- Biển số
- OF-446417
- Ngày cấp bằng
- 18/8/16
- Số km
- 1,776
- Động cơ
- 223,369 Mã lực
E chẳng thấy ai thắc mắc cả.
không phải ngẫu nhiên mà cơ quan nhà nước không đầu tư ép cho dân đâu, mà là có nhiều lý do, ép dẻo, ép lụa vào giấy tờ có đóng dấu chìm, dấu giáp lai ở ảnh sẽ bị mất hết không còn nhận ra các dấu đó, như vậy thì giấy tờ đã bị hỏng vì tính bảo mật không còn,Chứng minh thư ép dẻo lại không còn giá trị
TP - Dịch vụ “ép dẻo” các loại giấy tờ như chứng minh nhân dân, giấy phép lái xe... đang rộ lên. Tuy nhiên rắc rối bắt đầu xảy ra khi một số người xuất trình CMND đã được “ép dẻo” lại để làm thủ tục với một số cơ quan chức năng.
Chỉ với một chiếc máy phát điện công suất nhỏ, một chiếc máy ép plastic, vài tập giấy nhựa dẻo và một số dụng cụ nhỏ gọn khác... là người làm dịch vụ đã có ngay một “cửa hàng ép dẻo di động” kéo đi khắp các phố phường hành nghề.
Giá bình quân cho mỗi chiếc CMND được “ép dẻo” là 5.000 đồng, ép lụa khoảng 7.000 đồng. Hầu hết những người làm dịch vụ này là người ngoại tỉnh, và họ “quảng cáo” ép dẻo theo kiểu Hàn Quốc, giữ độ bền gần như vĩnh cửu cho các loại giấy tờ, văn bằng.
Trên thực tế, những giấy tờ được “ép dẻo” đúng là có độ bền cao. Các loại giấy tờ trở nên mềm, dẻo hơn rất nhiều so với ép plastic thông thường, dù bị bẻ gập lâu ngày cũng không bị bong lớp nhựa ép.
Tuy nhiên rắc rối bắt đầu xảy ra khi một số người xuất trình CMND đã được “ép dẻo” để làm thủ tục với một số cơ quan chức năng, ví như một số ngân hàng, làm thủ tục xin cấp hộ chiếu để xuất nhập cảnh...
Trao đổi với Tiền phong chiều 3/1, một Trưởng phòng thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH (C13) Bộ Công an đã xác nhận thông tin trên.
Với những chiếc CMND đã không may bị hỏng do “ép dẻo”, cách tốt nhất là người dân nên đi làm thủ tục xin cấp CMND mới.
Ông này cho biết, giấy CMND đã được ép loại nhựa do Bộ Công an sản xuất. Loại nhựa này có gắn ký hiệu bảo mật để chống làm giả. Khi người dân ép thêm loại nhựa khác vào CMND sẽ làm mất ký hiệu bảo mật này. Nếu đưa vào giám định hoặc soi trên máy, những chiếc CMND đã “bị ép dẻo” có thể sẽ trở thành những chiếc... CMND giả, và vì vậy một số cơ quan đã không chấp nhận khi người dân xuất trình CMND đã bị “ép dẻo”...
Tuy nhiên, một số giấy tờ không do Bộ Công an cấp như giấy phép lái xe, các loại văn bằng... sẽ không ảnh hưởng bởi việc “ép dẻo”, do những giấy tờ này không sử dụng nhựa ép có gắn ký hiệu bảo mật.
Cũng theo cán bộ trên, cách đây mấy năm, C13 từng ra thông báo, yêu cầu các cửa hiệu làm dịch vụ ép plastic không nhận ép CMND. Tuy nhiên, có thể do thiếu hiểu biết và vì lợi nhuận nên một số người làm dịch vụ vẫn nhận ép CMND.
Hiện Bộ Công an cũng đang xúc tiến triển khai dự án “Sản xuất, cấp và quản lý CMND” theo mẫu mới, trên dây chuyền công nghệ hiện đại; trong đó sẽ khắc phục nhược điểm về độ bền, cũng như nâng cao tính bảo mật hơn nữa đối với CMND.
Công Minh
Nguồn: http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/71866/Chung-minh-thu-ep-deo-lai-khong-con-gia-tri.html
hihi em chào cụ, e cũng cùng mối quan tâm về vấn đề này như cụ. Chúc cụ vui, ầy thớt này từ năm 2011 - 2012 nhỉCách của bác cũng hay, nhưng mà cái đăng ký của em hay đút trong ví để túi quần sau, nếu không bọc kín thì nó cũng nhanh nhàu nát lắm ah