Em chứng kiến ông Chú ruột 2 lần cải tạo đất ven sông (bị sạt nở, chủ cũ hút cán bán) làm trang trại, 1 cái 7.000, 1 cái 3.000m thì thấy thế này.
Đầu tiên nhờ 1 con máy xúc - bắt buộc phải bánh xích mơi chịu được, bánh lốp cơ động, làm chỗ nền tốt thôi, chứ nhọt nhẹt, bờ bãi, hang hố thì xập hầm, xa lầy ngay, có khéo ko phải cứu, kéo thì cũng phải nựa, nói chung ko hiệu quả, mất thời gian.
Con máy xúc này sẽ đi múc đất bên trong đắp thành 1 cái bờ đủ to, chắc chắn-- bên trong sau này sau sẽ hút cát ở sông vào, hoặc như Cụ thì múc đất trên đồi xuống. Đất, bùn trong này thường là đất gan gà khá tốt, trồng cây nhanh lớn, còn nếu là đất thó (rắn, bạc màu) thì cứ đắp cái đường, sau đổ đất tốt hơn lên trồng cây sau.
Sau khi Cụ đắp được 1 cái đường, bờ (hoặc đê) bao quanh chuyển máy xúc lên đồi gần đó (50m thì đi lại được), gọi công nông hay xe tải đổ đất vào trong lòng.
Đổ được nhiều thì lại cho máy xúc quay về san, gạt, họ gạt bằng gàu khéo lắm mà bản thân máy xúc cũng có phần tương tự máy ủi rồi, máy xúc to đi lại cũng lu, lèn được tương đối.
Phần nào Cụ bớt làm ao - ao này cũng bé thôi- chữa nước tưới tiêu, có nguy cơ sạt thì Cụ nhờ máy xúc đánh mái thoải, trồng tre lên trên, cỏ gà, hoặc cỏ voi cho nước đỡ xối trực tiếp.
Thêm con máy xúc nưa tốn kém mà với diện tích này cũng ko cần thiết, đồi cũng gần máy xúc xích đi lại làm luôn cho đỡ tiền công, chuyển máy móc đến bla bla.
Lốp hay xích không quan trọng. Loại nào cũng được. Bánh lốp nhưng cụ bảo họ lội xuống ao họ cũng lội được. Nhưng những đơn vị san lấp họ thường mua bánh xích. Bánh lốp cơ động phù hợp thi công cầu đường hơn.