Cảm ơn bác Ford Escape đã đọc bài. Em ở tận ...mãi dưới...nên không bít trên bộ...cục thế nào. Có cùng.. HỘ .. với nhau không. Nhưng em thì dự là còn mấy bác .. HỮU ÍCH... nữa cơ. Khổ thân anh Tạch. Trong lúc này mong anh ấy tỉnh táo. Em trích một đoạn từ báo Pháp luật thành phố HCM
http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/2011/06/toyota-viet-nam-va-nhung-su-co-chat-luong/
Toyota Việt Nam và những sự cố chất lượng
Hơn một thập kỷ, Toyota bình yên bán hàng trong sự ưa chuộng đặc biệt của người tiêu dùng Việt Nam, bằng các giá trị cốt lõi "bền, giữ giá và tiết kiệm nhiên liệu". Câu cửa miệng của khách hàng là: "Mua Toyota cho lành".
Những năm đó, Toyota Việt Nam (TMV) ít phải đối phó với vấn đề chất lượng, ngoài những vụ nhỏ lẻ như túi khí không bung, xe cháy. Toyota và thành viên Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô (VAMA) rất hạn chế sử dụng khái niệm triệu hồi (recall) do ảnh hưởng tới thương hiệu. Thông thường, "recall" được thay bằng cái tên "chương trình kiểm tra sửa chữa miễn phí".
Năm 2008 ghi nhận cuộc khủng hoảng quy mô lớn đầu tiên. Tài liệu nội bộ về 96 động cơ bỏ quên 2 năm ở cảng, nhưng vẫn lắp vào Innova và bán ra ngoài, đến tay giới truyền thông. Nó nhanh chóng biến thành "quả bom" trên hầu hết các mặt báo, điều chưa từng xảy ra cho TMV. Khách hàng lần đầu biết tới thái độ tắc trách ở một công ty luôn tự hào về quy trình quản lý và tinh thần làm việc cẩn trọng.
Tổng giám đốc, ông Nobuhiko Murakami, đích thân xin lỗi và không dưới 5 lần nói từ "Tôi rất xấu hổ" trong cuộc họp báo ngày 10/7/2008. Những người mua phải Innova lắp động cơ cũ được đổi xe mới hoặc tặng 10% giá trị bằng tiền mặt.
Ba năm trước, biến cố chỉ kéo dài một tháng. Sự chân thành luôn được người Việt Nam đánh giá cao. Nhưng đến 2011, TMV đang đối mặt với câu chuyện có thể không có hồi kết và ảnh hưởng thì lớn hơn nhiều lần.
Cuối tháng 3, kỹ sư Lê Văn Tạch liên hệ với báo chí và Cục đăng kiểm, tường trình về 3 lỗi kỹ thuật trong quá trình lắp ráp hai dòng xe ăn khách là Innova và Fortuner, gồm áp suất dầu phanh bánh sau vượt quá tiêu chuẩn, trạng thái siết bu-lông treo trước không chuẩn và bu-lông hàng ghế sau siết không đủ lực.
Điều trùng hợp, ông Tạch cũng là người của TMV với 9 năm công tác. Công việc điều tra, nghiên cứu dây chuyền sản xuất, thuộc phòng kỹ thuật số 2 (chuyên các dòng Innova và Fortuner) giúp vị kỹ sư này có cơ hội tiếp xúc với quy trình lắp ráp thực tế so với quy chuẩn của Toyota toàn cầu (TMC).
Trong tài liệu gửi đi, ông Tạch mô tả chi tiết các lỗi và hậu quả có thể gặp phải. Kèm theo đó là trao đổi nội bộ kéo dài giữa ông cùng cấp quản lý, xung quanh việc có phải triệu hồi hay không. Số lượng xe có thể gặp lỗi theo bản tường trình lên tới 60.000 chiếc.
Chiều 1/4, TMV tổ chức họp báo. Người trả lời là ông Tadashi Yoshida, giám đốc bộ phận sản xuất, nơi ít có kinh nghiệm tiếp xúc truyền thông. Ông cam kết 3 lỗi đó không ảnh hưởng tới an toàn do đã đánh giá ở quy mô nội bộ.
Nhưng các thử nghiệm đó lại không có giám sát của bên thứ ba nên thiếu tính thuyết phục. Quy mô lỗi chỉ là 8.800 chiếc Innova và Toyota chắc chắn Fortuner nằm ngoài diện ảnh hưởng. Thông tin này khác xa những gì kỹ sư Tạch mô tả và xuất hiện làn sóng nghi ngờ sự thành thật của TMV. Nhiều người liên tưởng tới vụ bỏ quên động cơ.
Mọi tập trung đổ dồn về phía Cục đăng kiểm chịu trách nhiệm cấp phép cho số xe trên. Cơ quan này cũng lần đầu đứng trước phán quyết quan trọng liên quan đến hãng xe có thị phần lớn nhất. Sau nhiều cuộc họp liên tiếp, ngày 15/4 Toyota ra thông báo triệu hồi với số lượng 66.000 chiếc, cho cả Fortuner và Innova.
Quyết định triệu hồi trái ngược hoàn toàn với những lời khẳng định trước đó. Vì thế, dù xin lỗi trong thông cáo báo chí, Toyota đã làm mất đi phần nào niềm tin. Khách hàng có thể chấp nhận sản phẩm lỗi, bởi không gì là hoàn hảo nhưng thiếu nhất quán trong các phát biểu thường bị đánh giá là "không trung thực".
Hai tháng sau, ngày 11/6,
Toyota tạo nên quả bom thứ hai khi tạm đình chỉ công tác 3 tháng với kỹ sư Lê Văn Tạch. Quy trình ra quyết định này được tham vấn từ chuyên gia luật.
Nhưng quan trọng là bốn vấn đề kỹ thuật lắp ráp lại được TMV chủ động cung cấp trong cuộc họp báo khá căng thẳng ngày 13/6, có sự xuất hiện của đích thân Tổng giám đốc, ông Akito Tachibana. Một lý giải là trong thư gửi Tổng giám đốc hôm 7/6, ông Tạch "dọa" sẽ tung tin các lỗi trên cho báo chí một tuần sau, tức 14/6. Vì thế, Toyota công bố sớm hơn một ngày.
Trong các vấn đề kỹ thuật, quan trọng nhất là phương pháp bôi keo cải tiến không đúng bản vẽ của Toyota toàn cầu. Kỹ sư Tạch cho rằng phương pháp bôi keo mới thực ra là "ăn bớt", khiến xe ồn và nhanh gỉ. TMV cho biết đã báo cáo và được sự đồng ý của TMC.
Các tài liệu một lần nữa được gửi lên Cục đăng kiểm xem xét, chờ xử lý. Còn kỹ sư Tạch thì theo dõi sát sao để: "Nếu Toyota Việt Nam báo cáo không đúng sự thật và bao biện, tôi sẽ tiếp tục đấu tranh và đưa thông tin cho báo chí".
Gần ba tháng đã qua, sự cố gắn liền với cái tên Lê Văn Tạch vẫn đang ám ảnh Toyota và chưa có dấu hiệu kết thúc.