họ Tập. Liệu các gia đình có điều kiện kinh tế (đa phần gia đình ở thành phố cấp 1/2 ở TQ) có chấp nhận để con chịu khổ trong môi trường giáo dục cao khảo hay là chọn tị nạn giáo dục sớm hơn cả hiện nay, tức là chuyển từ chủ yếu du học sau cấp 3 sang du học sau cấp 2?! Theo hiểu biết của tôi về tầm quan trọng của giáo dục trong gia đình TQ, họ sẽ làm theo cách 2 - du học sớm hơn.
Như vậy, chính quyền có thể coi trọng giáo dục công, nhưng hệ thống giáo dục ấy không nhận được sự ủng hộ tinh thần và vật chất của các gia đình có sự lựa chọn khác. Và việc chính quyền đánh vào sự lựa chọn trung gian như hệ quốc tế trong trường công chỉ làm tăng tốc giải pháp tỵ nạn giáo dục của người dân mà thôi. Và khi mà học sinh TQ rời tổ quốc ở lứa tuổi sớm hơn và ít bị giáo dục theo lối TQ hơn thì cái gọi là lòng ái quốc, tình cảm gắn bó với quê hương, và mức độ cam chịu đối với thể chế có nhiều vấn đề ở TQ chỉ có thể giảm đi càng nhiều mà thôi.
(5) báo Tầu nó cũng không hệ dễ mua chuộc nên Evergrande này không được báo chí nó nâng bi.
Điểm này thì hoàn toàn không đúng.
Các dịch vụ pr / marketing / branding để phục vụ các công ty có nhu cầu rất phát triển ở TQ. Những dịch vụ này kết nối ban bệ PR của công ty với các tạp chí, báo điện tử, blog người nổi tiếng, v.v. để đăng tin có tính quảng cáo tốt với bản thân hoặc xấu với đối thủ. Ngoài ra chính bản thân các công ty cũng có một bộ phận làm việc trong nhóm marketing chuyên làm nhiệm vụ thả thính, tung tin tốt, gieo tin xấu, đóng giả khách hàng để đăng đánh giá tốt (còn gọi là thủy quân 水军), v.v.
Tuy nhiên tuyên giáo bên đó làm việc tích cực hơn và phản ứng nhanh hơn. Ngoài các yêu cầu hằng ngày về nội dung cần đăng, được đăng, và cấm đăng ra thì tuyên giáo trung ương cũng có đường dây nóng với các công ty mạng lớn nhỏ để xóa bài hoặc ẩn toàn bộ một chủ đề/từ khóa nhân vật hay sự việc theo yêu cầu 24/7 của chính quyền.
Do đó nếu tuyên giáo bên TQ không cấm đăng nội dung dù tốt hay xấu về Evergrande thì công ty ấy cũng chẳng gặp khó khăn gì trong việc khoe tốt giấu xấu cả. Ngược lại, như ở VN thì dù các công ty có trả tiền tỷ cho báo VNExpress hay Tuổi Trẻ thì tôi dám chắc mấy báo đó cũng không dám đăng nội dung bị tuyên giáo cấm.