cụ có mạch ổn áp nào như cụ Công Nông kia không cho em xin ạ
Cụ nên nói rõ
mục đích và yêu cầu cụ thể của cụ cháu tư vấn được, chứ ko phải bắt trước cái kia làm gì. Với nhu cầu cụ thể nào đó chắc gì cái mạch kia đã phù hợp cho cụ. Còn việc dùng phải sử dụng đến ổn áp thì sử dụng cái IC 2576 như của cụ trên kia làm là hợp lý đấy. Nó là IC ổn áp xung khác hoàn toàn với IC tuyến tính dòng họ 75xx (7505, 7512). Ổn áp xung gây tổn hao cực thấp nên việc sử dụng nguồn hiệu quả, thay vì đốt nóng linh viện như họ 75xx.
Dưới đây cháu gửi cụ file dữ liệu về con LM2576 cùng sơ đồ mạch điện, các thông số linh kiện và cả công thức tính toán nếu muốn thay đổi. File này là chính hãng, lắp đúng chạy luôn. Còn có cả sơ đồ mạch có nút chỉnh điện áp ra từ 1,2-50V nữa. Và có cả các sơ đồ mạch với điện áp ra cố định.
www.ti.com/lit/ds/symlink/lm2576.pdf
Thêm một file nữa rất hay
www.onsemi.com/pub/Collateral/LM2576-D.PDF
Cả hai cái file trên đủ để cụ tự lắp được. Nếu giả sử có tiếng anh câu nào cụ chưa hiểu kỹ có thể hỏi thêm, nếu cháu biết cháu chỉ cho ạ.
Mạch ổn áp ra 5V cố định sử dụng LM2576-5.0 hoặc LM2576HV-5.0
Nếu muốn ra các mức khác như 3,3V;12V;15V.. thì chọn loại có đuôi tương ứng như ví dụ 5V ở trên
Mạch ổn áp có điện áp ra điều chỉnh được sử dụng phiên bản LM2575-ADJ hoặc LM2576HV-ADJ.
Điện áp ra từ 1,23 - 50V. Cụ cần điện áp ra cao đến bao nhiều chỉ cần chỉnh cặp điện trở R1 R2. Điện áp vào từ 7V-40V cho LM2576 hoặc từ 7V-60V cho LM2576HV.
Điện áp ra Vo=1,23(1+R2/R1)
R1=1 đến 5 Kilo ôm (tự chọn theo sở thích)
R2 = R1(Vo/1,23-1)
Mạch cực dễ lắp chỉ có vài linh kiện, vặn chân nó vào nhau trực tiếp mà không cần bo mạch. Nhưng ổn áp là điều thừa thãi với mạch đèn LED. Ngoài ra, lắp đèn LED mà không lắp điện trở hạn dòng thì cụ sẽ là dũng sĩ diệt linh kiện chỉ trong một thời gian rất ngắn. Có nhiều loại LED khác nhau, điện áp trên LED cũng khác nhau. Cháu ví dụ như cái loại bóng dưới đây điện áp sụt trên nó là 1,6-1,9V, dòng điện max hình như là 30mA
Đèn LED
Đặc tuyến Vôn/Ampe của đèn LED phía trên
Nhìn vào sơ đồ trên có thể thấy điện áp làm việc của LED này từ khoảng 1,6-1,9V , thay đổi điện áp trong khoảng này LED sẽ sáng tối khác nhau. Điện áp trên 1,9V làm LED này cháy ngay lập tức (hỏng). Điện áp thấp hơn 1,6V thì chưa đủ để kích hoạt LED mở vì vậy LED như chưa được cấp điện.
Như vậy giả dụ cụ lắp 10 bóng nối tiếp nhau, điện áp cần thiết phải có để chúng được mở là 18V (chọn điểm làm việc là 1,8V - dòng sẽ là 10mA), tất nhiên phải chọn cao hơn là 20V trở lên. Tiếp đó nối tiếp cả cái đám ấy với một con điện trở hạn dòng có điện trở bằng (20-18)/10mA = 0,2 Kilo Ôm = 200 ôm. Đặc tính của Diot nói chung và LED nói riêng là có tính gim áp, nghĩa là dòng tăng lên cực cao mà điện áp vẫn ko tăng mấy (nhìn đặc tuyến Vôn/Ampe của nó thì cụ biết). Giả sử cụ lắp 1 cái LED vào nguồn 2V thôi chẳng hạn, nó hoàn toàn làm cháy LED nếu không có điện trở hạn dòng. Chọn điện trở luôn luôn phải tính cho LED làm việc với dòng nhỏ hơn cho phép, nếu không thì sẽ chả biết vì sao led cháy hoặc yếu dần nhanh như vậy. Còn chọn dòng hợp lý chạy cả 10 năm vẫn sáng như ngày nào. Cụ chọn loại LED cụ thể nào thì viết lên đây cháu tư vấn cho dòng làm việc, điện áp rơi và mạch phù hợp nó sẽ sáng và bền. Mạch ổn áp không hẳn là cần đâu cụ.
Cần mua linh kiện tham khảo qua trang web này cũng được: h**p://dientu4u.com/
+ Ngoài việc tự lắp thì cũng có thể mua sẵn các mạch ổn áp đã lắp đặt thành mô đun về chỉ việc dùng với giá khả rẻ như dưới đây:
A. Mạch lắp sẵn dùng LM2596 ADJ điện áp ra chỉnh được từ 1,25-35V
- giá khoảng 45.000VND
Module Properties ( ht-p://smart-techvn.com/module-boards/259081-module-nguon-lm2596-adj.html )
- Input Voltage: 4V-40V
- Output Voltage:1.25V-35V
- Output Current: 3A (max)
- Conversion efficiency: 92% (the highest)
- Switching frequency: 150KHz
- Output Ripple: 5mV (5V2A output)
- Load Regulation: ± 0.5%
- Voltage Regulation: ± 2.5%
- Operating Temperature: -40 c to +85c
- Size: 48 * 23 * 14 (L * W * H) (mm)
B. Mạch lắp sẵn Module nguồn LM2596 ổn áp ra cố định 5V
- Giá khoảng 80.000VNĐ (h-tp://smart-techvn.com/module-boards/154449-module-nguon-lm2596.html)
Module nguồn LM2596 (3A)
- Đầu vào: 7-23VAC hoặc 9-32VDC
- Đầu ra: Có jumper lựa chọn điện áp đầu ra là 5V, 3.3V hay ADJ (ADJ là chế độ cho phép dùng cái vít để chỉnh điện áp ra, cái vít đó nằm trên cục màu xanh lam trên bo mạch đấy)
- Với loại module có biến trở, khi chọn jumper tại ADJ thì điện áp đầu ra có thể thay đổi được từ 1.2VDC-30VDC, bằng cách vặn biến trở.
- Với loại module không có biến trở, khi chọn jumper tại ADJ thì điện áp đầu ra là 4.27 VDC điện áp chuyên dùng cho các Module Sim
- Ứng dụng: Cấp nguồn cho các vi điều khiển 5V, 3.3V hoặc các module cần nguồn 5V hoặc 3.3V , đặc biệt cấp nguồn rất tốt cho các Module Sim,để đảm bảo Module Sim hoạt động ổn định.