- Biển số
- OF-24885
- Ngày cấp bằng
- 27/11/08
- Số km
- 156
- Động cơ
- 492,230 Mã lực
Em vừa tìm thấy một cuốn sách có nội dung hay tuy nhiên hơi dài (bỏ hết ảnh), gửi lên để các bác OF nhà mình nếu có đi ọp ẹp nghiên cứu. Em cũng hay phải đi rừng rú đọc thấy hay phết. Bác nào muốn đầy đủ nội dung, liên hệ bác google nhé, tên nó là Sinh tồn nơi hoang dã.
Chuẩn bị vào nơi hoang dã
- Các bạn là những người đang chuẩn bị cho một cuộc thám hiểm, khám phá những vùng đất hoang vu xa lạ.
- Các bạn đang chuẩn bị cho một chuyến du lịch sinh thái ở một vùng mà bạn biết rất mơ hồ.
- Các bạn sắp sửa phải dấn thân vào rừng sâu núi thẳm vì nhiệm vụ được giao phó.
- Các bạn đã chán ngấy cuộc sống ồn ào náo nhiệt của thành phố, chán các tiện nghi của nền văn minh cơ khí... muốn tìm sự tĩnh lặng thanh thản giữa thiên nhiên.
- Các bạn muốn làm một Robinson Crusoe thời nay.
Hoặc vì một lý do nào đó, các bạn sắp phải sống một thời gian dài ở những vùng thiên nhiên hoang dã, vắng bóng người.
Để cho công việc được hoàn thành một cách tốt đẹp và bản thân các bạn được an toàn, các bạn buộc phải qua một quá trình học tập, và rèn luyện một cách cẩn thận. Vì đây không phải là một chuyến du lịch với túi tiền đầy ắp. Không kẻ đưa người đón. Không có cỗ bàn dọn sẵn. Không có phòng ốc tiện nghi... Mà trái lại, có thể đầy dẫy gian lao nguy hiểm, nhọc nhằn, vất vả, bệnh tật, đói khát, sức cùng lực kiệt.... đang chờ đón các bạn. Ở đó, các bạn chỉ có thể trông cậy vào chính bản thân của mình. Vì vậy, các bạn phải trang bị cho mình một số kỹ năng và kiến thức cần thiết. Những kỹ năng nầy, không phải chỉ đọc ở sách vở hay học bằng lý thuyết suông, mà phải thực hành nhiều lần, nhất là trong những dịp cắm trại, thám du, khảo sát, dã ngoại... ngắn ngày. Các bạn cũng cần phải rèn luyện sức khỏe, chuẩn bị tinh thần và nghị lực, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách.
Dĩ nhiên là khi các bạn đã được chuẩn bị tốt, thì khả năng tồn tại nơi hoang dã của các bạn được an toàn và bảo đảm hơn rất nhiều so với những người đột nhiên bị ném vào những nơi xa lạ mà chưa hề có khái niệm gì về “mưu sinh thoát hiểm”...
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là tinh thần của các bạn, nếu các bạn không bình tĩnh tự tin, không có nghị lực và quyết tâm cao, không có máu phiêu lưu và đam mê thiên nhiên... thì mọi sở học của các bạn cũng vô ích.
Những kỹ năng và kiến thức quan trọng mà các bạn cần phải học tập và thực hành là:
- Kiến thức về thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, môi trường, động thực vật...
- Các phương pháp tìm phương hướng
- Đọc và sử dụng bản đồ và địa bàn
- Kỹ thuật di chuyển vượt chướng ngại
- Kỹ thuật lều trại và các cách làm chòi trú ẩn bằng vật liệu thiên nhiên.
- Thủ công, nghề rừng.
- Kỹ thuật săn bắn đánh bắt, mưu sinh thoát hiểm
- Biết bảo vệ sức khỏe và phòng chống các bệnh thông thường
- Cứu thương và cấp cứu
...
- Các bạn đang chuẩn bị cho một chuyến du lịch sinh thái ở một vùng mà bạn biết rất mơ hồ.
- Các bạn sắp sửa phải dấn thân vào rừng sâu núi thẳm vì nhiệm vụ được giao phó.
- Các bạn đã chán ngấy cuộc sống ồn ào náo nhiệt của thành phố, chán các tiện nghi của nền văn minh cơ khí... muốn tìm sự tĩnh lặng thanh thản giữa thiên nhiên.
- Các bạn muốn làm một Robinson Crusoe thời nay.
Hoặc vì một lý do nào đó, các bạn sắp phải sống một thời gian dài ở những vùng thiên nhiên hoang dã, vắng bóng người.
Để cho công việc được hoàn thành một cách tốt đẹp và bản thân các bạn được an toàn, các bạn buộc phải qua một quá trình học tập, và rèn luyện một cách cẩn thận. Vì đây không phải là một chuyến du lịch với túi tiền đầy ắp. Không kẻ đưa người đón. Không có cỗ bàn dọn sẵn. Không có phòng ốc tiện nghi... Mà trái lại, có thể đầy dẫy gian lao nguy hiểm, nhọc nhằn, vất vả, bệnh tật, đói khát, sức cùng lực kiệt.... đang chờ đón các bạn. Ở đó, các bạn chỉ có thể trông cậy vào chính bản thân của mình. Vì vậy, các bạn phải trang bị cho mình một số kỹ năng và kiến thức cần thiết. Những kỹ năng nầy, không phải chỉ đọc ở sách vở hay học bằng lý thuyết suông, mà phải thực hành nhiều lần, nhất là trong những dịp cắm trại, thám du, khảo sát, dã ngoại... ngắn ngày. Các bạn cũng cần phải rèn luyện sức khỏe, chuẩn bị tinh thần và nghị lực, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách.
Dĩ nhiên là khi các bạn đã được chuẩn bị tốt, thì khả năng tồn tại nơi hoang dã của các bạn được an toàn và bảo đảm hơn rất nhiều so với những người đột nhiên bị ném vào những nơi xa lạ mà chưa hề có khái niệm gì về “mưu sinh thoát hiểm”...
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là tinh thần của các bạn, nếu các bạn không bình tĩnh tự tin, không có nghị lực và quyết tâm cao, không có máu phiêu lưu và đam mê thiên nhiên... thì mọi sở học của các bạn cũng vô ích.
Những kỹ năng và kiến thức quan trọng mà các bạn cần phải học tập và thực hành là:
- Kiến thức về thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, môi trường, động thực vật...
- Các phương pháp tìm phương hướng
- Đọc và sử dụng bản đồ và địa bàn
- Kỹ thuật di chuyển vượt chướng ngại
- Kỹ thuật lều trại và các cách làm chòi trú ẩn bằng vật liệu thiên nhiên.
- Thủ công, nghề rừng.
- Kỹ thuật săn bắn đánh bắt, mưu sinh thoát hiểm
- Biết bảo vệ sức khỏe và phòng chống các bệnh thông thường
- Cứu thương và cấp cứu
...
CÓ SỨC KHỎE
Không một nhà thám hiểm, khai phá hay một chiến binh nào mà có thể hoàn thành công việc của mình với một sức khỏe èo uột. Vì nơi hoang dã là một môi trường rất khắc nghiệt, đầy dẫy lam sơn chướng khí, rừng thiêng nước độc, sông sâu vực thẳm, cây độc thú dữ, thực phẩm thiếu thốn, thuốc men hiếm hoi, tiện nghi nghèo nàn, hoang vắng cô đơn...
Các bạn còn phải tiêu hao rất nhiều năng lượng do mang trên vai hành trang nặng nề, sử dụng đôi chân để vượt những chặng đường dài mà không dễ đi chút nào, phải leo núi, băng sông, vượt lầy, cắt rừng... Một người có thể lực trung bình thì cũng khó mà đảm đương nổi.
Ngoài sức khỏe ra, các bạn cũng cần phải có một tinh thần kiên định vững vàng, đam mê khám phá, yêu mến thiên nhiên, không ngại gian khổ... biết bao nhiêu người đã bỏ cuộc chỉ vì thiếu tính kiên nhẫn, lòng đam mê và không vượt qua được những gian khó, cho dù họ có sức khỏe rất tốt. Các bạn hãy nhớ rằng, thực tế không đẹp như một bức tranh phong cảnh hay như một bài thơ trữ tình đâu.
Các bạn còn phải tiêu hao rất nhiều năng lượng do mang trên vai hành trang nặng nề, sử dụng đôi chân để vượt những chặng đường dài mà không dễ đi chút nào, phải leo núi, băng sông, vượt lầy, cắt rừng... Một người có thể lực trung bình thì cũng khó mà đảm đương nổi.
Ngoài sức khỏe ra, các bạn cũng cần phải có một tinh thần kiên định vững vàng, đam mê khám phá, yêu mến thiên nhiên, không ngại gian khổ... biết bao nhiêu người đã bỏ cuộc chỉ vì thiếu tính kiên nhẫn, lòng đam mê và không vượt qua được những gian khó, cho dù họ có sức khỏe rất tốt. Các bạn hãy nhớ rằng, thực tế không đẹp như một bức tranh phong cảnh hay như một bài thơ trữ tình đâu.
KIẾN THỨC VỀ THIÊN NHIÊN
Là một vấn đề rất quan trọng đối với những người chuẩn bị tiến hành các cuộc phiêu lưu mạo hiểm. Nếu không am hiểu về thiên nhiên, các bạn sẽ gặp vô vàn khó khăn trong việc sinh tồn nơi hoang dã.
Về lý thuyết: Các bạn nên đọc và nghiên cứu thật nhiều qua sách báo, phim ảnh... để tích lũy kiến thức về môi trường sinh thái, về động thực vật, về thời tiết, khí hậu, trăng sao, thủy triều...
Về thực hành: Các bạn nên tham gia nhiều cuộc khảo sát, thám du, chinh phục, cắm trại... để cho quen việc tiếp xúc với thiên nhiên càng nhiều càng tốt.
Nếu không có kiến thức về thiên nhiên, các bạn có thể hoảng loạn trước những con vật xù xì gớm ghiếc nhưng vô hại và mất cảnh giác trước những con côn trùng nhỏ bé hoặc những con vật có màu sắc sặc sỡ đáng yêu nhưng lại rất nguy hiểm.
Các bạn cũng cần phải biết phân biệt được những cây, hoa, lá, rễ, củ... có thể làm thực phẩm hay thuốc chữa bệnh hoặc mang nhiều độc tố chết người. Biết tiên đoán thời tiết để khỏi bị động trước mọi hiện tượng của thiên nhiên.
Tóm lại: Có kiến thức rộng về thiên nhiên bạn mới mong có thể tồn tại giữa thiên nhiên hoang dã.
Về lý thuyết: Các bạn nên đọc và nghiên cứu thật nhiều qua sách báo, phim ảnh... để tích lũy kiến thức về môi trường sinh thái, về động thực vật, về thời tiết, khí hậu, trăng sao, thủy triều...
Về thực hành: Các bạn nên tham gia nhiều cuộc khảo sát, thám du, chinh phục, cắm trại... để cho quen việc tiếp xúc với thiên nhiên càng nhiều càng tốt.
Nếu không có kiến thức về thiên nhiên, các bạn có thể hoảng loạn trước những con vật xù xì gớm ghiếc nhưng vô hại và mất cảnh giác trước những con côn trùng nhỏ bé hoặc những con vật có màu sắc sặc sỡ đáng yêu nhưng lại rất nguy hiểm.
Các bạn cũng cần phải biết phân biệt được những cây, hoa, lá, rễ, củ... có thể làm thực phẩm hay thuốc chữa bệnh hoặc mang nhiều độc tố chết người. Biết tiên đoán thời tiết để khỏi bị động trước mọi hiện tượng của thiên nhiên.
Tóm lại: Có kiến thức rộng về thiên nhiên bạn mới mong có thể tồn tại giữa thiên nhiên hoang dã.
TỔ CHỨC & LẬP KẾ HOẠCH
Khác với những cuộc cắm trại hoặc những lần xuất du dã ngoại thông thường. Trong các cuộc phiêu lưu mạo hiểm, các bạn không thể đi “tiền trạm” trước, mà chỉ biết vùng đất đó qua bản đồ hoặc một số hình ảnh, tư liệu... cho nên rất khó mà đoán biết những gì sẽ chờ đón chúng ta ở đó.
Chương trình hoạt động cũng khác với chương trình cắm trại thông thường. Chúng ta không thể sắp đặt những kế hoạch cụ thể mà chỉ có thể thiết kế một cách tổng quát rồi tùy cơ ứng biến.
Chọn đồng hành: Nếu bạn là người tổ chức (và là trưởng đoàn) thì chỉ nên chọn bạn đồng hành là những người trưởng thành, có kinh nghiệm và kiến thức, biết nhiều kỹ năng chuyên môn, đã từng tham dự nhiều chuyến xuất du, cắm trại... Những kẻ “mặt trắng” thiếu kinh nghiệm sẽ là một gánh nặng cho cả toán. (Chỉ nên để họ tham dự những chuyến xuất du ngắn ngày.)
Những thành viên trong đoàn, ngoài sự thông cảm, thương yêu, đoàn kết với nhau, còn phải cùng chung một quan điểm, mục đích, có chung một sự đam mê khám phá, tìm hiểu thiên nhiên...
Chương trình và lộ trình của các bạn phải được thông báo cho người thân và những người có trách nhiệm biết, để họ có thể biết đường tìm kiếm các bạn, nếu đến hẹn mà các bạn chưa về.
Chương trình hoạt động cũng khác với chương trình cắm trại thông thường. Chúng ta không thể sắp đặt những kế hoạch cụ thể mà chỉ có thể thiết kế một cách tổng quát rồi tùy cơ ứng biến.
Chọn đồng hành: Nếu bạn là người tổ chức (và là trưởng đoàn) thì chỉ nên chọn bạn đồng hành là những người trưởng thành, có kinh nghiệm và kiến thức, biết nhiều kỹ năng chuyên môn, đã từng tham dự nhiều chuyến xuất du, cắm trại... Những kẻ “mặt trắng” thiếu kinh nghiệm sẽ là một gánh nặng cho cả toán. (Chỉ nên để họ tham dự những chuyến xuất du ngắn ngày.)
Những thành viên trong đoàn, ngoài sự thông cảm, thương yêu, đoàn kết với nhau, còn phải cùng chung một quan điểm, mục đích, có chung một sự đam mê khám phá, tìm hiểu thiên nhiên...
Chương trình và lộ trình của các bạn phải được thông báo cho người thân và những người có trách nhiệm biết, để họ có thể biết đường tìm kiếm các bạn, nếu đến hẹn mà các bạn chưa về.
TRANG BỊ
Trang bị tốt và đầy đủ là yếu tố quan trọng để tổ chức một cuộc sống nơi hoang dã được tiện nghi, an toàn và thành công.
Trang bị cho những cuộc phiêu lưu mạo hiểm cũng khác với những cuộc cắm trại, vì chúng ta sẽ mang theo nhiều lương khô, thuốc men, dụng cụ cấp cứu, bản đồ địa bàn, dụng cụ phát tín hiệu cấp cứu, máy truyền tin... tùy theo mục đích hoặc địa thế, chúng ta có thể trang bị thêm: phao vượt sông, dụng cụ leo núi... và một vật không thể thiếu đó là “túi mưu sinh” (Survival Kit), là một túi nhỏ, trong đó đựng những vật dụng thiết yếu nhất để có thể sinh tồn nơi hoang dã (xin xem bảng liệt kê vật dụng).
Nhưng các bạn hãy lưu ý: Với thể lực và đôi chân của các bạn, cộng với đoạn đường dài mà các bạn cần phải vượt qua, các bạn không thể cõng trên lưng toàn bộ “tài sản” của mình (cho dù bạn rất muốn) mà chỉ có thể tuyển chọn những vật dụng cần thiết nhất cho phù hợp với cuộc hành trình mà thôi. Cho nên người được trang bị tốt là: người có thể tận dụng tối đa mọi chức năng của một số vật liệu, dụng cụ ít ỏi bằng kiến thức và tài tháo vát của mình. (thí dụ: chỉ với chiếc gậy đi đường, các bạn có thể biến nó thành: thước đo, vũ khí tự vệ và tấn công, cột lều, cần bẫy, sào dò độ sâu của dòng sông, cầu vượt khe, cán cuốc, xẻng, cáng cứu thương...) Do đó, hành trang của người phiêu lưu mạo hiểm tuy gọn nhẹ, nhưng đầy đủ.
Nếu bạn là một Hướng Đạo Sinh, đã từng đi trại nhiều lần, thì việc lựa chọn vật dụng để mang theo không khó khăn lắm, cho dù cắm trại và phiêu lưu mạo hiểm có khác nhau.
Vật dụng mang theo
Trang bị cho những cuộc phiêu lưu mạo hiểm cũng khác với những cuộc cắm trại, vì chúng ta sẽ mang theo nhiều lương khô, thuốc men, dụng cụ cấp cứu, bản đồ địa bàn, dụng cụ phát tín hiệu cấp cứu, máy truyền tin... tùy theo mục đích hoặc địa thế, chúng ta có thể trang bị thêm: phao vượt sông, dụng cụ leo núi... và một vật không thể thiếu đó là “túi mưu sinh” (Survival Kit), là một túi nhỏ, trong đó đựng những vật dụng thiết yếu nhất để có thể sinh tồn nơi hoang dã (xin xem bảng liệt kê vật dụng).
Nhưng các bạn hãy lưu ý: Với thể lực và đôi chân của các bạn, cộng với đoạn đường dài mà các bạn cần phải vượt qua, các bạn không thể cõng trên lưng toàn bộ “tài sản” của mình (cho dù bạn rất muốn) mà chỉ có thể tuyển chọn những vật dụng cần thiết nhất cho phù hợp với cuộc hành trình mà thôi. Cho nên người được trang bị tốt là: người có thể tận dụng tối đa mọi chức năng của một số vật liệu, dụng cụ ít ỏi bằng kiến thức và tài tháo vát của mình. (thí dụ: chỉ với chiếc gậy đi đường, các bạn có thể biến nó thành: thước đo, vũ khí tự vệ và tấn công, cột lều, cần bẫy, sào dò độ sâu của dòng sông, cầu vượt khe, cán cuốc, xẻng, cáng cứu thương...) Do đó, hành trang của người phiêu lưu mạo hiểm tuy gọn nhẹ, nhưng đầy đủ.
Nếu bạn là một Hướng Đạo Sinh, đã từng đi trại nhiều lần, thì việc lựa chọn vật dụng để mang theo không khó khăn lắm, cho dù cắm trại và phiêu lưu mạo hiểm có khác nhau.
Vật dụng mang theo
Danh mục các vật dụng dưới đây chỉ để gợi ý cho các bạn chọn lựa mà thôi, chúng ta không thể nào đủ sức để cõng theo tất cả được (trừ khi các bạn thám hiểm bằng cơ giới). Khi chọn lựa, các bạn phải tùy theo nhu cầu, mục đích, nhiệm vụ, địa thế, khí hậu... mà chọn những vật dụng thích hợp và cần thiết để mang theo. Có một số vật dụng hơi khó tìm kiếm trên thị trường, thường chỉ để trang bị cho những người có công tác đặc biệt.
NHỮNG VẬT DỤNG CẦN THIẾT
- Ba lô
- Sổ sách, giấy viết, nhật ký hành trình...
- Bản đồ, và địa bàn
- Thiết bị định vị toàn cầu GPS
- Đồng hồ
- Ống dòm
- Máy chụp hình & phim
- Máy thu thanh (radio)
- Điện thoại di động (nếu vùng có phủ sóng)
- Đèn pin & pin & bóng đèn dự phòng
- Đèn bão, đèn cầy
- Dao săn (hoặc dao rừng, dao mưu sinh...)
- Dao bỏ túi (đa chức năng)
- Rìu, rựa, cuốc, xẻng, cưa...
- Dây đủ cỡ
- Thuốc thoa chống muỗi
- Nhang đuổi muỗi
- Bình lọc nước loại nhỏ (mini filter)
- Tài liệu, sách hướng dẫn (cẩm nang)
- Sổ sách, giấy viết, nhật ký hành trình...
- Bản đồ, và địa bàn
- Thiết bị định vị toàn cầu GPS
- Đồng hồ
- Ống dòm
- Máy chụp hình & phim
- Máy thu thanh (radio)
- Điện thoại di động (nếu vùng có phủ sóng)
- Đèn pin & pin & bóng đèn dự phòng
- Đèn bão, đèn cầy
- Dao săn (hoặc dao rừng, dao mưu sinh...)
- Dao bỏ túi (đa chức năng)
- Rìu, rựa, cuốc, xẻng, cưa...
- Dây đủ cỡ
- Thuốc thoa chống muỗi
- Nhang đuổi muỗi
- Bình lọc nước loại nhỏ (mini filter)
- Tài liệu, sách hướng dẫn (cẩm nang)
Y PHỤC
Tùy theo thời tiết, khí hậu, thời gian hoạt động... để mang theo quần áo sinh hoạt và dự phòng.
- Áo quần sinh hoạt & nón nhẹ
- Áo quần chống lạnh & nón lông
- Áo mưa hay poncho
- Áo quần ngủ
- Áo quần lót
- Áo quần tắm
- Áo khoác
- Giầy vớ
- Dép guốc
- Găng tay
- Áo quần sinh hoạt & nón nhẹ
- Áo quần chống lạnh & nón lông
- Áo mưa hay poncho
- Áo quần ngủ
- Áo quần lót
- Áo quần tắm
- Áo khoác
- Giầy vớ
- Dép guốc
- Găng tay
ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN
- Khăn tay, khăn tắm
- Kem & bàn chải đánh răng
- Xà phòng giặt & bàn chải giặt
- Xà phòng tắm
- Dao cạo
- Gương, lược
- Kiếng mát
- Giấy vệ sinh
- Hộp may vá (đựng kim, chỉ, nút, kéo, lưỡi lam...)
- Kem & bàn chải đánh răng
- Xà phòng giặt & bàn chải giặt
- Xà phòng tắm
- Dao cạo
- Gương, lược
- Kiếng mát
- Giấy vệ sinh
- Hộp may vá (đựng kim, chỉ, nút, kéo, lưỡi lam...)
DỤNG CỤ NẤU NƯỚNG & ĂN UỐNG
- Nồi, soong, chảo, ấm nấu nước...
- Dao, thớt
- Đồ khui hộp
- Tô, chén, dĩa, ly, gà mên...
- Vá, muỗng đũa...
- Bình đựng nước & ca uống nước & bao bình đựng nước
- Gàu, xô xách nước, can đựng nước
- Rổ, rá...
- Quẹt gaz ( hay diêm không thấm nước)
- Lò dầu hay bếp gaz nhỏ (mini) & dầu hay gaz dự phòng
- Dao, thớt
- Đồ khui hộp
- Tô, chén, dĩa, ly, gà mên...
- Vá, muỗng đũa...
- Bình đựng nước & ca uống nước & bao bình đựng nước
- Gàu, xô xách nước, can đựng nước
- Rổ, rá...
- Quẹt gaz ( hay diêm không thấm nước)
- Lò dầu hay bếp gaz nhỏ (mini) & dầu hay gaz dự phòng
THỰC PHẨM
- Gạo, nếp, bắp, đậu, bột...
- Gia vị (muối, tiêu, đường, bột ngọt, hành, tỏi, dầu ăn...)
- Thức uống (trà, cà phê, bột trái cây...)
- Thức ăn tươi (thịt, cá, trứng, rau, quả...)
- Thức ăn khô (tôm khô, cá khô, mì, lạp xưởng...)
- Thức ăn đóng hộp
- Gia vị (muối, tiêu, đường, bột ngọt, hành, tỏi, dầu ăn...)
- Thức uống (trà, cà phê, bột trái cây...)
- Thức ăn tươi (thịt, cá, trứng, rau, quả...)
- Thức ăn khô (tôm khô, cá khô, mì, lạp xưởng...)
- Thức ăn đóng hộp
DỤNG CỤ CẮM TRẠI – NGHỈ NGƠI
- Lều, bạt, poncho...
- Cọc, dây, gậy, dùi cui...
- Tấm lót
- Võng
- Túi ngủ, nệm hơi
- Mùng, mền, mùng trùm đầu
- Cọc, dây, gậy, dùi cui...
- Tấm lót
- Võng
- Túi ngủ, nệm hơi
- Mùng, mền, mùng trùm đầu
DỤNG CỤ CẦU CỨU
- Máy truyền tin
- Hỏa pháo
- Trái khói
- Kính phản chiếu
- Pa-nô, vải màu, cờ...
- Còi báo hiệu
- Đèn hiệu
- Hỏa pháo
- Trái khói
- Kính phản chiếu
- Pa-nô, vải màu, cờ...
- Còi báo hiệu
- Đèn hiệu
DỤNG CỤ LEO NÚI
- Nón bảo hộ (helmet)
- Búa bám đá (rock hammer)
- Bao giắt búa (hammer holster)
- Nêm cắm, nêm đóng (pitons)
- Nêm chèn, nêm giắt (chocks & nuts)
- Khoen bầu dục biners (carabiners / snaplink)
- Giầy leo núi (Kletterschuhe/mountaineering shoes)
- Đai (swami belt)
- Dây (rope)
- Búa bám đá (rock hammer)
- Bao giắt búa (hammer holster)
- Nêm cắm, nêm đóng (pitons)
- Nêm chèn, nêm giắt (chocks & nuts)
- Khoen bầu dục biners (carabiners / snaplink)
- Giầy leo núi (Kletterschuhe/mountaineering shoes)
- Đai (swami belt)
- Dây (rope)
TÚI MƯU SINH
- Aspirin, vitamins
- Quẹt gaz hay diêm không thấm nước
- Băng dán cá nhân
- Dao nhíp, luỡi lam
- Đèn pin nhỏ (mini)
- Kính phản chiếu hay miếng kim loại bóng
- Dây cước, dây dù, lưỡi câu đủ cỡ
- Cưa dây
- Thuốc viên lọc nước
- Súp viên – muối tiêu hay muối xả ớt
- Còi cấp cứu
- Địa bàn nhỏ (mini)
- Quẹt gaz hay diêm không thấm nước
- Băng dán cá nhân
- Dao nhíp, luỡi lam
- Đèn pin nhỏ (mini)
- Kính phản chiếu hay miếng kim loại bóng
- Dây cước, dây dù, lưỡi câu đủ cỡ
- Cưa dây
- Thuốc viên lọc nước
- Súp viên – muối tiêu hay muối xả ớt
- Còi cấp cứu
- Địa bàn nhỏ (mini)
TÚI CỨU THƯƠNG
- 1 chai Betadi (polyvidone iodee)
- 1 chai oxy già
- 1 chai thuốc đỏ
- 1 chai cồn
- 1 chai dầu gió
- 1 chai Amoniaque
- Bột Sulfamid hay bột Penicilline
- Kéo, kẹp, kềm...
- Ống tiêm & kim tiêm
- Thuốc chống sốt, giảm đau (Panadol, Cetamol, Aspirin...)
- Thuốc đau bụng, tiêu chảy (Ganidan, Parregorique...)
- Thuốc chống sốt rét (Chloroquine, Fansidar...)
- Thuốc kháng sinh (Ampicilline, Tetracyline...)
- Túi chữa rắn cắn (Snake bite Kit)
- Ruợu hội, viên hội (chữa rắn cắn)
- Băng vải, băng thun, băng tam giác...
- Băng keo, băng dán cá nhân
- Bông gòn thấm nước – gạc (gaze), compresse
- 1 chai oxy già
- 1 chai thuốc đỏ
- 1 chai cồn
- 1 chai dầu gió
- 1 chai Amoniaque
- Bột Sulfamid hay bột Penicilline
- Kéo, kẹp, kềm...
- Ống tiêm & kim tiêm
- Thuốc chống sốt, giảm đau (Panadol, Cetamol, Aspirin...)
- Thuốc đau bụng, tiêu chảy (Ganidan, Parregorique...)
- Thuốc chống sốt rét (Chloroquine, Fansidar...)
- Thuốc kháng sinh (Ampicilline, Tetracyline...)
- Túi chữa rắn cắn (Snake bite Kit)
- Ruợu hội, viên hội (chữa rắn cắn)
- Băng vải, băng thun, băng tam giác...
- Băng keo, băng dán cá nhân
- Bông gòn thấm nước – gạc (gaze), compresse
GHI NHỚ:
TÚI CỨU THƯƠNG phải được giữ gìn cẩn thận, treo lên cao. Các loại thuốc phải được dán nhãn, ghi rõ tên thuốc, chủ trị, cách dùng... và phải bổ sung đầu đủ sau mỗi lần dùng.
Riêng về TÚI MƯU SINH, các bạn không nên đem ra sử dụng thường (trừ trường hợp bất đắc dĩ), để khỏi bị hao hụt, thất thoát. Vì nếu không, đến khi các bạn thật cần thì lại không có hoặc không đủ.
Riêng về TÚI MƯU SINH, các bạn không nên đem ra sử dụng thường (trừ trường hợp bất đắc dĩ), để khỏi bị hao hụt, thất thoát. Vì nếu không, đến khi các bạn thật cần thì lại không có hoặc không đủ.
Nấu nướng
LÀM SẠCH
Chim, thú, cá... sau khi đã đánh bắt được, các bạn phải biết cách làm cho sạch trước khi nấu nướng. Các bạn đừng bắt chước theo tài liệu hay cung cách của người nước ngoài; con gì cũng lột da. Đó là do khẩu vị của họ (vì họ ít ăn da) và cũng một phần do họ không biết cách làm sạch lông hay vảy. Các bạn hãy tìm hỏi một người Việt Nam sành ăn xem, nếu như heo rừng, kỳ đà, rắn, nhím, gà, vịt... mà lột da xem họ có chịu không? Hoặc nướng hay chiên xù mà đánh vảy thì những tay đầu bếp nông thôn sẽ nghĩ thế nào? Chúng ta có khẩu vị cũng như cách làm riêng của chúng ta. Hơn nữa trong vùng hoang dã, đánh bắt được một con thú đã khó khăn mà các bạn lột bỏ da thì quá uổng phí (trừ phi các bạn cần tấm da để dùng vào chuyện khác)
Làm sạch các loại chim, gia cầm
Các loại chim ăn hạt, trái cây và côn trùng, thì có thể nhổ lông khi còn sống hay đã chết, sau đó thui qua lửa ngọn cho vàng rồi mới mổ
Những loại chim ăn cá, bơi lặn, săn mồi, gà vịt... thì trụng nước sôi rồi mới nhổ lông
(nếu cần, có thể thui lại trên lửa ngọn)
Khi mổ phải cẩn thận, đừng làm vấy dơ bẩn, phải rửa lại bằng nước lạnh, thịt sẽ có mùi tanh làm mất ngon.
THÚ
Trừ các loại lớn cần phải lột da, còn các thú vừa và nhỏ đều có thể làm sạnh bằng những phương pháp dưới đây:
Thui: Các loại thú lớn và vừa như heo rừng, mển, nai... hay các looài thú nhỏ như chuột, chồn, nhím... hoặc các loài bò sát có vảy da như rắn, kỳ đà... đều có thể thui qua lửa ngọn cho lông cháy xém rồi cạo sạch.
Vùi tro:
- Các loài thú và bò sát nhỏ như sóc, chuột, kỳ nhông, rắn mối... thì nên vùi dưới lớp tro nóng chừng một vài phút là có thể đem ra cạo sạch được.
Trụng nước nóng:
- Có thể áp dụng cho bất cứ loại thú nào nhưng phải biết cách pha nước cho vừa đủ nóng (cỡ khoảng 60 hay 65 độ) Nếu nguội quá thì cạo không ra. nếu nóng quá, sẽ bị “sát” cạo cũng hết ra luôn.
Pha nước xong, ngâm con thú trong nước nóng độ 2-3 phút rồi dùng tay nhổ thử. Nếu lông tróc dễ dàng là có thể đem ra cạo nhanh tay cho sạch (nếu bạn đang trụng nước đang sôi, bảo đảm các bạn chỉ còn cách duy nhất là lột da mới sạch, vì lông đã bị “sát”). Sau khi cạo sạch, các bạn nên thui lại bằng lửa ngọn cho vàng, vừa sạch lông còn sót, vừa thơm ngon hơn.
Trụng nước sôi:
- Rắn, rùa, kỳ đà, kỳ tôm... thì phải trụng nước thật sôi mới có thể cạo sạch được lớp vảy bên ngoài. Ếch nhái, chàng hiu, ểnh ương... cũng phải trụng nước thật sôi thì mới cạo sạch được lớp nhớt (nếu không muốn lột da)
Lột da:
- Như đã nói trên lột da là phương pháp “xưa” rồi. Ngày nay, ngay cả rắn, ếch... mà người ta còn để cả da, vì nó rất ngon. Tuy nhiên, nếu các bạn không biết cách làm nào khác, thì lột da là phương pháp dễ làm và nhanh nhất. Hoặc các bạn muốn có tấm da để dùng vào các việc khác
Muốn lột da, các bạn hãy làm theo các công đoạn sau:
* Nếu con vật còn sống, hãy cắt cổ để lấy tiết.
* Lột da ngay sau khi con vật vừa chết, để càng lâu, càng khó lột.
* Treo hai chân sau của con vật lên cao vừa tầm tay.
* Khứa vòng quanh hai khủy chân sau và hai kheo chân trước. Rạch theo lằn chấm rồi lột da từ trên (hai chân sau) xuống.
Cắt bỏ bộ sinh dục (Đừng để cho lông dính vào thịt)
Các loại thú nhỏ như sóc, chuột... chỉ cần cắt một lần ngắn ở trên lưng. Dùng ngón tay trỏ và giữa của hai bàn tay, kéo ngược ra hai đầu.
- Muốn lột da ếch, các bạn chặt đầu phía dưới 2 mắt. Rạch một đường trên lưng, ngang eo. Một tay cầm con ếch bằng hai ngón, một tay lột, dễ dàng.
- Nếu lột da cóc, các bạn đừng lột từ trên xuống như ếch, rất khó lột. Phải bắt đầu từ các ngón chân sau lột ngược lên. Mổ bỏ trứng và lòng ruột (vì rất độc).
MỔ BỤNG:
Các loài thú, sau khi đã làm lông hay lột da xong, thì mổ phanh bụng, móc hết ruột gan để riêng ra, phân loại rồi làm sạch. (Cố gắng đừng để làm vấy bẩn thịt, phải rửa lại bằng nước lạnh, thịt sẽ mau hư và mất ngon. Nhưng bộ lòng thì bắt buộc phải rửa)
Tim thì bổ đôi, rửa sạch máu bầm. Cật bổ đôi, lạn sạch hoi. Gan thì nhẹ tay tách mật ra. Ruột thì xả hết chất bẩn, lộn ra rổ chà cho thật sạch.
Các bộ phận khác như: Lưỡi thì trụng nước sôi cạo sạch. Óc thì mổ đôi sọ ra để lấy. Mỡ thì thắng để dành ăn hay đốt đèn. Bốn cái “dụms” chân làm sạch, phơi khô để làm lương thực dự trữ. Sừng (nếu có) và xương nếu có thể thì nấu cao hoặc dùng làm các công cụ và vũ khí.
Chú ý:
Sau khi vừa bắn hạ thú hay khi vừa giết thịt, hãy cắt bỏ bộ phận sinh dục của con thú đực và các hạch hoi của thú cái (thường nằm hai bên háng của thú). Nếu không, thịt sẽ có mùi hôi rất khó ăn.
LÀM CÁ:
Hầu hết các loại cá đều phải phải đánh vảy, chặt bỏ vây, móc mang, mổ bụng bỏ ruột. Nhưng cá chép, cá trôi, cá đối, các loại cá trắng... thì không cần đánh vảy mà chỉ cần mổ bụng và làm sạch là đủ.
Các loại cá không có vảy như cá trê, cá ngát, lươn... thì trụng nước ấm hay dấm hoặc lăn tro bếp mà “vuột nhớt” rồi rửa sạch.
Các loại cá còn sống và vùng vẫy nhiều thì đập đầu cho chết rồi mới làm
LẤY PHI LÊ (FILLET) CÁ
Các loại cá lớn, cá nhiều xương hay cá có xương cứng... trước khi phơi hay sấy khô, các bạn nên lạn xương để lấy phi lê theo cách dưới đây:
- Làm sạch cá sau khi cá vừa chết
- Rửa sạch nhớt, lau khô, để ráo nước.
- Dùng dao bén (Fillet Knife) lần lượt lạn theo hình mình họa.
- Xương và đầu còn lại, các bạn có thể nấu canh hay nấu cháo
CHẾ TẠO BẾP
Ở những nơi hoang dã, tùy theo địa thế và vật dụng chúng ta có thể tìm thấy được trong vùng, để chế tạo những kiểu bếp giản dị và tiện lợi. Dưới đây là những kiểu bếp để gợi ý:
NẤU NƯỚNG KHI KHÔNG CÓ SOONG NỒI
Ở những nơi hoang dã, dù không có nồi niêu, soong, chảo... các bạn vẫn có thể dùng óc sáng tạo và tài tháo vát của mình để có những bữa ăn tươm tất. Chúng tôi xin hướng dẫn các bạn một số kỹ năng để các bạn tham khảo, rồi tùy theo vật liệu có được, các bạn hãy tự xoay sở lấy.
NẤU CƠM
Nấu cơm lam:
Lấy một ống tre lồ ô, bương, mạnh tôn, tre gai... (loại có ống lớn), không quá non hay quá già. Cắt đầu mắt theo 1 trong 3 cách dưới đây:
[URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/06921104348.jpg"][URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/06921104348.jpg"][/URL][/URL]
Ngâm gạo hay nếp từ 1 đến 2 giờ (nếu là gạo thì ngâm lâu hơn)
Đổ nếp (hay gạo) vào ống tre (đừng nén chặt)
Đổ nước vừa síp (nếu là nếp), hoặc ngập một lóng tay (nếu là gạo).
Nút thật chặt đầu ống tre bằng các loại lá tươi không độc (lá chuối, lá dong, lá nghệ...) hoặc ráp các khớp đầu ống tre lại, rồi dùng dây tươi cột lại cho cứng, bên ngoài đắp đất sét cho dây khỏi cháy
- Dựng ống tre nghiêng trên đống lửa (nhớ xoay cho đều), đến khi lớp vỏ bên ngoài thật vàng hay cháy xém là được.
- Chẻ bớt dần lớp vỏ ngoài cho đến khi còn lại một lớp mỏng, cắt ra từng khoanh.
Mách nước; Các bạn hòa một tí bột ngọt với muối vào trong nước trước khi đổ vào ống tre, như vậy thì cơm ăn rất ngon mà không cần thức ăn.
Nấu theo kiểu Mã Lai 1:
Đào một cái hố sâu chừng 30cm, rộng 40cm. Lót đá, sỏi xuống đáy và chung quanh thành hố (1). Đốt lửa cho đến khi đá thật nóng thì lấy hết củi ra, còn lại than hồng. Bỏ túm gạo đã chuẩn bị (như cách nấu cơm đùm), hoặc cá thịt đã gói thật kỹ bằng lá tươi xuống dưới hố (2), phủ lên trên một lớp than rồi lấp đất lại (3). Để như thế chừng vài giờ sau (hoặc khi nào cần) thì bới lên. Cơm và thức ăn vẫn nóng như mới nấu.
Nấu theo kiểu Mã Lai 2
Đào một cái hố, lót đá và đất nóng kiểu 1. Lấy hết củi và than ra, lót một lớp lá tươi, để thịt hay cá xuống lớp lá rồi phủ thêm một lớp lá tươi nữa. Cắm một cành cây chính giữa lỗ rồi lấp lại, ém chặt.
Sau đó thì rút cành cây lên, đổ chừng một chén nước xuống cái lỗ nhỏ đó, lấp lại. Nước xúc tác với đá nóng sẽ bốc hơi thành một loại hơi nóng để làm chín thức ăn. Để chừng vài giờ hoặc khi nào cần ăn thì bới lên.
Nấu bằng trái dừa:
- Lấy một trái dừa tươi, vạt bớt một lớp vỏ ngoài, để lại 0.5 đến 1cm bao quanh gáo dừa, cắt 1/2 gáo, phần trên cuống để làm nắp, đổ gạo hay thức ăn vào trong trái dừa, (Gạo cũng phải xử lý như cách nấu cơm lam), đậy nắp lại, dùng chốt nhọn ghim cứng và để vào đống lửa cho đến khi cháy sém là được.
LÀM THỨC ĂN
Gà, vịt bao đất sét:
Gà vịt cắt cổ xong, làm ướt lông (muốn móc ruột hay không cũng được). Đất sét nhào cho dẻo, đắp chung quanh con gà (hay vịt) cho thật kín. Để xuống đất, lấp sơ một lớp cát mỏng. Chất củi đốt cho đến khi đất sét trở nên khô cứng như gạch, khều ra, gỡ từng mảnh đất sét, lông sẽ dính theo, khi xé ăn thì bỏ bộ lòng (nếu ta không làm sạch trước)
Gà, vịt bao lá sen, đất sét:
Gà, vịt làm sạch, ướp gia vị tùy thích (cơ bản là hành, tỏi, muối, tiêu, đường...) bao lại bằng lá sen (hay lá dong, lá chuối, các loại lá cây không có độc, hoặc lá cây có tinh dầu như cam, chanh, bưởi...) Dùng đất sét dẻo để bọc ở ngoài. Cho vào đống lửa đốt cho đến khi đất sét khô cứng như gạch là đem ra ăn được.
Ghi chú: Cách bao lá sen, đất sét này cũng có thể dùng cho cá thịt
Cá, thịt ốp bẹ chuối:
Cá, thịt làm sạch, ướp gia vị tùy thích. Lấy một hay hai bẹ chuối (tùy theo cá hay thịt lớn nhỏ) gập đôi lại, bỏ cá hay thịt vào giữa, dùng dây rừng tươi cột lại (hoặc dùng que tươi ghim lại, bỏ vào đống lửa cho đến khi bẹ chuối cháy xém thì khều ra
Đổ trứng trong củ hành:
Lấy 1 củ hành tây thật lớn, cắt 1/3 làm nắp, phần còn lại thì khoét rỗng ruột. Đổ trứng vào, đậy “nắp” lại để than hồng một lúc, trứng sẽ chín.
[URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/06921104913.jpg"][URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/06921104913.jpg"]
Nấu canh bằng ống tre:
Lấy một ống tre loại lớn, còn tươi, vạt theo hình minh họa
Đóng hai cọc cho bằng nhau, gác ống tre lên, đổ nước vào để lấy thăng bằng trước khi nấu.
Với phương pháp này, chúng ta có thể nấu canh, kho cá, thịt, chiên trứng.
[URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/06921104943.jpg"][URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/06921104943.jpg"]
Bằng đá, gạch:
Các bạn có thể dùng một phiến đá bằng phẳng, một miếng ngói, một cục gạch, một tấm thiếc hay kim loại khác, rửa thật sạch, đặt lên bếp thay thế chảo để chiên trứng, nướng bánh, nướng thịt...
[/URL][/URL][/URL]
Dùng giấy bạc kim loại:
Nếu các bạn có loại giấy bạc kim loại này, thì có thể ứng dụng rất đa dạng trong việc nấu nướng. Các bạn có thể chế tạo một vỉ nướng, gói cá hay thịt để nướng (hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa làm cháy khét). Có thể dùng lá chuối, lá khoai môn, lá sen... hoặc các loại lá có tinh dầu như chanh, cam, bưởi, sả... để gói lại trước khi bọc giấy bạc kim loại ra ngoài.
[/URL]
Nồi da xáo thịt:
Lấy loại da thú lớn, mới vừa lột, căng lên một khung cây hình lòng chảo, để thay thế nồi. Cắt thịt bỏ vào trước khi bắc lên bếp. Loại “nồi” này có thể xào nấu như thường, nhưng khi cần có thể ăn luôn “nồi”.
Khi nấu loại nồi này, các bạn phải nhớ là trong nồi phải luôn luôn có nước, nếu không sẽ thành món “nồi nướng”.
Sử dụng bao giấy hoặc tờ báo:
Lấy một túi giấy đựng hàng, nhúng nước cho ướt phần đáy.
Thái thật mỏng thịt ba rọi hay lấy thịt xông khói (Bancon), lót một lớp dưới đáy.
- Đổ trứng lên lớp thịt đó.
- Cuốn miệng bao lại, đồng thời đục lổ hay xỏ cây vào làm tay cầm hay treo giá treo.
- Treo lên đám than hồng (không để cháy thành lửa ngọn) trong khoảng từ 10 - 15 phút.
- Nhúng nước lại khi bao muốn bắt cháy.
NƯỚNG
Khi không có nồi niêu soong chảo, chúng ta còn có thể sử dụng các cách nướng khác nhau như những hình gợi ý dưới đây
MUỐI
Là một khoáng chất rất cần thiết cho đời sống của chúng ta, nhưng vì quá quen thuộc đến độ đôi khi chúng ta không nhận thấy sự quan trọng của nó. Thường thì trong các nguồn thực phẩm đã có muối, nhưng không đủ cho nhu cầu cơ thể chúng ta, cho nên trong thức ăn, chúng ta cần tăng cường một lượng muối nhất định. Vì nếu không, cơ thể chúng ta dễ suy kiệt dần.
Muối cũng rất cần thiết cho việc bảo quản thực phẩm. Trước khi phơi khô cá hay thịt, chúng ta phải ướp muối, muốn muối chua rau cải hay làm mắm, chúng ta cũng cần nhiều muối... Vì thế, nếu trong hành trang của các bạn hay vùng của các bạn ở không có muối thì tình thế khá tồi tệ đấy.
* Nếu các bạn ở gần bờ biển, thì có thể làm ra muối bằng cách nấu cho nước biển bay hơi, muối sẽ đọng lại.
* Vào những tháng có nắng gió, các bạn lấy nước biển đổ vào những vật chứa nông và rộng, hoặc các phiến đá lòng chảo, nắng gió sẽ làm cho nước bốc hơi, chỉ còn lại muối. Các bạn nên làm ra thật nhiều muối để dự trữ cho những ngày mưa gió.
* Trong trường hợp bắt buộc, các bạn có thể đốt tre lồ ô hay một số cây cọ thuộc họ dừa (Palmac), cỏ tranh... rồi lấy tro của nó, hoà với nước, lược các chất dơ, nấu cô lại, ta có một thứ nước lờ lợ. Loại nước này chỉ giúp cho chúng ta cầm cự một thời gian, không thể thay thế muối được.
Nơi trú ẩn
Nếu ở trong vùng hoang dã mà các bạn có một chỗ trú ẩn tươm tất, có một bếp lửa để sưởi ấm... thì các bạn sẽ thấy yên tâm và thư giãn tinh thần. Nhất là những lúc mưa gió (mà mưa rừng thì thường kéo dài rất lâu) mà các bạn không có một chỗ trú ẩn cho đàng hoàng thì không những dễ bị bệnh mà còn dễ bị hoảng loạn và suy sụp tinh thần. Hoặc giả các bạn ở những vùng có khí hậu đặc biệt như sa mạc hay băng tuyết mà không biết cách làm những nơi trú ẩn cho thích hợp, thì các bạn khó lòng mà tồn tại được.
Tùy theo điều kiện khí hậu, vật liệu các bạn có sẵn, vật liệu thiên nhiên chung quanh, thời gian chúng ta lưu trú... mà chúng ta kiến tạo một chỗ trú ẩn cho thích hợp.
CHỔ TRÚ ẨN ĐƠN GIẢN
Lều trại:
Nếu các bạn ở trong vùng khí hậu nhiệt đới hay ôn hoà, và có mang theo vải bạt, poncho, võng... để làm trại, thì khá đơn giản để tạo ra một nơi trú ẩn. Lều rất thích hợp cho việc tạm nghỉ qua đêm rồi tiếp tục di chuyển. Tuy nhiên, các bạn muốn dựng một cái lều cho an toàn thì phải lưu ý đến những điều kiện sau:
- Dựng lều ở nơi đất trống trải, bằng phẳng, không có đá lởm chởm, không có rễ cây lớn.
- Dựng lều ở gò đất cao hay hơi thoai thoải cho dễ tháo nước
- Không dựng lều ở chỗ trũng dễ bị ngập úng khi mưa
- Không dựng lều ở lòng suối cạn, nước lũ về không kịp trở tay.
- Không dựng lều ở dưới tàn cây cao, rất nguy hiểm khi mưa gió (sét đánh, cành cây gãy rơi xuống... )
- Không dựng lều nơi có bụi rậm, cỏ cao, rất dễ bị rắn rết
- Tránh hướng gió thốc vào lều
Tiêu chuẩn để hình thành một cái lều:
- Mái lều căng thẳng, không nếp nhăn, để không bị mưa dột
- Các mối dây buộc chắc chắn và dễ tháo
- Làm trên một mô đất, nếu không, phải có mương thoát nước.
Sau đây là hình ảnh một số lều cá nhân cũng tập thể để cho các bạn tham khảo
<A href="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692191826.jpg" target=_blank><A href="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692191826.jpg" target=_blank>http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692191826.jpg
<A href="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692191838.jpg" target=_blank><A href="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692191838.jpg" target=_blank>http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692191838.jpg
Ẩn núp tạm thời
Trường hợp các bạn không có lều bạt mà trời thì đã tối, các bạn cần phải tìm cho mình một chỗ trú ẩn qua đêm. Các bạn nên tìm chỗ trú ẩn dưới các tàn cây, thân cây đại thụ có những rễ lớn có thể chắn gió, thân cây hay rễ cây lớn đổ ngang, hang đá... hay bẻ gãy một thân cây hoặc dùng dây kéo một tàn cây xuống thấp để che sương gió, các bạn cũng có thể dùng vỏ cây, cành cây, che tạm để qua đệm
<A href="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692191856.jpg" target=_blank><A href="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692191856.jpg" target=_blank>http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692191856.jpg
Làm chòi tạm bằng vật liệu thiên nhiên
Nếu các bạn chỉ ở trong một thời gian ngắn trong mùa khô, thì các bạn có thể dùng những vật liệu nhiên nhiên có sẵn tại chỗ như cây, gỗ, cành lá... để làm thành những cái chòi trú ẩn, giàn chống ẩm hay vách chắn gió... như các hình minh hoạ dưới đây.
<A href="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/069219199.jpg" target=_blank><A href="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/069219199.jpg" target=_blank>http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/069219199.jpg
[URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692191924.jpg"][URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692191924.jpg"]
Tuy là chòi đơn giản, nhưng các bạn cũng nên làm ở những nơi cao ráo và thoát nước. Nền lót một lớp lá cây hay cỏ khô ráo. Nếu có một tấm poncho hay nylon thì trải lên để chống hơi ẩm. Ban đêm, nên đốt một đống lửa trước cửa chòi để sưởi ấm, xua đuổi thú dữ, rắn rết, côn trùng... Nhưng phải cẩn thận, dọn sạch lá khô chung quanh, để phòng cháy lan
Chòi làm bằng cây, dây leo và cỏ mờm
Nếu các bạn cần cư trú lâu dài ở một vùng thảo nguyên, ít có cây lớn, hoặc những vùng lạnh giá, nhiều gió... các bạn có thể dựng cho mình một cái chòi bằng cây, dây leo và đất mờm (đất ẩm, có cỏ mọc thật dày, rễ cỏ đan vào nhau để giữ đất).
Muốn thực hiện một cái chòi như thế, các bạn lần lượt tiến hành theo từng bước sau:
[URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692192124.jpg"][URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692192124.jpg"][/URL][/URL][/URL]
1- Gác giá cây hình tam giác, cao khoảng 3-3,50m, rộng 2,50 - 2,75m
2- Sắp cây hình nón
3- Trổ cửa
4,5,6- Cách tạo cửa
7- Có thể kéo rộng diện tích (nếu cần)
[URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692192212.jpg"][URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692192212.jpg"][/URL][/URL][/URL]
8- Bện thêm hàng cây phụ thứ nhất
9- Cách bện để giữ hàng cây phụ
10- Bện thêm hàng cây phụ thứ hai
11- Cách bện vách
12- Xắn đất mờm
13- Lấy đất mờm
14- Đấp đất mờm chung quanh
Lều du mục
Làm bằng những cây sào dài khoảng 3,5 mét với vải bạt hay da thú may lại. Lều ấm cúng, thích hợp với cuộc sống di chuyển của những người dân du mục vì dựng và tháo dỡ rất nhanh
<A href="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692192232.jpg" target=_blank><A href="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692192232.jpg" target=_blank>http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692192232.jpg
CHÒI VÀ LỀU SÀN
Chọn một chòm cây gần nhau (1), hoặc một cây to có nhiều nhánh lớn (mọc cạnh bìa rừng càng tốt). Làm một cái thang để lên xuống thao tác cho dễ dàng (2).
Lựa những nách nhánh thích hợp để gác đà đỡ, sau đó các bạn ghép sàn (3)
Khi đã có sàn rồi thì phần còn lại khá đơn giản. Nếu có vải bạt, thì các bạn căng lên như cách dựng lều thông thường, bằng không thì chúng ta làm khung và lợp lá (4)
Ở chòi sàn vừa tránh được thú dữ, không bị hơi ẩm của đất, vừa quan sát được rất xa.
<A href="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/069219237.jpg" target=_blank><A href="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/069219237.jpg" target=_blank>http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/069219237.jpg
<A href="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692192320.jpg" target=_blank><A href="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692192320.jpg" target=_blank>http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692192320.jpg
CÁC CÁCH TẠO NƠI TRÚ ẨN KHÁC
Trường hợp các bạn có lều vải, nhưng trong vùng các bạn đang ở thì toàn là lau sậy hay không có cây đủ lớn để có thể dựng được lều, các bạn túm nhiều cây nhỏ vào nhau để làm khung. Sau đó, các bạn lấy tấm bạt trùm lên, dằn kín chung quanh bằng các vật nặng. Như vậy các bạn cũng có một nơi trú ẩn khá tươm tất.
<A href="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692192335.jpg" target=_blank><A href="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692192335.jpg" target=_blank>http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692192335.jpg
Nếu ở những vùng chỉ toàn là đá, các bạn có thể chất đá cao lên theo hình móng ngựa, trùm bạt lên, chừa cửa ra vào, rồi dằn đá chung quanh. Như vậy là các bạn đã có một nơi trú ẩn chịu được mưa gió
[URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692192345.jpg"][URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692192345.jpg"]
DỰNG NHÀ
Trong trường hợp các bạn dự kiến phải trụ lại một thời gian dài thì chòi không phải là nơi trú ẩn lý tưởng. Các bạn cần phải tìm kiếm vật liệu để dựng lên một căn nhà, ít nữa thì cũng là một túp lều, để có thể chống lại với những mưa nắng, nóng lạnh, gió bão... của thời tiết thất thường nơi vùng hoang dã
Những vật liệu thông thường mà chúng ta có thể tìm thấy là cây, tre, gỗ, tranh, lá, cỏ, vỏ cây, dây rừng... Tuy đa dạng, nhưng cũng đòi hỏi một số kỹ năng cũng như hiểu biết, thì mới có thể dựng được một túp lều vững chãi.
DỰNG NHÀ BẰNG CÂY LÁ
Muốn dựng một cái nhà bằng cây, mái lợp tranh hoặc lá, chúng ta cần phải tìm cây để làm một bộ khung (sườn) cho thật chắc chắn. Sau đó, tùy theo loại tranh hay lá mà chúng ta định lợp để thả “rui mè” hay “đòn tay” cho thích hợp
Thí dụ: Những loại lá phải lợp đứng như lá dừa nước, lá kè, lá cọ, lá dừa, lá buông... thì chúng ta cột cây ngang (đòn tay) nhiều.
Những loại phải lợp ngang như tranh, lá dừa chằm, rơm, cỏ mỹ... thì chúng ta dùng cây đứng (rui) nhiều.
Để cho mái lều không bị dột hay tuột mất khi lợp bằng tranh, rơm, lá dừa, cỏ... các bạn phải biết cách đánh tranh hoặc chằm lá.
Đánh tranh
Đánh tranh tức là dùng hom (là những nan tre nhỏ, dài khoảng 1-1.5 mét và tranh (hay cỏ) gài bện chúng lại với nhau thành từng tấm. Tùy theo vật liệu để đánh, người ta sử dụng 3 loại hom
1- Hom bốn (có 4 nan tre): dùng đánh rơm, sậy hay loại cỏ có cọng to.
2- Hom năm (có 5 nan tre): dùng đánh tranh có cọng lớn hay cỏ cọng vừa
3- Hom sáu (có 6 nan tre): dùng đánh tranh có cọng nhuyễn hay các loại cỏ có cọng nhỏ
Tùy theo từng loại hom, mỗi loại có độ mềm hay cứng khác nhau (thí dụ: hom bốn thì to và cứng hơn hom năm...) nhưng cách đánh thì khá giống nhau
- Hom bốn có 1 cặp và 2 hom lẻ
- Hom năm có 2 cặp và 1 hom lẻ
- Hom 6 có 3 cặp
Dưới đây là cách đánh hom sáu (dễ và thông dụng nhất):
Hom sáu có 3 cặp, khi cài mợt nắm tranh vào, thấy cặp hom nào đang đi lên, thì các bạn tiếp tục kéo lên. Cặp nào đang đi xuống thì tục tiếp đè xuống
Chằm lá:
Nếu chúng ta dùng lá dừa rời để lợp thì phải biết cách chằm chúng lại với nhau
Dùng một sống lá dừa hay một cây cứng để làm đén gánh. Banh lá dừa ra. Bẻ khoảng 1/4 lá dừa (phía cuống) vắt qua sống lá rồi lấy một cọng lạt chằm lại.
[URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692192558.jpg"][URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692192558.jpg"]
Lợp mái
Khi lợp, các bạn phải lợp từ dưới lên trên, lớp trên phải phủ dài qua lớp dưới. Lợp bằng lá thì để nguyên phiếu hay nguyên tàu mà lợp. Các loại đã đánh hay chằm thành tấm thì lợp nhanh và kín đáo hơn. Tranh rơm hay cỏ, nếu không biết cách đánh thì có thể bó thành từng lọn nhỏ để lợp như các hình minh họa dưới đây
NHÀ BẰNG CÂY GỖ
Ở trong vùng có nhiều cây gỗ thẳng và đều nhau, những người khai hoang, với dụng cụ thô sơ, họ đã dựng lên những căn nhà bằng cây gỗ đơn giản, chắc chắn, và ấm cúng. Để làm được một căn nhà như vậy chỉ cần:
- Đắp một cái nền có diện tích lớn hơn căn nhà dự kiến một chút.
- Hạ một số cây đủ dùng, cắt đúng cỡ mà chúng ta muốn sử dụng.
- Khoét ngàm hai đầu
- Chồng cao theo ý muốn. Trổ cửa
- Làm mái rồi lợp bằng vỏ cây (bu lô) hay tranh lá
- Dùng rêu, cỏ, vỏ cây (tràm). .. để xảm kín những chỗ hở của vách (nhất là ở những chỗ hở của vách (nhất là ở những vùng lạnh giá)
CÁC KIỂU NHÀ CỦA THỔ DÂN
Từ ngàn xưa, những thổ dân ở các vùng xa xôi hẻo lánh, ít giao tiếp với nền văn minh, nhưng họ đã biết tận dụng cây cỏ và những vật liệu thiên nhiên chung quanh, để tạo cho mình những nơi cư trú ấm cúng, an toàn... và một đôi khi rất thẩm mỹ
NGÔI NHÀ BĂNG GIÁ
Trong thế giới băng giá của người Eskimo, vì chung quanh họ chỉ có băng tuyết, cho nên họ xây dựng những ngôi nhà bằng băng tuyết gọi là IGLOO
Muốn xây dựng lột igloo, phải có tuyết đóng từng khối dài khoảng 90 cm, rộng khoảng 50-60 cm, dày chừng 15 cm. Một igloo đạt tiêu chuẩn chỉ rộng khoảng 3 mét.
Trước tiên, các bạn xếp lớp băng đầu tiên theo hình vòng tròn có đường kính là 3 mét theo hình trôn ốc, lớp thứ hai đường kính nhỏ hơn một chút, lớp thứ ba nhỏ hơn lớp thứ hai và cứ tiếp tục như thế (Vì vậy mà igoloo có hình vòm). Cuối cùng, dùng một tảng băng hình nêm để khóa vòm. Khoan một lỗ nhỏ trên vòm để thoát khí.
[URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/069219272.jpg"]
Khi cần nơi trú ẩn tạm, người Eskimo củng làm những đường rãnh, bên trên gác những tảng băng để làm mái. Hoặc làm lều tuyết hay vòm tuyết để tạm trú qua bên khi đi săn hay những lúc cần
TRÚ ẨN TRONG HANG ĐỘNG
Hang động là một nơi trú ẩn rất lý tưởng. Từ ngàn xưa, ông cha chúng ta đã lấy hang động làm nơi trú ngụ của gia đình hay bộ tộc. Hang động cho chúng ta một nơi ở, một nhiệt độ ổn định và một chỗ khá an toàn.
Tìm Hang Động
* Nếu đã tìm thấy một hang động, thì có khả năng tìm thấy những hang động khác.
* Quan sát những nơi bầy dơi bay ra lúc chập tối và bay về lúc hừng sáng.
* Quan sát sự xuất hiện và biến mất của dòng suối
* Dọc theo bờ biển có vách đá nhô cao lên, cũng có thể hình thành do tác động của của sóng
* Ở những vùng nhiệt đới mưa nhiều, nếu thấy có đá vôi lộ thiên thì có thể có hang động gần đó. Kiểm tra các khe nứt, vì đó có thể là lối vào hang động. Để ý đến hơi nước hay khí lạnh tỏa ra từ các đường nứt hay khe đá.
* Theo dấu của loài dế màu nâu vàng (dế thầy chùa) thường dẫn đến một hang động hay là khe nứt dẫn đến hang động.
Đốt lửa trong hang động
- Không đốt lửa trong những hang động nhỏ, các bạn sẽ bị ngộp do mất oxy
- Không nhóm lửa những nơi có phân dơi, vì sẽ gây cháy, nổ...
- Nếu đốt lửa trước cửa hang động, phải cẩn thận để không bị cháy lan
NHỮNG NGUY HIỂM TRONG HANG ĐỘNG
Đề phòng những nguy hiểm thông thường
* Khi vào hang động, cẩn thận với những cư dân thường trú sẵn trong hang như: rắn chuông, dơi... một số động vật và côn trùng khác.
* Gặp những hang động sâu, đừng mạo hiểm đi quá xa, vì các bạn có thể gặp kẽ nứt, vực sâu, dốc trơn trợt, đá lở, lạc lối...
* Cẩn thận vì hang động rất dễ thiếu oxy (Để xác định, các bạn quan sát ngọn đèn lồng hay ngọn đèn cầy, nếu thấy có bắt đầu lụn dần và dường như cố bùng lên, hoặc các bạn cảm thấy khó thở... thì lập tức rời khỏi hang ngay, vì hang đang thiếu dưỡng khí)
* Đi lại trong hang động, nếu có thể thì nên đội nón cứng, vì không biết các bạn sẽ té hay va đầu vào trần hang bất cứ lúc nào
* Nhóm lửa ngay phía ngoài lối vào, làm sao vừa sưởi ấm mà không bị khói làm ngộp vì mất oxy
* Chỗ nằm phải lót các cành cây hay lá, cỏ thật dày để chống ẩm. Tránh các luồng gió trong hang
Ngập lụt trong hang
Có thể hang động mà các bạn đang ở là một cái phểu hứng nước. Nếu vừa có một cơn mưa lớn trong vùng, coi chừng một cơn lũ quét sẽ xảy ra trong hang. Hãy tỉnh táo lắng nghe và quan sát các hiện tượng sau:
- Sự thay đổi cường độ và nhiệt độ của gió
- Sự dâng cao của nước
- Tiếng nước chảy trở nên khác thường
- Nước trở nên đục và nhiều rác hơn
Hoặc nếu bạn thấy bất cứ một hiện tượng khác thường nào, hãy lập tức rời khỏi hang hay trèo lên cao ngay.
CƯ DÂN TRONG HANG ĐỘNG
Hang động được chia làm hai vùng
1- Vùng tranh tối, tranh sáng (chập choạng)
Vùng này thường có chồn, chuột, gấu mèo, gấu nhím, chồn hôi, rắn chuông... và một số động vật côn trùng khác. Chúng ở đây quanh năm để tránh thời tiết hay trốn các loài thú ăn thịt khác
2- Vùng hoàn toàn tối
Vùng này có một hệ động vật rất đặc biệt. Những động vật này gồm có hai nhóm
Nhóm sống suốt đời trong hang: Gồm cá mù, sa giông (cá nhái) tôm hang, ốc sên hang... Những động vật này không có mắt hay mắt bị thoái hóa còn rất nhỏ
Nhóm vừa sống trong hang vừa sống ngoài hang: Gồm thằn lằn, nhện, ruồi nhuế, muỗi...
Dơi: Cư dân nổi tiếng nhất trong hang động là dơi. Loài có vú duy nhất biết bay. Dơi có loài ăn côn trùng, có loài ăn trái cây, có loài vừa ăn côn trùng vừa ăn trái cây. Đặc biệt có loài dơi quỷ (Vampire Bat) chuyên hút máu gia súc và các động vật có kích thước trung bình. Dơi thường không tấn công người, nhưng có thể tông vào bạn trong những hành lang hẹp. Phân dơi rất dễ cháy nổ như thuốc súng, phải cẩn thận.
[/URL]
Cấp Cứu
Khi cấp cứu nơi hoang dã, đòi hỏi các bạn phải có sự linh động, óc sáng tạo và một kiến thức đa dạng, vì ở đó, các bạn thiếu thốn mọi phương tiện, dụng cụ, thuốc men. Các bạn cũng vừa là cứu thương viên, vừa là y sĩ điều trị, cho nên trách nhiệm của các bạn nặng nề hơn.
* Chăm sóc vết thương:
Đừng để cho vết thương bị nhiễm trùng, đừng để cho ruồi bọ đậu vào, nhất là loại ruồi rừng (loại này không đẻ trứng mà đẻ trực tiếp ra ấu trùng là những con giòi, lớn rất nhanh, đục khoét vết thương của các bạn).
* Sát trùng vết thương: Rửa vết thương bằng nước đun sôi để nguội với xà phòng (nếu có).
Hay với dung dịch nấu sôi: Tô mộc + Hoàng đằng + Phèn chua + nước (nếu có thể). Hay với dung dịch: lá Trầu không còn tươi + phèn chua + nước.
Hoặc nấu nước với một trong những loại cây thuốc sau: cây Cỏ hôi, cây Sầu đâu, Chó đẻ...
Đắp tươi các cây thuốc như: Dâm bụt, Ké hoa vàng (cỏ chổi), lá Móng tay, Liên kiều, Ba chạc, lá Trầu không...
* Điều trị vết thương: bằng cách đắp một trong các cây thuốc sau:
- Lá mỏ quạ tươi, bỏ cọng, rửa sạch giã nát đắp lên. Lúc đầu, rửa (bằng các dung dịch kể trên) và thay băng hàng ngày, sau 3-5 ngày, nếu thấy vết thương đã nhẹ thì hai ngày thay băng một lần.
- Lá cây Bông ổi (*** lợn) giã nát đắp lên, vừa cầm máu, vừa sát trùng và mau lên da. Hoặc giã nát vỏ và lá Bời lời nhớt, Tơ mành, Ké hoa vàng, Hạ khô thảo, Cải trời, Chó đẻ. Rau diếp cá, Thuốc bỏng (sống đời), Thuốc giấu, lá Thường sơn...
Khi vết thương đã sạch, đang trong giai đoạn phát triển tổ chức hạt nhưng không đều, cần bôi một trong các loại thuốc sau: Nghệ già, củ ráy (chóc), Dầu mè, Sáp ong...
Cầm máu
Khi bị một vết thương chảy máu, các bạn phải nhanh chóng tìm mọi cách làm ngưng chảy máu, để hạn chế mất máu nhiều có thể gây choáng nặng dẫn đến tử vong.
* Đứt tĩnh mạch, động mạch nhỏ hay mao quản: Trường hợp này, máu chảy tràn ra ít thì vết thương tự cầm máu. Nếu máu chảy nhiều thì hãy đắp một trong những loại thuốc sau đây rồi băng ép lại:
Giã nát và đắp lên vết thương một trong các cây thuốc sau: Thuốc bỏng (sống đời), Thuốc giấu, Bông ổi, Huyết dụ, Tam thất, Bách thảo sương (nhọ nồi), Bại hoại (móng rồng), Cà kheo (sừng hươu, sống đời lá rách), rau Cần (cải rừng tía), Củ chóc (bán hạ Nam, Ráy), Quế rành (Trèn trèn, Quế trèn), Tai hùm, Thài lài trắng, Tu hú trắng...
Giã nát và vắt nước uống các cây: nhọ nồi, nghể...
Theo kinh nghiệm dân gian, người ta còn cầm máu bằng các chất liệu như tóc, lông, mạng nhện, thuốc rê... tuy hiệu nghiệm nhưng không bằng dùng cây cẩu tích.
Cây cẩu tích:
[URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/06921105537.jpg"][URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/06921105537.jpg"]
Còn gọi là cây lông cu li, kim mao cẩu tích, cẩu tồn mao, cây lông khỉ, (tên khoa học là cybotium barometz). Có nhiều ở Bạch Mã (Thừa Thiên), Đà Lạt... Các bạn hãy tìm kiếm hoặc mua một gốc cẩu tích (hình bên) rồi vặt lông tẩm cồn 90o phơi khô. Khi gặp vết thương máu ra nhiều thì lấy đắp vào vết thương rồi băng ép lại, máu sẽ cầm rất nhanh.
Cây cẩu tích sẽ ra lông trở lại nếu các bạn phun rượu trắng vào gốc rồi mang để vào nơi thoáng mát.
* Đứt động mạch quan trọng: Trường hợp máu chảy màu đỏ tươi, phun thành tia theo nhịp tim, hoặc trào mạnh ra ngoài theo vết thương. Các bạn phải nhanh chóng sử dụng một trong những biện pháp sau:
1. Ấn chặn vết thương:
Dùng những cây thuốc và vị thuốc như đã nói trước, đắp lên vết thương, rồi dùng tay, băng hay khăn sạch ấn mạnh vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngưng chảy. Nếu máu chưa cầm được, hãy nâng cao phần bị thương lên càng cao càng tốt. Nếu cần thì buộc (hơi nhẹ) thêm ga rô.
[URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/06921105546.jpg"][URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/06921105546.jpg"]
2. Ấn chặn động mạch:
Là dùng ngón tay, nắm tay ấn mạnh vào động mạch, giữa vết thương và tim. Đó là những nơi mà các động mạch chính chạy chéo trên xương. Động mạch giữa ngón tay và nền xương làm máu phải ngừng chảy. ấn chận động mạch là biện pháp cầm máu tạm thời và rất hiệu nghiệm, nhưng có nhược điểm là không thể làm lâu vì mỏi tay.
* Các điểm ấn chận động mạch: (xem hình)
- Động mạch thái dương: để cầm máu đỉnh đầu.
- Động mạch dưới mang tai: để cầm máu ở mặt.
- Động mạch cảnh ở cổ: để cầm máu vùng đầu.
- Động mạch dưới xương đòn: để cầm máu vùng nách và cánh tay.
- Động mạch cánh tay trong: để cầm máu từ vùng cẳng tay trở xuống.
- Động mạch ở háng và đùi: để cầm máu từ vùng đùi trở xuống.
Sau khi ấn chận động mạch, các bạn nên đắp các loại thuốc cầm máu vào vết thương và băng ép lại thật chặt. Sau đó, nới tay ra từ từ, nếu thấy máu còn chảy thì lập tức ấn chặn trở lại.
Cho uống thêm bài thuốc cầm màu có 02 vị chính là:
- Tô mộc
- Nghệ vàng
Tùy theo trường hợp mà gia thêm các vị thuốc khử ứ, hoạt huyết như Tam thất, Tóc đốt, Bồ hoàng.
3. Đặt garô (garrot):
Là một phương pháp cầm máu hữu hiệu nhưng rất nguy hiểm, cần theo dõi một cách cẩn thận khi áp dụng.
Lấy một sợi dây chắc, không đàn hồi (cà vạt, khăn tay, khăn quàng...) cột một vòng quanh đùi, hay cánh tay, phía trên vết thương (giữa vết thương và tim) chừng 10cm. Dùng một cây thước kẻ hoặc một đoạn cây ngắn, nhỏ, xỏ ngang và xoắn lại. Trước khi xoắn, các bạn nên đệm vào điểm muốn nén một vật hơi cứng (viên sỏi bọc vải, khăn tay cuộn lại...) mục đích là để cho vật đó đè xuống mạch máu, khiến cho máu không lưu thông được. Các bạn xoắn cho đến khi thấy máu ngưng chảy thì dùng dây mềm cột que vào cánh tay hay đùi.
Có thể đặt ga rô với một sợi dây có tính đàn hồi (ống cao su mềm): Căng thẳng dây ra, quấn hai vòng quanh cánh tay hay chân rồi siết lại.
NGUYÊN TẮC ĐẶT GA RÔ:
- Đặt trên vết thương độ 10cm, lộ ra ngoài, dễ thấy.
- Đắp các loại thuốc cầm máu và sát trùng ở vết thương.
- Khoảng 15 phút thì từ từ nới lỏng ga rô một lần, nếu thấy máu còn chảy thì siết ngay lại.
GHI NHỚ: Ga rô chỉ nên dùng khi không còn biện pháp nào khác và phải chấp hành đúng quy định về ga rô, vì nếu không sẽ dẫn đến chết hoàn toàn đoạn chi đó, phải cắt bỏ.
MỘT SỐ BÀI THUỐC CẦM MÁU
BÀI SỐ 1:
Công thức: Bột sâm đại hành (không hạn chế liều lượng).
Tác dụng: Cầm máu, tiêu ứ máu, giảm sưng đau, lên da non
Thích hợp: Cầm máu động mạch và tĩnh mạch, điều trị các vết thương phần mềm.
Chế biến: Dùng củ đã cắt bỏ rễ và thân, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy thật khô, tán thành bột thật nhỏ, rây mịn, cho vào chai hoặc túi nylon thật kín để nơi khô ráo.
Cách dùng: Rắc thuốc cầm máu lên cho kín vết thương, sau khi đã sát trùng, đặt gạc hay vải sạch lên vết thương, băng ép chặt. Mỗi ngày thay thuốc một lần.
BÀI SỐ 2:
Công thức:
- Cỏ nhọ nồi (cỏ mực) sao cháy đen 100gr
- Lá chuối hột khô sao cháy đen 100gr
- Than tóc 100gr
Tác dụng: Cầm máu, tiêu sưng, sinh da non
Thích hợp: Cầm máu động mạch và tĩnh mạch, điều trị các vết thương phần mềm.
Chế biến:
- Cỏ nhọ nồi cắt bỏ rễ, rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, sao đen (tồn tính)
- Lá chuối hột rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao đen (tồn tính).
- Tóc rửa bằng nước bồ kết, sấy khô rồi đốt cháy thành than
Ba thứ trên liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây mịn. Đựng vào chai lọ hay túi nylon hàn kín. Bảo quản nơi khô ráo.
Cách dùng: Như bài số 1.
[URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692111957.jpg"][URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692111957.jpg"][URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692111957.jpg"][/URL][/URL][/URL]
[URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/06921111011.jpg"][URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/06921111011.jpg"][URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/06921111011.jpg"][/URL][/URL][/URL]
BĂNG BÓ:
Để che chở vết thương hay để cầm máu hoặc để giữ êm chỗ bị thương trong trường hợp gãy xương, chúng ta cần biết một số phương pháp băng bó.
* Cách băng bằng băng cuộn:
[URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/06921105745.jpg"][URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/06921105745.jpg"][/URL][/URL][/URL]
VÀI ĐIỀU CẦN LƯU Ý:
1. Với những vết thương nhẹ, cần đắp thuốc cầm máu và sát trùng rồi mới băng lại.
2. Kỹ thuật băng bó còn tùy thuộc vào phần cơ thể bị thương, với yêu cầu: kín = phải bao bọc kín vết thương. Gọn và chắc = không quá chặt khiến cho máu không lưu thông được, không sút sổ khi cử động.
3. Khi cần cầm máu, phải ép băng đủ chặt.
* Cách băng bằng loại băng tam giác:
Là loại băng vải hình tam giác vuông cân, mỗi cạnh góc vuông khoảng 80 đến 90cm. Có thể sử dụng khăn quàng, khăn vuông xếp lại, miếng vải... Dùng để băng bó, treo tay, cố định xương gãy hoặc xếp lại thành băng cà vạt.
GÃY XƯƠNG:
Ở trong vùng hoang dã, nơi mà thuốc men và dụng cụ y tế thiếu thốn mà bị gãy xương thì thật là thảm họa, cho nên các bạn cần phải thật thận trọng trong lúc làm công việc, cũng như khi di chuyển, cố gắng tránh mọi trường hợp có thể dẫn đến những tai nạn, thương tích... Dĩ nhiên không ai muốn nó xảy ra, nhưng nếu có thì các bạn cũng cần bình tĩnh để tìm cách vượt qua. Các bạn hãy nhớ rằng, cho dù tình hình có tồi tệ đến đâu đi nữa, thì chúng ta cũng có thể khắc phục. Khả năng sinh học tự vệ của con người kỳ diệu hơn chúng ta tưởng rất nhiều.
Có 4 trường hợp gãy xương có thể xảy ra:
1. Nghi ngờ gãy xương.
2. Gãy xương kín
3. Gãy xương hỡ
4. Bể xương
Trong mọi trường hợp gãy xương, điều quan trọng nhất là các bạn phải làm bất động ngay tức khắc phần cơ thể có xương bị gãy. Tuy nhiên, vì các bạn đang ở nơi hoang dã, các bạn là cứu thương viên và chính các bạn cũng là y sĩ điều trị, cho nên trước khi cặp nẹp bất động phần cơ thể bị gãy, bằng trực giác, sự cảm ứng và óc phán đoán, các bạn cố gắng sắp làm sao cho hai đầu xương nối với nhau cho thật thẳng (cho dù có làm cho nạn nhân đau đớn), rồi mới băng cứng lại (nếu có vết thương rách da chảy máu, thì để trống chổ đó để xử lý).
Trong những trường hợp này, nạn nhân có thể bị choáng vì quá đau đớn. Các bạn cố gắng thao tác thật nhanh mọi công đoạn như: cố định xương gãy, băng bó sớm, cầm máu nhanh, ủ ấm chống lạnh, cho uống trà nóng, nước đường, cà phê đậm (nếu có)... đặt nằm chân cao hơn đầu, làm cho nạn nhân được tiện nghi, vui vẻ, an ủi động viên tinh thần nạn nhân. Cho nạn nhân uống những loại cây lá có tính chất an thần, gây ngủ như: Vông nem, Lạc tiên (chùm bao), Ba gạc, trái thuốc phiện khô... hay quấn lá Cà dược rồi hút như hút thuốc để giảm đau, nhưng nếu thấy có triệu chứng ngộ độc thì phải ngưng ngay.
* Làm thế nào để cố định xương gãy?
Dùng những dụng cụ có thể làm nẹp như mảnh ván, cành cây, vỏ cây... tuy nhiên, khác với cấp cứu là các bạn có thể chọn bất cứ vật gì để nẹp. Ở đây các bạn phải chọn lựa cẩn thận, vì khi đã nẹp vào rồi thì rất lâu mới được tháo ra, cho nên nẹp phải có những tiêu chuẩn sau:
- Kích cỡ phải phù hợp với phần cơ thể định nẹp.
- Chất liệu không gây dị ứng cho da của nạn nhân.
- Vật liệu phải sạch sẽ, bền chắc.
(Nếu có thể thì nên dùng vỏ cây gạo để bó chỗ xương gãy, vì vỏ cây gạo có tính chất liền xương).
Trước khi nẹp để làm bất động nơi vết gãy, các bạn hãy đệm chung quanh vết thương (nhất là những chỗ có mấu lồi của xương như mắt cá, cùi chõ, cánh tay...) bằng những vật liệu êm và sạch như bông gòn, khăn tay, áo quần, chăn mền... Làm như vậy để khi chúng ta nẹp cứng lại không làm cho nạn nhân bị đau đớn, khó chịu.
Khi bị gãy xương hở, cần phải sát trùng vết thương thật sạch trước khi kéo nắn về vị trí cũ.
CỐ ĐỊNH XƯƠNG GÃY:
* Gãy xương bàn tay hoặc khớp cổ tay:
- Đặt một cuộn băng hoặc một cuộn vải vào lòng bàn tay, sau khi sửa lại các phần xương gãy.
- Đặt một nẹp từ bàn tay đến quá cổ tay (cho hơi thừa ở đầu bàn tay).
- Đắp thuốc, dùng băng cố định bàn tay, cẳng tay vào nẹp.
- Treo cẳng tay bằng băng tam giác hay băng thường.
thiết phải di chuyển thì phải dùng thêm một cặp nạng..
* Gãy xương cánh tay, cẳng tay:
Sau khi kéo xương vào đúng vị trí cũ, sửa cho thật thẳng, rồi đắp thuốc lên, dùng nẹp ép hai bên theo chiều dài xương, dùng băng, dây, vải, khăn... cột lại để cố định. Nếu cần thì treo tay hoặc băng ép vào người bằng băng tam giác, băng thường, mảnh vải...
* Gãy xương đùi:
Nếu bị gãy xương đùi, đòi hỏi chúng ta phải có một sự chăm sóc đặc biệt và cẩn thận. Tuyệt đối không nên di chuyển nếu không thật cần thiết.
Trường hợp này, khi bó nẹp, chúng ta phải bó dài luôn cả phần cẳng chân như hình dưới đây.
Ghi chú: Những phương pháp bó nẹp cố định xương gãy như trên, chỉ dùng tạm thời trong khi chờ di chuyển nạn nhân đến bệnh viện, nếu các bạn đang ở trong vùng hoang dã, không liên lạc được với xã hội thì sẽ dùng những phương pháp hướng dẫn sau:
NẮN LẠI CÁC XƯƠNG GÃY
Trước khi nẹp và bó thuốc để cố định đoạn xương gãy, các bạn phải tìm cách nắn lại các xương gãy (thật ra, công đoạn này là dành cho các nhà chuyên môn ở bệnh viện hay các trạm y tế, nhưng ở nơi hoang dã thì chính các bạn phải tự xoay trở lấy, cho dù đôi khi nó không được hoàn hảo lắm, nhưng còn hơn là không làm gì).
Nếu các xương có vẻ ít nhiều ở tư thế đúng, không thấy biến dạng thì tốt hơn là đừng di động chúng, cứ để yên như thế mà đắp thuốc và nẹp cố định.
Nếu các xương rõ ràng ở tư thế không đúng, chỗ gãy biến dạng... Nếu chỗ gãy còn mới, các bạn nên nắn hay kéo cho thẳng trước khi bó (tuy rất đau đớn, nhưng các bạn hãy động viên nạn nhân cố gắng chịu đựng, vì xương càng nắn sớm bao nhiêu thì càng dễ dàng và ít đau hơn bấy nhiêu).
* Làm thế nào để nắn xương cổ tay bị gãy?
Cần có 2 người để thao tác thì dễ dàng hơn. Trước tiên, các bạn dùng khăn hay vải cột lõng cánh tay nạn nhân vào một gốc cây hay một trụ cố định. Một người nắm bàn tay nạn nhân kéo mạnh và dứt khoát trong khoảng từ 5-10 phút, để các đầu xương gãy giãn ra và chạm đầu với nhau.
* Bao lâu thì các xương gãy liền lại?
Chỗ gãy càng nặng, nạn nhân càng già thì sự bình phục càng chậm. Trẻ em thì liền một cách nhanh chóng hơn. Xương cánh tay thì khoảng một tháng, xương cẳng chân cần giữ độ 2 tháng.
MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮA GÃY XƯƠNG
Có rất nhiều bài thuốc chữa gãy xương nhưng ở đây chúng tôi chỉ chọn một số bài thuốc giản dị, dễ tìm kiếm, dễ chế biến, dễ sử dụng. Có 2 loại: Thuốc bó ngoài và thuốc uống trong.
BÀI SỐ 1: Thuốc bó bột ngoài
Công thức:
- Bột củ nâu 1kg
- Cơm nếp đủ bó vết thương
Tác dụng: Hành huyết, tiêu sưng, giam đau, liền xương.
Chế biến: Củ nâu (nâu nhựa tốt hơn nâu đỏ) gọt vỏ thô, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô, tán bột, bỏ vào chai hoặc bao nylon hàn kín, bảo quản nơi khô ráo.
Cách dùng: Cứ 100gr cơm nếp nấu hơi nát thì cho 20gr bột củ nâu, hai thứ giã đều, khi cơm còn nóng dạt thành một bánh dài đủ bó chỗ gãy, dàn thuốc lên giấy dầu hay vải gạc hoặc lá chuối, bó vào chung quanh chỗ gãy, đặt nẹp, băng cố định cho thật chặt, hai ngày thay thuốc một lần. Nếu không có bột củ nâu khô thì dùng củ nâu tươi thái mỏng, giã cho thật nhỏ, trộn với cơm nếp như trên.
BÀI SỐ 2: Lá cây thanh táo tươi
Công thức: Lá và đọt non của cây thanh táo (còn gọi là tiếp cốt thảo, trường sinh thảo)
Tác dụng: Thanh nhiệt, tiêu viêm, hành huyết, giảm đau, liền xương.
Chế biến: Lá và đọt non (bỏ cành và cuống), rửa sạch, giã nhỏ.
Cách dùng: Bỏ thuốc vào chỗ gãy, đặt nẹp, băng cố định thật chặt. Khi đã ổn định, mỗi ngày thay thuốc một lần.
BÀI SỐ 3: Vỏ cây tươi
Công thức:
- Vỏ cây gạo tươi 60%
- Vỏ cây núc nác tươi 40%
Tác dụng: thanh nhiệt, tiêu viêm, hành huyết, giảm đau. Chủ trị gãy xương, sai khớp, tụ máu, chấn thương.
Chế biến và sử dụng: Vỏ hai loại cây trên (liều lượng đủ dùng, nhưng phải theo tỉ lệ trên) lấy về gọt bỏ lớp vỏ thô bên ngoài, rửa sạch, thái mỏng, giả thật nhuyễn, bó vào chỗ gãy. Cách băng bó như các bài trên. Hai ngày thay thuốc một lần.
Ghi chú: Nếu không có vỏ núc nác thì dùng 100% vỏ cây gạo cũng rất hiệu quả.
BÀI SỐ 4: Lá cây tươi
Công thức: Lá cây tơ mành
Tác dụng: thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng. Chủ trị gãy xương, chấn thương, sưng tấy, các vết thương ngoài da.
Chế biến và sử dụng: Lá cây tơ mành (còn gọi là mạng nhện, dây chỉ) hái tươi, rửa sạch, giã nát, bó như các bài trên.
BÀI SỐ 5: Thuốc rượu (thuốc uống)
Công thức:
- Nhựa cây si 50cc
- Rượu trắng 40 độ 150cc (3/5 xị)
Chủ trị: Chấn thương, gãy xương, sai khớp, tụ máu, sưng đau.
Chế biến và sử dụng: Nhựa si và rượu hòa lẫn cho tan. Người lớn uống mỗi ngày một liều, chia làm 3 lần. Thiếu niên dưới 15 tuổi uống nửa liều.
Chú ý: Nếu không có nhựa si thì dùng tua si (là những sợi từ trên cành rũ xuống), cắt khoảng 100gr tua còn non cho vào ấm nước đun sôi thật kỹ rồi hòa với rượu uống lúc còn ấm.
BÀI SỐ 6: Thuốc sắc
Công thức:
- Củ nghệ già 20gr
- Vỏ cây gạo 20gr
- Rễ cỏ xước 15gr
- Rễ lá lốt 15gr
Chủ trị: Gãy xương, bong gân, sai khớp, sưng đau, chủ yếu dùng khi tổn thương 2 chi dưới.
Chế biến và sử dụng:
- Củ nghệ thái mỏng, phơi khô, sao qua
- Vỏ cây gạo gọt bỏ vỏ thô, thái mỏng, sao qua
- Rễ cỏ xước và lá lốt rửa sạch, thái ngắn, không sao.
Cho tất cả vào ấm, sắc 2 nước, mỗi lần đổ 3 chén nước sắc, còn một chén. Hai nước hòa lại chia làm 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống một thang. Khi uống có thể pha thêm rượu càng tốt.
[URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/06921111154.jpg"][URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/06921111154.jpg"][/URL][/URL][/URL]
CHẤN THƯƠNG SAI KHỚP
Khi bị va chạm hay chấn thương mạnh bất thường làm cho đầu xương trật ra khỏi ổ khớp một phần hay toàn bộ, làm cho khớp không hoạt động được.
Khi bị sai khớp, bao khớp có thể bị rách nhiều hay ít, dây chằng bị đứt, rách hoặc bong ra, các cơ và mạch máu ở vùng ổ khớp cũng bị tổn thương.
* Triệu chứng:
- Đau nhức liên tục, lúc đầu đau nhiều, về sau lần lần đau ê ẩm, khi chạm vào khớp thì đau dữ dội.
- Không thể cử động được hoặc cử động khó khăn.
- Ổ khớp biến dạng, sờ thấy đầu xương bật ra ngoài ổ khớp...
- Chung quanh sưng vù, tím bầm...
* Điều trị: Nên tìm cách điều trị ngay, để càng lâu càng khó khăn. Chủ yếu là phải dùng phương pháp nắn đưa ngay đầu xương trở lại ổ khớp và bó thuốc tiêu sưng, giảm đau và cố định khớp.
Tránh dùng sức mạnh ở khớp xương đó một thời gian đủ để cho khớp khỏi hẳn.
CÁC PHƯƠNG PHÁP NẮN SAI KHỚP
1. Nắn sai khớp xương cổ:
Để nạn nhân ngồi thẳng đầu, người cứu thương đứng phía sau, hơi rùn xuống. Hai đầu gối áp chặt vào hai cạnh sườn để giữ chắc nạn nhân. Hai tay ôm đầu nạn nhân nâng lên và xoay đi xoay lại nhè nhẹ và lựa chiều xoay mạnh đưa vào khớp.
2. Nắn sai khớp xương vai:
Để nạn nhân nằm ngửa dưới đất, người cứu thương nằm xuống bên cạnh nạn nhân (phía bị sai khớp). Để gót chân của bạn vào nách nạn nhân làm điểm tựa và hai tay kéo mạnh tay nạn nhân với một lực đều đặn trong vòng từ 5-10 phút. Sau đó bỏ chân ra và khép cánh tay vào người của họ, nếu nghe một tiếng “cụp” là xương đã vào ổ khớp. Tiến hành bó thuốc và băng cố định.
Sau khi khớp vai đã vào vị trí, nên bó cánh tay chặt vào chân. Giữ như vậy trong một tháng cho khớp không trật lại một lần nữa. Để để phòng khớp vai bị liệt cơ, mỗi ngày nên tháo ra vài lần, mỗi lần vài phút. Khi tháo ra, nên khẽ di động cánh tay nhẹ nhàng theo những vòng tròn hẹp.
3. Nắn sai khớp xương khủy tay:
Để nạn nhân nằm dưới đất, dùng một cái khăn hay miếng vải cột ở giữa cánh tay bị sai khớp, giao cho một người kéo lại hoặc buộc vào một gốc cọc.
Cần 2 người để thao tác: người phụ dùng tay phải nắm ngón tay cái, tay trái nắm 3 ngón giữa của nạn nhân, vừa kéo xuống vừa đưa dần khuỷu gấp vào thành góc 90o.
Người nắn ở phía sau khuỷu, dùng 2 ngón tay ấn trực tiếp vào mỏm khuỷu, vừa ấn xuống dưới vừa đẩy ra phía trước, đồng thời các ngón tay giữa ấn vào phía trước, kéo dần đầu dưới xương cánh tay ra sau đưa vào ổ khớp.
4. Nắn sai khớp xương cổ tay:
Để nạn nhân ngồi đặt tay lên bàn, một người ngồi phía sau nạn nhân, hai tay nắm chặt cổ tay nạn nhân vừa kéo về phía sau vừa kềm cứng. Người nắn nắm bàn tay vừa kéo vừa lựa chiều đưa vào khớp rồi bó thuốc, băng cố định.
Các khớp khác như háng, đầu gối, cổ chân... phương pháp nắn cũng tương tự như trên, các bạn nên linh động mà thao tác.
Trường hợp bị sai khớp xương hay bong gân ở cổ chân, nếu cần đi lại, các bạn hãy sử dụng một đoạn tre một đầu có mắt, cắt theo hình bên để làm nẹp cố định, giúp đi lại mà không làm thương tổn thêm (nên đi kèm theo nạng)
CÁC BÀI THUỐC TRỊ SAI KHỚP VÀ BONG GÂN
Bong gân cũng là thương tổn do chấn thương mạnh trực tiếp hay gián tiếp vào khớp, nhưng không làm sai khớp hay gãy xương, mà chỉ có thương tổn các bao hoạt dịch, bao khớp và các dây chằng.
Triệu chứng: Chủ yếu là sưng đau, bầm tím, cử động hạn chế.
Các bài thuốc bó ngoài dùng để điều trị gãy xương đều có thể dùng cho bong gân hoặc sai khớp.
Kinh nghiệm về điều trị chấn thương, sai khớp, bong gân thì khá phong phú. Chúng tôi đưa ra một vài bài đơn giản.
Bài số 1: Lá hay quả cây Ngái tươi
Chế biến và sử dụng: Quả hay lá cây Ngái liều lượng vừa đủ dùng, rửa sạch, giã nhỏ, cho ít rượu vào, sao chín, đổ ra vải xô, túm lại chườm vào chỗ đau (chú ý chườm nhanh tay để khỏi bị phỏng). Khi nguội đem ra sao lại cho nóng rồi chườm tiếp. Làm đi làm lại vài ba lần. Sau đó, khi thuốc còn ấm thì dàn mỏng bó vào chỗ sưng, băng cố định. Mỗi ngày thay thuốc một lần.
[URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/06921105959.jpg"][URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/06921105959.jpg"][/URL][/URL][/URL]
Bài số 2: Cây Bớp bớp
Chế biến và sử dụng: Dùng đọt non và lá rửa sạch, giã nhỏ, đem sao chín rồi cũng chườm và đồ như bài số 1. Mỗi ngày thay thuốc một lần.
ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH THÔNG THƯỜNG
Người ta có thể chữa hầu hết các bệnh thông thường lúc mới phát sinh bằng một toa thuốc duy nhất gọi là:
TOA CĂN BẢN:
Gồm 10 vị thuốc
1 - Rễ cỏ tranh 8g
2 - Rau má 8g
3 - Cỏ mực 8g
4 - Cỏ mần chầu 8g
5 - Cam thảo đất 8g
6 - Ké đầu ngựa 8g
7 - Lá muồng trâu 4g
8 - Củ sả 4g
9 - Vỏ quít 4g
10 - Gừng tươi 3 lát
10 vị thuốc trên rất dễ tìm kiếm, tuy nhiên nếu không có, chúng ta có thể thay thế một số vị mà hiệu quả vẫn không thay đổi.
Thí dụ:
- Nếu không có Muồng trâu, các bạn có thể thay thế bằng vỏ cây Bông sứ, hạt Bìm bìm, cây Chút chít
- Nếu không có Rễ tranh, có thể dùng Mã đề, Râu bắp, vỏ trái Cau, Dứa dại, Trạch tả.
- Nếu không có Rau má, có thể thay thế Râu mèo, Actisô, Nhân trần, Dành dành, Mướp, Cúc tần.
- Nếu không có Cỏ mực, có thể dùng Huyết kê đằng, Sâm đại hành, lá Huyết dụ.
- Nếu không có Cam thảo đất thì dùng Cam thảo dây, Mía.
- Nếu thiếu cỏ mần chầu thì thay bằng lá Dâu tằm, Dây kim ngân.
- Nếu thiếu Ké đầu ngựa thì dùng Ké hoa đào, Ké hoa vàng, Ô rô nước
- Nếu thiếu vỏ Quýt thì thay bằng vỏ Cam, vỏ Chanh, vỏ Bưởi.
- Nếu thiếu củ Gừng thì dùng củ Riềng
- Nếu thiếu củ Sả thì dùng củ Bồ bồ (Xương bồ).
Tất cả các vị trên tổng cộng khoảng 60g. Cho thêm vào khoảng hơn một lít nước, đun sôi trên lửa cho đến khi còn lại chừng một chén rưỡi nước thì rót ra chia làm 3 phần, uống vào sáng, trưa, và chiều tối, mỗi lần uống một phần.
Toa căn bản là một đơn thuốc gốc, dùng làm nền tảng, rồi thêm hay bớt vị hoặc liều lượng là tùy theo những triệu chứng của bệnh nhân cũng như kinh nghiệm của người thầy thuốc.
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÓ
Khi mà các phương tiện vật chất cũng như thuốc men thiếu thốn như trong các vùng hoang dã, thì có lẽ đánh gió là phương pháp chữa bệnh khả thi và hiệu quả nhất. Đánh gió đúng cách, các bạn có thể chữa trị các bệnh thông thường như: trúng gió, cảm nắng, cảm lạnh, ói mửa, tiêu chảy, đau nhức, mệt mỏi...
* Kỹ thuật:
- Đánh nóng từ một chỗ rồi loang dần theo hệ thống thần kinh như là gáy, đầu, ngang hai vai: Trị sổ mũi, làm cho cổ họng giảm bớt buồn nôn.
- Đánh gió khoảng giữa sống lưng: Làm giảm đau bao tử.
- Đánh từ lưng quần xuống xương khu: Làm bớt đau bụng tiêu chảy, bớt đau bụng quặn.
- Áp dụng cho những trẻ em có triệu chứng: quấy phá, khó chịu, chân tay lạnh, mất ngủ, ăn không tiêu, đau bụng, khóc dai dẳng hàng giờ, toát mồ hôi lạnh... (nhưng không được đánh gió khi nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết).
* Phương pháp:
- Chỗ đánh gió: thoáng mát nhưng không lộng gió
- Tư thế: Nằm sấp, vén áo (không cần cởi)
- Dụng cụ: dầu cù là, dầu nóng, lát gừng
- Cách đánh: Lúc đầu là nhẹ trên mặt da, rồi càng lúc càng mạnh dần (nhưng không nên làm đau), xoa nhẹ khắp lưng, vuốt mạnh hai bên sống lưng, băm băm dài theo xương sống, cuối cùng xoa nhẹ khắp lưng, thời gian từ 5-10 phút (trung bình là 10 phút, nếu ngắn hơn thì ít kết quả, nếu lâu hơn thì cũng tốt).
* Lưu ý:
- Người đánh gió nên nhớ rằng: nếu đánh gió để chữa các chứng bệnh thì làm sao cho người bệnh phải đổ mồ hơi thì mới khỏe được.
- Nên dùng gừng để đánh gió hơn là cù là hoặc dầu nóng. Gừng cắt mặt dập thớ (cắt ngang) để nước gừng thấm vào da. Gừng gây nóng dịu, sâu, kéo dài...
Dầu nóng thì nên dùng dầu tinh chất bạc hà.
Sau khi đánh gió xong thì phải uống thêm thuốc thích hợp với chứng bệnh, uống đúng liều lượng với một ly nước giải cảm.
CÁC CÂY THUỐC DỄ TÌM ĐỂ CHỮA CÁC BỆNH THÔNG THƯỜNG
[URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692111018.jpg"][URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692111018.jpg"][URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692111018.jpg"][/URL][/URL][/URL]
Bảo vệ sức khỏe
Như chúng tôi đã trình bày ở những phần trước, trong vùng hoang vu vắng vẻ, nhất là khi chỉ có một mình, nếu bị thương tích hay bệnh hoạn, thì tình cảnh của các bạn thật là thê thảm. Nó sẽ lấy đi của các bạn niềm tin và nghị lực, các bạn sẽ cảm thấy cô đơn, nhỏ bé giữa thiên nhiên bao la, hung hiểm,… Và khi các bạn không còn nghị lực phấn đấu để sinh tồn thì thiên nhiên hoang dã sẽ nuốt chửng bạn. Cho nên các bạn phải làm sao cố gắng hết sức để gìn giữ và bảo vệ sức khỏe.
Các bạn cũng cần phải có một số kiến thức nhất định về một số cây cỏ, động vật, côn trùng dùng để đề phòng và chữa bệnh. Biết giữ gìn vệ sinh cơ thể cũng như vệ sinh khu vực trú ẩn. Biết đề phòng cũng như chữa trị một số bệnh thông thường, nhất là những căn bệnh thường gặp ở những nơi núi rừng hoang vu như: sốt rét, tả, lỵ,… Biết sơ cứu một số trường hợp khẩn cấp.
ĐỀ PHÒNG
1. GIỮ GÌN VỆ SINH
Thân thể:
- Tắm rửa hàng ngày nếu có thể được.
- Vệ sinh răng miệng. (nếu không có bàn chải đánh răng thì dùng vỏ cau khô hay một cành cây dẻo cắn nát một đầu)
- Giặt giũ áo quần, phơi dưới nắng.
- Không để cho côn trùng, ruồi, muỗi,… chích đốt
Nơi trú ẩn:
- Quét dọn trong ngoài sạch sẽ.
- Ánh sáng và thông thoáng.
- Đốt bỏ hay chôn rác rến và chất thải.
2. ĐỀ PHÒNG CÁC BỆNH ĐƯỜNG RUỘT
- Rửa tay trước khi ăn, đừng bốc thức ăn bằng tay bẩn.
- Ăn thức ăn đã được nấu nướng cẩn thận.
- Uống nước đã được đun sôi hoặc khử trùng.
- Đừng ăn củ hay trái còn xanh, sống.
- Đừng ăn thức ăn ôi thiu, để lâu.
- Không để ruồi nhặng, côn trùng đậu vào thức ăn.
3. PHÒNG NHIỆT
- Đừng làm việc quá sức dưới trời nắng.
- Đừng ở lâu dưới trời nắng.
- Uống nước sôi để nguội có pha muối (1/2 muỗng cà-phê cho một lít nước) khi ra nhiều mồ hôi.
4. PHÒNG LẠNH
- Sưởi ấm cơ thể mình bằng mọi cách.
- Giữ cho quần áo được khô ráo, nhất là quần áo lót, vớ,… nếu bị ướt, phải hong khô ngay. Không được mặc đồ ướt.
- Mặc nhiều quần áo để giữ ấm (có thể dùng cỏ khô, rêu, da thú, vỏ cây,… đệm giữa các lớp áo quần để chống lạnh).
- Giữ cho tay chân không bị tê cóng.
- Không dầm mưa hoặc tắm nước lạnh quá lâu.
CHỮA BỆNH KHÔNG CẦN THUỐC
Ở đây chúng tôi sẽ không hướng dẫn cho các bạn cách điều trị bằng thuốc Tây (điều này các bạn hãy tự nghiên cứu, vì cho dù nếu muốn, thì nơi hoang dã cũng khó mà tìm ra), mà chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách tự chữa cho mình bằng tất cả những gì bạn có hay có thể tìm kiếm được ở nơi hoang dã.
Người ta có thể tự khỏi được phần lớn bệnh tật, kể cả cúm và cảm lạnh thông thường mà không cần đến thuốc men. Cơ thể chúng ta có khả năng bảo vệ riêng của nó để chiến đấu chống lại bệnh tật. Nhiều khi khả năng bảo vệ tự nhiên này lại quan trọng hơn thuốc. Ngay cả trong trường hợp bệnh nặng, cần có thuốc, thì cũng là cơ thể phải chiến thắng bệnh, thuốc chỉ có vai trò giúp đỡ mà thôi. Sạch sẽ, nghỉ ngơi, thức ăn bổ dưỡng là những điều quan trọng và cần thiết để chiến thắng bệnh tật.
Nếu các bạn đang ở một nơi hoang dã, thiếu thốn thuốc men, cũng vẫn còn nhiều điều các bạn có thể làm để phòng và chữa phần lớn các bệnh thông thường nếu các bạn chịu khó học cách làm.
Để chiến thắng bệnh tật, trước tiên, các bạn cần có một tinh thần kiên định và một nghị lực vững vàng. Ngoài những yếu tố sạch sẽ, nghỉ ngơi, ăn uống, các bạn cần phải biết cách sử dụng nước cũng như am hiểu một số dược thảo cơ bản.
Nếu các bạn chỉ tìm hiểu cách sử dụng nước cho đúng đắn thôi, thì riêng điều đó cũng có nhiều tác dụng để phòng và chữa các bệnh hơn là tất cả các thứ thuốc mà người ta dùng (không đúng cách) ngày nay.
CHỮA BỆNH BẰNG NƯỚC
Ai trong chúng ta cũng có thể sống mà không có thuốc, nhưng không ai có thể sống mà không có nước. Thật vậy, vì hơn phân nửa (57%) cơ thể của chúng ta là nước. Nếu tất cả mọi người đang sống trong các trang trại, làng quê hay những vùng hoang dã, biết sử dụng nước một cách tốt nhất, thì số bệnh tật và tử vong, rất có nhiều khả năng giảm đi một nửa.
Nhiều trường hợp sử dụng nước đúng cách, có thể có tác dụng hơn là thuốc men
Chẳng hạn, việc sử dụng nước đúng cách, là cơ sở trong cả phòng bệnh lẫn chữa bệnh tiêu chảy. Ở nhiều địa phương cũng như nơi nông thôn hoang dã, tiêu chảy là nguyên nhân thông thường nhất về bệnh tật và tử vong (nhất là trẻ em). Bệnh nhân chết là do cơ thể mất nước trầm trọng. Bị tiêu chảy là do sử dụng nước ô nhiễm. Dụng cụ ăn uống và tay chân không được rửa sạch.
Để điều trị tiêu chảy, cần cho bệnh nhân uống nhiều nước (tốt nhất là uống với đường, mật ong hay muối), nó còn quan trọng hơn bất cứ một thứ thuốc nào.
Sau đây chúng tôi nêu ra một số các trường hợp khác, mà việc sử dụng nước đúng đắn còn quan trọng hơn việc dùng các loại thuốc.
ĐỂ PHÒNG BỆNH:
1. Tiêu chảy, giun, nhiễm trùng đường ruột.
- Uống nước đã nấu chín, rửa tay sạch sẽ
2. Nhiễm trùng da
- Tắm rửa thường xuyên
3. Vết thương bị nhiễm trùng
- Rửa kỹ vết thương với nước và xà-phòng
ĐỂ CHỮA BỆNH
1. Tiêu chảy, kiệt nước
- Uống nhiều chất lỏng
2. Các bệnh có sốt
- Uống nhiều chất lỏng
3. Sốt cao
- Chườm mát cơ thể
4. Nhiễm trùng nhẹ đường tiểu
- Uống nhiều nước
5. Ho, hen phế quản, viêm phế quản, viêm phổi, ho gà
- Uống nhiều nước và xông bằng hơi nước nóng.
6. Lở, chốc, nấm da, nấm da đầu
- Tắm với nước xà-phòng
7. Vết thương nhiễm trùng, áp-xe, nhọt, đầu đinh
- Đắp nước nóng hoặc chườm nóng
8. Cứng cơ, đau cơ và khớp
- Chườm nóng
9. Phỏng nhẹ.
- Ngâm vào nước lạnh
10. Viêm họng hoặc viêm Amidan.
- Súc họng băng nước muối nóng.
11. Ngạt mũi
- Hít nước muối vào mũi.
Bảo quản thực phẩm
Trong những ngày may mắn, các bạn đánh được rất nhiều chim, thú, cá... Thu nhặt được nhiều rau quả, không thể ăn hết, các bạn phải biết cách bảo quản và dự trữ, để dành cho những ngày mưa gió hay xui xẻo không có gì. Đây là một điều rất quan trọng khi các bạn phải sống nơi hoang dã.
MUỐI HAY LÀM MẮM
Thịt:
- Cắt thịt sống thành từng miếng bằng bàn tay, đem ram hoặc luộc chín. Xong đem ngâm ngập vào nước mắm (nếu có) hay nước muối đun sôi để nguội. Cách này có thể để lâu 1-2 tháng.
- Cắt thành từng miếng mỏng, xát muối cho thấm rồi đem nhận vào thùng hay hũ, nén cho thật chặt, để nơi thoáng mát, thỉnh thoảng đem phơi nắng, không được để cho nước mưa rơi vào. Cách này giữ được rất lâu.
- Nếu có mật ong, các bạn ngâm thịt vào trong đó, có thể giữ được 4-5 tháng mà vẫn tươi ngon.
Cá:
Cá làm sạch, để ráo nước, xát muối cho thấm rồi đem nhận vào thùng hay hũ, khạp... nén cho thật chặt, để nơi thoáng mát, thỉnh thoảng nên đem ra phơi nắng, tuyệt đối không được để cho nước mưa rơi vào (Muốn lấy nước mắm thì các bạn phải khui một lỗ lù phía dưới đáy. Sau khi tháo ra đổ vào vài lần, các bạn ủ và để ngoài nắng ít nhất là 6 tháng thì nước mắm mới tạm ăn được) (thường thì phải một năm)
PHƠI KHÔ
Thịt:
Thái mỏng, dùng dao to bản hay một miếng gỗ đập dẹp. Ướp muối, đường (nếu có), nước cốt củ riềng (nếu có). Rồi đem phơi trên một tấm phên hay lưới, hoặc treo dài theo những sợi dây. Nếu phơi trên một phiến đá thì phải trở thường xuyên.
Cá:
Mổ bụng, làm sạch, lạng phi lê hay banh mỏng, ép dẹp, nhúng nước muối (nếu có) rồi đem phơi trên tấm phên tre hay lưới, hoặc lấy dây hay cây xỏ xâu đem treo hay gác lên giàn, phải nhớ lật trở hàng ngày.
Phương pháp này dành cho những ngày có thời tiết xấu hay các bạn đang ở trong vùng ít khi có nắng.
Cá hoặc thịt sau khi đã xử lý như cách làm để phơi. Các bạn đan một tấm phên thưa, gác cao trên lửa khoảng 1 mét. Trải thịt hay cá lên trên tấm phên. Đốt lửa cho cháy nho nhỏ suốt ngày đêm (có lửa than càng tốt), thỉnh thoảng nên lật trở cho đến khi khô hẳn.
Nếu không có vật liệu để đan phên, các bạn có thể dùng tre hay những cành cây nhỏ, dài khoảng 1.5-2 mét, làm thành một cái giàn sấy hình kim tự tháp, trên đó làm những khung ngang để vắt những miếng thịt hay cá.
HUN KHÓI
Hun khói lạnh:
Khói rất hiệu quả trong việc bảo quản thực phẩm (thịt hay cá tươi). Các bạn chọn một vị trí có đất mềm rồi đào một cái rãnh dẫn khói rộng chừng 0.45, dài 2 m, gác qua rãnh vài phiến đá (hay cây tươi) rồi phủ đất. Dựng một khung hình nón cao chừng 1.5 m, chung quanh phủ cành cây và cỏ thật dày. Ở giữa gác những tấm vỉ để đựng thịt hay cá. Đốt lửa đầu miệng rãnh liên tục khoảng 10 giờ là được.
Gọi như thế vì phương pháp này thực phẩm được hun trực tiếp gần ngọn lửa, chủ yếu là sử dụng hơi nóng nhiều hơn. Khi dùng phương pháp này (cũng như các phương pháp sấy khô khác), xin các bạn lưu ý: Không sử dụng những cây củi thuộc họ tùng bách để đốt lửa, vì khói đen sẽ phủ một lớp dày lên thực phẩm, không ăn được.
Nên sử dụng gỗ của các loại cây hồ đào, anh đào, tần bì, sồi, ổi, bằng lăng, ngành ngạnh... nếu củi quá khô, nên ngâm nước vài giờ trước khi đốt (để tạo khói). Thực phẩm sau khi hun nóng thì có thể sử dụng trực tiếp mà không cần qua chế biến.
Để hun khói nóng, các bạn có thể đào một cái hố dưới đất hay sử dụng một cái thùng bằng thiếc theo các hình minh họa bên đây.
BẢO VỆ THỰC PHẨM
Thực phẩm sau khi đã xử lý cần tồn trữ, thức ăn còn thừa để dành cho hôm sau... Các bạn phải biết cách bảo vệ cho khỏi bị chuột bọ, côn trùng, thú hoang... làm hỏng hay ăn mất.
Treo trên cây:
Ở những vùng có nhiều thú hoang, nhất là gấu, chó rừng... Nếu trời không mưa, các bạn nên bỏ thực phẩm vào trong bao rồi treo lên cao, ngoài tầm với của thú (khoảng 2-3 mét). Dây treo nếu có thể thì nên tẩm dầu hôi hay thuốc muỗi để chống kiến.
Trường hợp các bạn săn bắt được thú rừng mà chưa kịp ra thịt, thì các bạn cũng nên mổ bụng móc hết lòng ruột rồi cũng treo cao lên. <A > [I][FONT=Verdana]Treo giàn khói:[/FONT][/I] [FONT=Verdana]Đây là một phương pháp rất phổ biến ở nông thôn Việt Nam. Nếu các bạn đã có một chỗ ở và một bếp ăn cố định thì nên lấy dây để xâu những loại thực phẩm đã xử lý (phơi hay sấy khô) treo lên trên giàn khói, sẽ bảo quản được rất lâu mà không sợ bị côn trùng hay thời tiết làm hư hỏng. (Nên xâu qua một tấm thiếc, miếng gỗ, vỏ cây... để chống chuột bọ). [/FONT] [ [I][FONT=Verdana]Chôn dưới đất:[/FONT][/I] [FONT=Verdana]Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật như các loại trái, củ, hạt, rau cải... Các bạn nên đào một cái hố dưới đất, xếp đá chung quanh, bỏ thực phẩm vào giữa. Sau đó dùng rơm rạ, cỏ khô... phủ lên, rồi đắp đất bên ngoài. [/FONT] [FONT=Verdana]Các bạn cũng có thể tồn trữ các loại thực phẩm khác ở dưới hố đá này, nhưng phải bỏ vào bao hay đồ chứa, rồi dằn đá lớn lên trên (để cho thú không đào được) trước khi lấp đất lại. [/FONT] [U][FONT=Verdana]Làm lạnh thực phẩm:[/FONT][/U] [FONT=Verdana]Nếu ở trong vùng nhiệt đới, gặp lúc thời tiết nóng nực, thức ăn thừa để đến ngày hôm sau rất dễ bị hỏng cho dù các bạn đã hâm kỹ. Các bạn nên làm như sau: [/FONT] [FONT=Verdana]Đem thực phẩm đựng trong nồi hay bao bì không thấm nước, bỏ xuống một dòng suối có nước nông và chảy yếu, lấy đá lớn lèn chung quanh và dằn đè lên để không bị trôi mất. Nước suối làm cho thức ăn được mát lạnh và không bị hư hỏng. Cách này cũng làm cho kiến không vào thức ăn được. [/FONT] [Thiên nhiên nguy hiểm [FONT=Verdana]Thiên nhiên vừa là đồng minh vừa là kẻ thù của chúng ta. Nó ban phát cho chúng ta các vật dụng và phương tiện để sinh tồn, đồng thời cũng cung cấp vô vàn thiên địch có thể giết chết chúng ta, hoặc làm cho chúng ta bị tổn thương, bệnh hoạn. Mà nơi hoang dã, nếu bị tổn thương hay bệnh hoạn thì thật là thê thảm. Nó làm cho các bạn suy kiệt tinh thần và ý chí phấn đấu, khi đó, khả năng tồn tại của các bạn thật là mong manh. Luật lệ của Thiên Nhiên rất khắc nghiệt, nếu không am hiểu, các bạn sẽ tự kết án tử hình. [/FONT] [FONT=Verdana]Kẻ thù của các bạn trong thiên nhiên thường đến từ thực vật, động vật, khí độc, nước độc, thời tiết... [/FONT] [FONT=Verdana][B]NGUY HIỂM TỪ THỰC VẬT[/B] [/FONT] [FONT=Verdana]Trong lịch sử của loài người, đã ghi nhận rất nhiều vụ án do đầu độc, mà hầu hết, chất độc thường đến từ thực vật. [/FONT] [FONT=Verdana]Những cây có chất độc thì rất nhiều, chúng tôi không thể nào liệt kê hết. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập tới những cây độc mà có dạng như cây ăn trái, ăn lá, rễ, củ... để ăn hay để nấu uống thay trà hoặc làm gia vị... mà các bạn có thể bị lầm. Hoặc những cây các bạn cần tránh xa như: Mắt mèo, cây Sơn... Còn các loại cây khác thì chắn chắn các bạn không dại dột gì mà ăn thử khi chưa biết rõ về nó. [/FONT] [FONT=Verdana]Ngoài những cây duốc cá và nấm độc mà chúng tôi đã trình bày ở phần trước, còn có những cây độc sau đây: [/FONT] [I][FONT=Verdana]Cây lá ngón: [/FONT][/I] [ [FONT=Verdana]Còn gọi là thuốc rút ruột, hoàng đằng, đoạn trường thảo... Thuộc họ Mã tiền (Loganiaccae) [/FONT] [FONT=Verdana]Được coi là cây độc nhất nước ta, người ta cho rằng chỉ cần ăn 3 lá là đủ chết người. [/FONT] [FONT=Verdana]Là một loại cây mọc leo khá phổ biến ở miền rừng núi Việt Nam. Thân cây có khía. Lá mọc đối, hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên, nhẵn bóng. Hoa mọc thành xim đầu cành hay kẽ lá. Cánh hoa màu vàng. Quả là một nang, hình thon, dài, màu nâu. (Xin đừng nhầm với cây hoa chè vằng, có hoa màu trắng. Quả hình cầu. Thuộc họ Nhài (Oleaceae)). [/FONT] [FONT=Verdana][I]Hồi núi:[/I] [/FONT] [[FONT=Verdana]Còn gọi là đại hồi núi. Thuộc họ hồi (Illiciaceae)[/FONT] [FONT=Verdana]Hồi núi là một cây cao 8-15 m. Mọc hoang khắp vùng rừng núi ở trong nước. (Rất giống cây đại hồi mà chúng ta thường dùng để làm gia vị, cho nên phải lưu ý để tránh nhầm lẫn, vì cây hồi núi có độc). Hồi núi có hoa màu hồng rất đẹp. Quả hình na, hoa, đầu có mỏ hẹp, dài, và cong lên như hình lưỡi liềm. Lá và quả có tinh dầu, mùi vừa giống đại hồi, vừa giống tiêu. [/FONT] [FONT=Verdana][I]Tỏi độc:[/I] [/FONT] [ [FONT=Verdana]Thuộc họ hành tỏi (Liliaceae). Là một cây mọc hoang trong những vùng ôn đới lạnh, tuy ở Việt Nam không có, nhưng chúng tôi cũng đưa ra để cho các bạn tham khảo.[/FONT] [FONT=Verdana]Tỏi độc là một loại cỏ sống lâu năm, có một dò (củ) to mẫm. Từ dò mọc lên cán với 3-4 hoa loe thành hình chuông, màu tím hồng nhạt rất đẹp, Quả là một nang to 3 ngăn, trong chứa nhiều hạt. Lá to dài, đầu lá hẹp, rụi tàn vào mùa nắng, không có dấu vết gì của cây nữa cho đến mùa thu tới, lại thấy hoa từ dưới đất xuất hiện. [/FONT] [FONT=Verdana]Toàn bộ cây đều có độc, người và gia súc ăn phải sẽ chết. [/FONT] [FONT=Verdana][I]Trẩu:[/I] [/FONT] [FONT=Verdana]Còn gọi là cây Dầu Sơn, Ngô đồng, Thiên niên đồng, Mộc du thụ. Thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaccae) [/FONT] [FONT=Verdana]Trẩu là một cây to, cao từ 8m trở lên,, thân nhẳng. Cây mọc hoang và cũng được trồng khắp nơi trong nước. Lá đa dạng nhưng có đặc điểm chung: ở gốc phiến lá và kẽ thùy bao giờ cũng có 2 tuyến đỏ nổi rõ. Hoa màu trắng, đốm tía. Quả hình trứng màu lục, cấu tạo bởi 3 mảnh vỏ. Lá và hạt đều có saponozit độc [/FONT] [FONT=Verdana][I]Hoàng nàn: [/I][/FONT] ] [FONT=Verdana]Còn gọi là Vỏ Dãn. Thuộc họ Mã Tiền (Loganiaccae) [/FONT] [FONT=Verdana]Là một dây leo mọc hoang ở các vùng rừng núi miền Bắc nước ta. Cành gầy, nhẵn, có những móc mọc đối ở cành non. Thân có vỏ xám với những đám màu vàng đỏ. Lá mọc đối, hơi bầu dục. Quả hình cầu, vỏ ngoài cứng, trong chứa nhiều hạt hình khuy áo, rất giống hạt mã tiền. Vỏ và hạt hoàng nan rất độc. [/FONT] [ [FONT=Verdana]Còn gọi là Củ chi. Thuộc họ Mã tiền (Loganiacae) [/FONT] [FONT=Verdana]Mọc hoang rất nhiều ở miền Nam nước ta. Là một cây nhỏ, vỏ xám, cây non có gai. Lá mọc đối, phiến lá hình bầu dục. Hoa nhỏ, màu hồng, họp thành xim thành tán. Quả mọng hình cầu, to bằng quả cam, có chứa cơm màu trắng và nhiều hạt hình khuy áo. [/FONT] [FONT=Verdana]Một số mã tiền được khai thác ở miền Bắc nước ta là dây leo, có đường kính thân 10-15 cm, chiều dài có thể 30-40 mét. Mã tiền rất độc khi dùng với liều cao, rất dễ tử vong khi ngộ độc. [/FONT] [FONT=Verdana]Còn gọi là Cồng cộng, Sừng Bò... Thuộc họ Trúc Đào (Apocynaccae).[/FONT] [FONT=Verdana]Là một cây nhỏ, cao từ 3-5 mét.Cây mọc hoang rất phổ biến ở Việt Nam. Toàn thân và lá khi bẻ có mủ màu trắng sữa. Lá mọc đối, hơi giống hình thìa, tràng hoa hình phễu rộng, xẻ 5 cánh màu vàng, đầu cánh hẹp lại thành hình sợi. Quả khô gồm 2 đại dính vào nhau chứa nhiều hạt có cuống và chùm lông mịn dài. [/FONT] [FONT=Verdana]Toàn thân cây sừng dê đều có chất độc, nhất là hạt. Người ta còn dùng cây sừng dê để chế thuốc tẩm độc tên dùng trong săn bắn. [/FONT] [I][FONT=Verdana]Cây Thông Thiên: [/FONT][/I] [[FONT=Verdana]Còn gọi là Hoàng giáp trúc đào. Thuộc họ Trúc Đào (Apocynaccae)[/FONT] [FONT=Verdana]Cây được trồng làm cảnh và mọc hoang (do trồng rồi bỏ) tại nhiều nơi ở các tỉnh Việt Nam do có hoa màu vàng rất đẹp. [/FONT] [FONT=Verdana]Toàn thân cây thông thiên rất độc, nhất là hạt, người ta ghiền nát hạt để làm thuốc trừ sâu bọ. [/FONT] [I][FONT=Verdana]Hành biển:[/FONT][/I] [FONT=Verdana]Scilla Maritima. Thuộc họ Hành Tỏi (Liliaccea). [/FONT] [FONT=Verdana]Hành biển là cây mọc hoang tại những bãi cát quanh vùng biển Địa Trung Hải và những nước ở Bắc Phi... Việt Nam đã di thực và trồng một số nơi trong nước. Cây có một dò rất lớn, có thể nặng từ 3-8 kg. Vào mùa Xuân có lá hình mác, cuối mùa Hạ, lá khô và xuất hiện cán hoa dài mang nhiều hoa nhỏ màu trắng hay xanh lục. [/FONT] [FONT=Verdana]Hành biển rất độc, người ta dùng nước sắc để diệt chuột và sâu bọ. [/FONT] [FONT=Verdana][I]Cà độc dược:[/I] [/FONT] [[FONT=Verdana]Còn gọi là Cà duợc, Mạn đà la (Thuộc họ Cà (Solannaceae) [/FONT] [FONT=Verdana]Nước ta có 3 dạng cà độc dược [/FONT] [FONT=Verdana]1- Hoa trắng, thân xanh, cành xanh [/FONT] [FONT=Verdana]2- Hoa đốm tím, cành và thân tím [/FONT] [FONT=Verdana]3 - Lai hai dạng trên. [/FONT] [FONT=Verdana]Các dạng cây trên đều là những cây nhỏ, mọc hằng năm, cao từ 1-2 mét. Mọc hoang và được trồng làm cảnh khắp nơi trong nước. [/FONT] [FONT=Verdana]Cà độc dược thuộc loại thuốc độc bảng A, nhưng nếu dùng với liều khống chế, có thể chữa ho hen, say sóng, đắp ngoài mụt nhọt... [/FONT] [FONT=Verdana][I]Cây mù mắt:[/I] [/FONT] [FONT=Verdana]Là một cây thuộc loại thân thảo, cao khoảng 0,5 m. Thuộc họ Lộ Biển (Lobeliaceae) [/FONT] [FONT=Verdana]Mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta. Lá hình mác nhọn, mép có răng cưa. Hoa mọc ở kẽ lá, 4 lá dài, 5 cánh hoa màu trắng. Quả nang, có hai ô đựng nhiều hạt nhỏ. [/FONT] [FONT=Verdana]Toàn thân cây có nhựa mủ độc, vào mắt có thể làm mù mắt, nếu nếm vào có cảm giác nóng bỏng. [/FONT] [FONT=Verdana][I]Cây Ô dầu:[/I] [/FONT] [FONT=Verdana]Còn gọi là Củ Gấu Tàu; Củ Ấu Tàu. Thuộc họ Mao Lương (Ranunculaccae)[/FONT] [FONT=Verdana]Cây mọc hoang ở các vùng núi cao biên giới miền Bắc nước ta. Là một loại cây thân thảo. Cao 0,6-1 mét. Thân mọc thẳng đứng, có lông. Lá hình mắt chim, chia thành ba thùy, có răng cưa ở nữa trên. Hoa lớn màu xanh tím, mọc thành chùm dài 5-15 cm. Quả có 5 đại, mỏng như giấy, hạt có vẩy ở trên mặt. [/FONT] [FONT=Verdana]Người ta thường thái mỏng, ngâm rượu dùng xoa bóp đau nhức, sai khớp, dập gãy chân tay. Người ta còn dùng tẩm độc đầu các mũi tên để săn bắn. [/FONT] [FONT=Verdana][B]NHỮNG CÂY ĐỘC KHÁC[/B] [/FONT] [FONT=Verdana]Còn vô số cây cỏ có mang độc chất, mà khi dùng làm thực phẩm, thì các bạn có thể vong mạng, nhưng chúng tôi không thể kể hết vì không có tiêu bản, cũng như không đủ khả năng. Cho nên các bạn cần phải thật thận trọng khi dùng cây cỏ làm thực phẩm. Tuy nhiên, có nhiều cây không cần ăn mà chỉ cần va chạm, hay bị dính mủ, thì các bạn cũng bị tổn thương, tiêu biểu cho những loại đó là: [/FONT] [I][FONT=Verdana]Cây mắt mèo: [/FONT][/I] [[FONT=Verdana]tên khoa học Mucuna Pruriens Papilionaecca. Thuộc họ Đậu (Fabaceac) [/FONT] [FONT=Verdana]Là một loại dây leo hằng niên, mọc ở đất hoang, rừng chồi, trảng cỏ, rừng thưa, rừng tái sinh... ít khi mọc ở rừng rậm... Thân, lá, trái đều có lông tơ. Hoa màu tím thẫm, chùm thòng. Trái hơi cong, khi già có màu nâu đen phủ đầy lông vàng, loại lông này rất ngứa. Khi các bạn vô tình chạm phải hay do gió thổi bay đến, thì ngứa ngáy khó chịu vô cùng, càng gãi càng ngứa. Nếu vào mắt thì có thể bị mù tạm thời. [/FONT] [FONT=Verdana]Nếu bị dính lông mắt mèo, thì các bạn đừng gãi mà hãy áp dụng một trong những phương pháp sau: [/FONT] [FONT=Verdana]- Dùng rơm, cỏ khô, giấy... đốt thành ngọn lửa rồi hơ phớt mặt da cho lông mắt mèo bị cháy đi thì đỡ ngứa. [/FONT] [FONT=Verdana]- Nắm cơm thành vắt (cơm nếp càng tốt) lăn trên chỗ ngứa cho lông mắt mèo dính theo. [/FONT] [FONT=Verdana]- Dùng băng keo to bản dán áp vào nơi ngứa rồi lột ra, lông mắt mèo sẽ dính theo băng keo. [/FONT] [FONT=Verdana][I]Cây sơn:[/I] [/FONT] [FONT=Verdana][/FONT] [FONT=Verdana]Mọc hoang khắng rừng núi và đồng bằng nước ta. Là một loại cây nhỏ, cao từ 2-5 m. khi lá còn non màu tím thẫm. Thân màu xám. Trái hình cầu, màu xám. Những người dị ứng với cây sơn sẽ bị phù mặt và cơ thể khi chạm phải [/FONT] [I][FONT=Verdana]Cây hồng thự:[/FONT][/I] [FONT=Verdana]Mọc hoang ở các những cùng đầm lầy, các vùng cửa sông ngập mặn, ven bờ biển. Thân cây bao phù một lớp phấn trắng, lá dày, cứng. Quả hình cầu, kết thành chùm, hay đơn lẻ. Cây hồng thự có nhựa rất độc, dính vào da sẽ bị phồng dộp, văng vào mắt có thể bị mù. [/FONT] [FONT=Verdana][B]NGUY HIỂM TỪ ĐỘNG VẬT[/B] [/FONT] [FONT=Verdana]Khác với thực vật có rất nhiều cây trái mang theo vô số chất độc trong mình. Ít động vật có chất độc khi làm thực phẩm, trừ một vài loại mà chúng ta dễ dàng nhận dạng. Nhưng chúng lại thường chủ động gây hại cho chúng ta, từ loài mãnh thú to lớn tấn công gây thương vong đến các loài có nọc độc gây đau đớn chết chóc hoặc các côn trùng mang theo những mầm bệnh nguy hiểm khôn lường. Vì thế chúng ta cần phải biết một số biện pháp đề phòng cũng như đối phó với chúng[B]. [/B][/FONT] [B][FONT=Verdana]CÁC LOÀI MÃNH THÚ[/FONT][/B] [FONT=Verdana]Ngày nay, nhiều loài mãnh thú đã gần như tuyệt chủng trên hành tinh của chúng ta, nếu còn thì số lượng không đáng kể, tuy nhiên thỉnh thoảng qua các thông tin, chúng ta vẫn còn nghe một số người bị mãnh thú tấn công và thường là tử vong hoặc mang thương tích trầm trọng... Nhưng thường thì chúng không chủ động tấn công chúng ta, trừ trường hợp đang giữ con hoặc bị khiêu khích phải tự vệ, hay quá đói. [/FONT] [FONT=Verdana]Khi bắt buộc phải đối diện với mãnh thú, điều cốt yếu là bạn đừng bao giờ bỏ chạy, vì tốc độ của bạn khó lòng mà thắng được các loại thú rừng, cho dù đó chỉ là con sói con tầm thường... và khi bỏ chạy, chính các bạn đã kích thích tập tính săn bắt hung hãn của các loài thú. Hãy bình tĩnh đối diện với chúng trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và nhìn trừng trừng vào chúng bằng một cặp mắt rực lửa cho đến lúc chúng bỏ đi [/FONT] [FONT=Verdana]Nếu bị tấn công, cho dù đó là cọp, beo, sư tử, gấu, heo rừng, chó sói... thì con đường sống sót duy nhất của các bạn là chiến đấu và phải chủ động tấn công quyết liệt, dùng bất kỳ vật gì có thể làm vũ khí (cành cây, cục đá...) và cả nắm đấm của các bạn, nhắm thẳng vào tim và yết hầu, nhưng hãy lưu ý là loại vũ khí này, nếu chỉ làm chúng bị thương thì chúng sẽ trở nên hung hãn hơn. Khi chiến đấu quyết liệt, có thể các bạn sẽ bị một số thương tích, nhưng cũng còn hơn là là phải chết. [/FONT] [FONT=Verdana][U]Đề phòng thú dữ tấn công:[/U] [/FONT] [FONT=Verdana]Ở những nơi hoang dã, thú rừng thường bị hấp dẫn bởi mùi thức ăn của chúng ta nấu nướng (ở Châu Mỹ, gấu và một số lớn loài thú được bảo vệ nên chúng rất đông đúc và thường lùng sục thức ăn của những người đi cắm trại và đôi khi tấn công họ). Cho nên các bạn không nên nấu nướng, ăn uống gần lều và trên gió. Thực phẩm tồn trữ và dụng cụ nấu nướng, chén dĩa, áo quần dính thức ăn (nhất là cá)... phải được treo cao ở xa lều, dưới gió. Nếu cơ thể của bạn dính mùi cá, thì nên tắm rửa thật sạch. Ban đêm, các bạn nên đốt một đống lửa gần nơi bạn ngủ và giữ cho lửa cháy thành ngọn liên tục. [/FONT] [FONT=Verdana]Khi cần di chuyển, các bạn nên mang theo lao hay gậy nhọn làm vũ khí, một tay cầm một cây roi mảnh quất vút vút trong không khí để gây ra những tiếng rít xé gió làm cho thú hoảng sợ. Cẩn thận khi di chuyển ở rừng thưa, trảng cỏ, bìa rừng, đường mòn, dọc theo sông suối, nơi lấy nước... [/FONT] [FONT=Verdana][B]LOÀI BÒ SÁT[/B] [/FONT] [FONT=Verdana][I]Rắn và Đẻn:[/I] [/FONT] [FONT=Verdana]Loài bò sát này rất nguy hiểm, vì chúng hiện diện khắp nơi và khó nhận thấy. Chúng lại có nọc độc rất dễ sợ, có thể gây chết người trong một thời gian ngắn. Ngày nay, rắn là một nguy cơ rất lớn cho những người sinh sống trong vùng hoang dã. [/FONT] [FONT=Verdana]Thật ra trong gần 2.400 loại rắn có mặt trên trái đất, chỉ có 1/6 loài là có nọc độc, và cũng chỉ có một ít trong số đó là có nọc đủ mạnh để gây chết người. Tiêu biểu cho loại này có: hổ mang, rung chuông, chàm quạp, rắn lục... [/FONT] [FONT=Verdana]Đẻn là một loài thuộc họ Rắn biển (Hydrophidae). Thân mình rất giống rắn nhưng khác là phần đuôi dẹp dần về phía sau như một mái chèo. Trong 15 loài đẻn có mặt tại vùng biển Việt Nam thì hầu hết đều có nọc độc, trong đó có một số loài được coi là cực độc so với rắn trên cạn, nhưng đẻn chỉ cắn người khi cần phải tự vệ... Những loài đẻn chúng ta thường gặp là: đẻn cơm, đẻn mỏ, đẻn vết... [/FONT] [[FONT=Verdana]Do tác hại khác nhau của nọc độc từng loại rắn, cho nên khi một người bị rắn cắn, các bạn hãy cố gắng xác định đó là loài rắn gì? Độc hay không độc? Nếu là rắn độc thì nó thuộc loại nào? [/FONT] [B][FONT=Verdana]DỰA VÀO VẾT CẮN[/FONT][/B] [FONT=Verdana][U]Rắn độc[/U]: rắn độc thường để lại hai vết răng nanh sâu, ít chảy máu nhưng rất đau nhức và sưng tấy, nọc càng ngấm thì càng đau và sưng nhiều, chỗ hai vết nanh bầm tím. [/FONT] [[U][FONT=Verdana]Rắn không độc[/FONT][/U][FONT=Verdana]: Vết cắn của rắn không độc thì để lại đầu của hai hàm răng, nhưng không thấy dấu của răng nanh, vết cắn chảy máu. [/FONT] [][/FONT] [FONT=Verdana]Một loại rắn độc đều có một cấu trúc răng và móc độc khác nhau, cho nên vết cắn để lại trên mình nạn nhân cũng khác nhau, nếu có kinh nghiệm, dựa vào dấu răng, người ta có thể chẩn đoán loại rắn đã cắn. [/FONT] [FONT=Verdana][B]DỰA VÀO ĐỊA THẾ[/B] [/FONT] [FONT=Verdana]Theo tập tính và nơi ở của rắn, chúng ta thường gặp [/FONT] [FONT=Verdana]Rắn hổ nơi đồi núi, gò đống, bụi rậm, nơi cao ráo... Khi cắn, thường ngóc cao, bành cổ, thở phì phì. [/FONT] [FONT=Verdana]Rắn mai gầm thường sống nơi ẩm ướt, ban đêm thường kiếm ăn theo bờ ruộng ẩm. [/FONT] [FONT=Verdana]Rắn lục xanh thường sống nơi bờ cỏ, bụi cây. [/FONT] [FONT=Verdana]Rắn chàm quạp thường sống ở các vùng đất đỏ, đồn điền cao su, rừng cát ven biển... hay nằm bên lề đường, ban đêm khi gặp người đi ngang thì phóng tới cắn và ngậm rất chặt, phải đá mạnh chân mới văng ra, cắn xong răng còn dính lại. Ban ngày, chàm quạp chỉ cắn khi cần tự vệ, cắn xong là bỏ chạy ngay nên không để lại răng. [/FONT] [FONT=Verdana][B]DỰA VÀO TRIỆU CHỨNG CỦA NẠN NHÂN[/B] [/FONT] [FONT=Verdana]Thành phần hóa học của mỗi loại nọc rắn khác nhau, do đó tác động sinh học trên cơ thể nạn nhân cũng khác nhgau. [/FONT] [FONT=Verdana]Người ta thường phân biệt nọc rắn thành hai nhóm chính [/FONT] [FONT=Verdana]1-Nhóm độc tố máu (hermorragin): Tác động chủ yếu liên hệ tim mạch, gây phân giải hồng cầu, đông máu và chảy máu, làm co huyết quản, gây trụy tim... Gồm nọc của các loài thuộc họ Rắn lục (viperideae). Rắn rung chuông (crotalidac) [/FONT] [FONT=Verdana]2- Nhóm độc tố thần kinh (neurotoxin): Tác động chủ yếu liên hệ thần kinh, hô hấp. Gây liệt tay, liệt cơ hoành, cuối cùng ngạt thở và chết... Gồm các loại Rắn biển (hydrophydac) Rắn hổ (elapidac) [/FONT] [FONT=Verdana][B]TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG GIỮA HAI NHÓM ĐỘC TỐ[/B] [/FONT] [B][FONT=Verdana]CẤP CỨU[/FONT][/B] [FONT=Verdana]Khi bị rắn độc cắn, hãy bình tĩnh, càng ít cử động chổ bị rắn cắn càng tốt. Nếu bị cắn ở chân thì không nên đi lại, ngay cả một bước (nếu điều đó có thể được). Cấp cứu nạn nhân theo trình tự sau: [/FONT] [FONT=Verdana]1- Đặt đai chỉ huyết (garrot) cách vết cắn 5-10 cm về phía tim. (Để cho máu lưu thông nuôi phần dưới) rồi cột lại. [/FONT] [FONT=Verdana]2- Tẩy nọc tại chỗ bằng nước xà phòng, nước vôi, nước phèn, nước có chất chua, chất chát, thuốc tím... [/FONT] [FONT=Verdana]3- Dùng dao nhọn, bén sạch, rạch rộng chỗ 2 vết nanh thành 2 hình chữ thập. Hút máu độc ra ngoài bằng cách nặn tay, dùng ống giác hơi, ống giác cao su, ống tiêm 10cc hoặc dùng miệng (nếu miệng không có vết trầy xướt, sâu răng... ) [/FONT] [FONT=Verdana]Lưu ý: Nếu vết cắn đã trên 30 phút thì không cần hút, vì không ích lợi gì mà đôi khi còn có hại thêm [/FONT] [FONT=Verdana][URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/06921103759.jpg
Các bạn có thể dùng “cục hút nọc” bào chế từ một miếng sừng hươu nai hầm lâu trong nồi kín, đặt tại vết cắn để trung hòa lượng nọc.
Tác dụng của nọc rắn nhanh chóng và chỉ xảy ra trong môi trường trung tính hay axit, vô hiệu lực trong môi trường kềm. Do đó các chất sau đây có tác dụng làm hư hủy nọc rắn: Cloramin T, thuốc tím, tanin, saponin, papain (trong mủ đu đủ), bromelin (trong quả dứa) than hoạt tính, dịch tụy tang, nước vôi, nước javel...
ĐIỀU TRỊ
Tiêm huyết thanh kháng nọc (nếu có)
Cho nạn nhân uống rượu hội và viên hội. Rượu hội thì cứ 10-30 phút uống một chung. Viên hội thì viên đầu cho nạn nhân nhai ra xác đắp vào vết cắn và ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên, liên tiếp trong 3 ngày.
Vì rượu hội là một bài thuốc rất hiệu nghiệm, chữa được hầu hết các loại nọc rắn, các bạn nên chuẩn bị sẵn trước khi đi thám hiểm hay vào những nơi hoang dã
Bài thuốc gồm:
- Ngũ linh chi 20 gr
- Xuyên bối mẫu 24gr
- Sinh Nam Tinh 24gr
- Bạch chỉ 24 gr
- Quế 24 gr
- Bạch thược 12 gr
- Bạch đậu khấu 24 gr
- Hà thủ ô đỏ 40 gr
- Thanh Phàn 24gr
- Bào sơn Giáp 24 gr
- Hùng Hoàng 40 gr.
Tất cả các vị thuốc trên, tán nhỏ, ngâm với 1,5 lít rượu 35 độ, trong 10 ngày thì dùng được. Nếu cần gấp thì chưng cách thủy trong 4 giờ.
Đắp thuốc tại chỗ:
Dùng các cây cỏ có tanin như: Ổi, Sim, Mua, Lựu, Sung, Trà (chè)
Làm ấm cơ thể:
Bằng các loại cây như: Quế, Gừng, Tía tô, Tỏi, Đại hồi, Đinh Hương, É Tía, Lá Lột, Kinh Giới, Trà Đậm.
Chống co thắt phế quản:
Dùng các cây như; Cà độc dược, Bối mẫu, Bán hạ, Nam Mộc Hương.
Chống đau nhức:
Đắp lại tại chỗ những vị thuốc tươi có chất nhầy như; Bông Bụp; Muồng trâu, Mồng tơi, Bồ ngót, Rau Lang, Nhớt họng gà...
Chống viêm nhiễm về sau;
Lá Móng tay, Phèn đen, Vú bò, Xuyên tâm liên, Cam thảo nam, cỏ Lưỡi rắn, Mần trầu, Nghệ, Vòi voi, Sài đất, Đọt sậy.
Khai thông đường dẫn thoát (gan, mật, ruột)
Hà thủ ô, Muồng trâu, Đại hoàng, Nghề răm, rau Má, rau Sam, cỏ Tranh, Dứa dại, Bìm bìm, Rau Đắng
CÁC BÀI THUỐC TRỊ RẮN CẮN
Bài thuốc số 1
- 20 gr bù ngót (hoặc rau răm hay cây Kim vàng)
- 5 gr Phèn chu
Tất cả bỏ chung giã nhuyễn, vắt nước uống, xác đắp lên vết cắt.
Bài thuốc số 2:
- 6-7 lá trầu
- 1 quả cau
- 1 chút vôi ăn trầu
- 1 miếng Quế bằng nửa ngón tay út giã nhuyễn
Tất cả trộn chung cho véo miệng nhai, nuốt lấy nước cốt. Hoặc giã ra vắt lấy nước uống.
(Trích trong Dược Lý Trị Liệu của GS Bùi Chí Hiếu)
Bài thuốc số 3:
Đào lấy một nắm cỏ cú (cỏ gấu) giã lấy nước hòa với nước trà chanh cho uống. Rất hiệu nghiệm (đây là một trong những bài thuốc) quý trong dân gian)
Bài thuốc số 4:
- Hạt hồng bì sấy khô 100gr
- Hạt hoặc lá vông vang sấy khô 100gr
- Hoa hoặc lá bông báo sấy khô 100 gr
Các thứ trên tán thật nhỏ, đóng gói nylon, cứ 25gr một gói, bảo quản nơi khô ráo. Khi dùng thì hoà với 100 ml cồn 75 độ hay rượu 45 độ lắc cho tan thuốc. Dùng bông chấm thuốc bôi đón chận quằng đỏ (do chạy nọc) từ phía trên bôi dồn xoáy trôn ốc đến vết cắn. (không bôi lên vết cắn), cách 10-15 phút bôi một lần. Khi quằng đỏ giảm thì 2-3 giờ bôi một lần.
Đây là bài thuốc gia truyền của dân tộc Mường. Đã từng ứng dụng nhiều nơi, kể cả trong quân đội, đều có kết quả rất tốt
Bài thuốc số 5:
- Hạt đậu nọc (còn gọi là đậu độc, đậu rừng). Mọc hoang ở trong rừng. Tên khoa học chưa được xác định rõ. Thuộc loài Mucuna, họ Đậu (Fabaceae).
[Là một loại dây leo thân gỗ, lá giống như lá sắn dây. Hoa mọc chùm màu tím đen. Trái giống bao đựng kiếng đeo mắt, màu đen, có lông phủ, chứa khoảng 4 hạt to gần bằng hạt mít. Vỏ hạt cứng, bóng có vân loang lổ trông rất đẹp, có một đường sống màu nâu chạy dài trên một nửa mép hạt
Cách dùng: Khi bị rắn độc cắn, dùng hạt bổ đôi dọc theo đường sống giữa (sau khi đã nặn máu, sát trùng. Lấy nửa hạt đắp mặt trong vào vết cắn băng lại, nếu hết nọc hạt tự bong ra. Sau 10-12 giờ mà vẫn còn sưng thì thay tiếp nửa hạt đậu khác.
CHÚ Ý: Hạt có chất độc, không được uống.
THÍCH HUYỆT:
Trường hợp rắn độc cắn vào bàn tay. Làm cho bàn tay và bàn chân sưng phù, càng to... Hãy dùng kim lớn (kim tam lăng hay kim tiêm lớn bằng thép không rỉ) thích cho dịch độc tiết nhanh ra ngoài, tránh gây hoại tử.
- Bàn tay sưng phù thì thích vào huyệt Bát tà (bên tay sưng)
- Bàn chân sưng phù thì thích vào huyệt Bát Phong (bên sưng)
Vị trí huyệt Bát tà: Ở các khe ngón tay trên chỗ thịt trắng đỏ giao nhau, mỗi tay có 4 huyệt.
[
Vị trí huyệt Bát Phong: Ở các khe ngón chân bờ trên chỗ thịt trắng đỏ giao nhau, mỗi chân có 4 huyệt.
Phương pháp thích: Sát trùng kim thích và vùng huyệt. Bàn tay hay bàn chân bên sưng để xuôi. Tay phải cầm kim thích nhanh vào các huyệt định châm, mũi kim hướng lên mu bàn tay hay bàn chân. Tùy theo sưng to hay nhỏ để quyết định thích sâu hay cạn (từ 5-15 mm). Làm cho dịch độc (có thể lẫn cả máu) chảy xuống là được. Sau khi thích xong, dùng tay nhẹ nhàng ép cho dịch chảy xuống. Nếu sau đó, dịch độc tăng làm sưng trở lại thì tiếp tục thích như trên. Một ngày có thể thích 2-3 lần. Sau 1-2 ngày sẽ bớt sưng.
Khi thích huyệt, đồng thời nên cho uống các bài thuốc giải nọc.
CÁC MÔN THUỐC NGOẠI KHOA
* Nếu giết được con rắn, sau khi đã thực hiện các biện pháp cấp cứu, mổ ruột con rắn lấy gan và mật đắp lên vết cắn, sẽ nhanh chóng giảm đau
* Bắt 7-9 con rệp nuốt sống với nước sôi để nguội, sau 10 phút sẽ giảm đau nhức. Những người đi rừng thường bắt rệp bỏ vào chai nhỏ mang sẵn theo trong mình, nếu bị rắn cắn thì lấy ra uống đồng thời bóp nát vài con rệp bôi vào vết cắn để cấp cứu.
* Dùng dịch âm đạo của phụ nữ bôi lên (Có thể các bạn sẽ cười nhạo hai cách trên đây, nhưng tác giả đã thấy tận mắt trên 3 người được cứu bằng những phương pháp này)
* Tìm một trong những cây sau đây, nhai hay giả với muối, vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết cắn: Bồ cu vẽ, Bảy lá một hoa, Chua ngút, rễ và lá Đu đủ, Răm nghề, Cát đằng, ban nhật, Ớt...
ĐỀ PHÒNG RẮN CẮN
Thông thường thì rắn không chủ động tấn công người, trừ trường hợp phải tự vệ. Rắn hay ẩn núp trong các lùm cây, bụi cỏ, đống lá ủ, trên các cành cây, ven bờ nước... Khi di chuyển trong các khu vực nghi ngờ có rắn, các bạn nên:
- Cẩn thận xem chỗ mà mình sắp đặt chân xuống
- Dùng cành cây khua khắng vào bụi rặm trước khi thọc tay chân vào để lấy vật gì hay hái trái cây.
- Mang giày ống hoặc mặc quần áo rộng, dài, dày...
- Cẩn thận trước khi mang giày hay mặc quần áo, vì rắn có thể ẩn núp trong đó.
- Tìm hiểu các tập tính và biết các phân biệt các loại rắn, nhất là rắn độc.
- Biết các sơ cứu và điều trị khi bị rắn cắn.
GHI CHÚ:
Sở dĩ chúng tôi đề cập khá nhiều về mục RẮN CẮN là do ở nơi hoang dã, các bạn dễ bị rắn cắn hơn là bị các loài thú khác tấn công. Khi bị rắn cắn, các bạn cũng rất dễ bị tử vong nếu không biết cách cấp cứu và điều trị. Hiện nay trên thế giới, số người bị rắn cắn hàng năm lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn người và tỷ lệ tử vong cũng rất cao, trong khi số người bị mãnh thú tấn công không có là bao.
* Lưu ý: Đa số những người bị rắn không độc cắn đã được “điều trị thành công” bằng các dược thảo gia truyền, do đó có sự ngộ nhận về hiệu lực của thuốc, các bạn nên cẩn thận.
CÁ SẤU VÀ THẰN LẰN HẠT (Gila monster)
Trong lớp bò sát, còn có hai loài có thể gây nguy hiểm cho chúng ta là cá sấu và thằn lằn hạt
Cá Sấu:
Các loài cá sấu (lớn hay nhỏ) thường sinh sống trong những vùng hoang vu trên thế giới, trong các đầm lầy, các dòng sông... và có một loài sấu rất lớn sống ven bờ biển, hoang đảo. Cá sấu ít khi chủ động tấn công người ở trên cạn, trừ khi bị khiêu khích, nhưng nếu các bạn đang vùng vẫy dưới nước là một chuyện khác, nó sẽ trở thành hung thần.
Bộ cá sấu (Crocodilians): có 3 họ
1- Họ cá sấu chính thức (Crocodililidae): có 3 giống là Crocrodylus, Osteolemus và Tomistoma.
2- Họ mãnh ngạc (Alligatorlidae): gồm 4 giống: Alligator, Caiman, Melanosuchus và Paleososchus)
3- Họ cá sấu *** dài (Gavialidae); chỉ có một loài duy nhất sống ở Ấn độ gọi là cá sấu sông Hằng (Gavialis gangeticus)
Ở Việt Nam các bạn thường gặp 2 loại cá sấu là:
1- Cá sấu xiêm (Crocodylus siamensi). Là loài sấu nhỏ, dài khoảng 3m, thân màu xám, đầu ngắn và rộng, sống ở nước ngọt.
2- Cá sấu hoa cà (Crocodylus porosus). Loài cá sấu có thể dài hơn 8m, thân màu vàng có xen lẫn vảy đen, đầu dài và thuôn, sống ở vùng nước mặn, ven biển.
Ngoài ra, chúng ta còn nhập khẩu của Cuba loài sấu bàn cờ (Crocodylus rhombifer) để nuôi.
Thằn lằn hạt:
chỉ thấy ở vùng Nam Mỹ, Trung Mỹ và Mexico. Loài thằn lằn có nọc độc này khi cắn cũng gây chết người như các loài rắn độc. Xử lý cũng như khi bị rắn độc cắn
[LƯU Ý: Các loài bò sát (kể cả những loài có nọc độc) đều ăn được và rất ngon. Tuy nhiên khi làm các bạn cũng nên cẩn thận khi làm thịt. Nên chặt bỏ đầu và lòng ruột, chôn sâu xuống đất để phòng dẫm phải.
NGUY HIỂM Ở DƯỚI NƯỚC
Ở dưới nước, ngoài các loại đẻn và một số rắn độc như đã trình bày trên, các bạn còn có thể gặp một số nguy hiểm khác như bị cá sấu, cá mập, cá piranha... tấn công, bị chạm vào xúc tu của các loài sứa làm bỏng rát, liệt cơ... bắt nhầm cá chình hay cá đuối điện bị điện giật, ăn trúng cá nóc hay ốc độc có thể vong mạng... Chúng ta thử điểm qua một số loài có thể gây nguy hiểm cho chúng ta.
CÁ MẬP:
Có tới 354 loài cá mập, nhưng trong đó chỉ có chừng 30 loài là thực sự nguy hiểm đối với con người, đứng đầu danh sách này là cá mập trắng, cá mập xanh, cá mập hô, cá mập đầu búa...
Riêng ở Việt Nam chúng ta có thể gặp một số cá mập ngoài những loài đã kể trên như: Cá mập đen, cá mập bẻo, cá mập kiếm, cá mập giống, cá mập cào, cá mập xà...
Sỡ dĩ cá mập trở thành “Hung thần biển cả” là vì ngoài tính hung dữ, phàm ăn, sức khỏe... thiên nhiên còn phú cho nó những bộ phận phát triển rất hoàn hảo để phát hiện và định vị con mồi
Chúng còn rất tò mò, có việc gì xảy ra trên biển là chúng tới ngay để “tìm hiểu”. Có khi chúng bơi sát tới gần và cọ vào vật lạ (da cá mập rất nhám, có thể gây thương tích) hoặc ngoạm nhẹ để thăm dò, nếu các bạn bị chảy máu là coi như là một miếng mồi ngon của nó. Cá mập còn tấn công con mồi theo mùi nước tiểu hay những động vật có cử động không bình thường
Nguyên nhân chủ yếu cá mập tấn công người không phải chỉ do đói mà còn do bị kích động như ngửi thấy mùi máu tanh, mùi thức ăn ném xuống biển, nghe những tiếng va chạm của tàu thuyền, tiếng nổ…
Phòng chống cá mập:
* Những người bị thương chảy máu không được xuống nước.
* Không ném những vật có máu hay có mùi máu xuống biển vì như thế sẽ thu hút cá mập đến.
* Không bỏ rủ tay chân xuống nước ở hai bên mạn xuồng, vì cá mập có thể tấn công bất ngờ.
* Không cởi bỏ áo quần khi ở trong vùng có cá mập, đề phòng lớp da thô ráp của cá mập cọ phải làm bị thương chảy máu
* Cởi bỏ những vật lấp lánh và phát sáng như đồng hồ, dây chuyền, huy chương, chìa khóa
* Bơi nhè nhẹ, mềm mại, uyển chuyển, tránh những động tác mạnh bạo làm kích động cá mập
* Khi thấy cá mập lượn vòng thì thường đó là dấu hiệu chuẩn bị tấn công, phải nhanh chóng lên thuyền hay lên bờ ngay
*Cá mập thường tấn công vào thời điểm các bạn rời khỏi mặt nước (lúc người còn nửa trên nửa dưới). Vì vậy, các bạn cần nắm chắc thời cơ, khi thấy cá mập sẽ tấn công không kịp thì lập tức lên xuồng hay lên bờ ngay.
* Nếu thấy cá mập bơi về hướng mình thì không được hoảng sợ bơi tháo chạy (chắc chắn các bạn không thể nào bơi nhanh bằng cá mập) làm như thế chỉ kích thích tính hung hãn của cá mập mà thôi. Nên bình tĩnh tìm cách đối phó như dùng súng bắn (nếu có) dao đâm, gậy chọc... Nếu tay không thì dùng nắm tay đấm thẳng véo mũi cá mập hay duỗi thẳng hai ngón tay chọc mạnh vào mắt nó. Tiếng thét lớn và mạnh cũng làm cho cá mập hoảng sợ bỏ chạy.
* Sau hết, các bạn không nên đi bơi ở những vùng biển sâu, vùng biển có cửa sông, nhất là thời gian từ chập tối đến rạng sáng.
CÁ PIRANHA:
Những con ác quỷ này có gần 60 loài, tất cả đều thuộc họ Serrasalmidac. Loại lớn nhất có thể dài đến 60 cm nặng 10 kg, loại nhỏ 10 cm, có nhiều màu khác nhau. Cá Piranha sống ở sông, hồ, ao, đầm lầy... vùng Nam Mỹ, từ Venezuela cho đến Bắc Brazil.
Đây là một loại cá cực kỳ hung dữ, ăn tạp, sống thành bầy đàn, nhanh nhẹn, tinh khôn, có hàm răng rất khỏe và sắc nhu dao để xé thịt.
Kích thước của con mồi không có ý nghĩa gì với chúng, nhất là khi con mồi (người hay vật) đang bị chảy máu. Với một con mồi nặng khoảng 10kg chỉ sau 5 phút là con trơ lại bộ xương. Ngay cả khi đã bị bắt, cá Piranha vẫn còn có thể cắn người. Vì vậy, không nên lội qua những nơi có cá piranha, nhất là khi đang bị thương, có máu chảy. Cũng may mà ở Việt Nam không có loại cá này.
[CÁ ĐIỆN
Có khoảng 50 loại cá phát ra điện để săn mồi và tự vệ, những con cá này được gọi là cá điện.
Các ngư dân ở nước ta rất sợ một loài cá đuối đặc biệt: cá đuối điện (Torpedo= Cá thụt) Khi đã câu lên thuyền rồi nếu lỡ chạm phải là bị giật cho té ngửa. Người ta đo được điện thế loài cá này là 360V
Cá chình điện ở Nam Mỹ có thể mang điện thế đến 600V, sống ở sông Ampazon và sông Orinoco, cá chình điện có thể dài hơn 2m và nặng khoảng 20 kg
Cá trê điện dài gần 1m, được tìm thấy ở những vùng nước ngọt Châu Phi. Loài cá này gây những cú sốc điện mạnh gần bằng cá chình điện.
Loài cá điện nhỏ gọi là cá “trừng sao” không dài hơn 30 cm, thường vùi mình trong cát để phục kích các con vật nhỏ. Khi đụng đến nó, sẽ bị giật làm cho tê liệt và dễ dàng biến thành mồi cho nó.
CÁC LOẠI CÁ CÓ GAI ĐỘC
Một số loài cá mang trên mình gai độc để tự vệ, những loài cá này các bạn có thể ăn thịt, nhưng khi đánh bắt thì phải thận trọng, điển hình cho loài này là
Cá đuối gai:
[
Loài cá có một hay hai cái gai nằm ở đuôi, gần cuối cơ thể, đầu gai có những tuyến chứa.
Cá thường ẩn mình dưới cát rất khó thấy, khi bị khiêu khích hay vô tình dẫm phải, nó sẽ quất mạnh đuôi vào đối thủ, gây đau đớn, nhức nhối và tê liệt cho kẻ thù
Cá ngát:
[Có hình dáng giống như cá trê nhưng to lớn hơn. Được trang bị những cái gai sắc nhọn hai bên hông và trên lưng. Nếu các bạn bị các loại cá này đâm phải, thì sẽ bị nhức nhối vô cùng.
Cá mâu (mặt quỷ), cá đá:
<A href="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692110406.jpg" target=_blank><A href="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692110406.jpg" target=_blank>http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/0692110406.jpg
Sống ở vùng biển Đông Nam Á và châu Đại Dương, thường ẩn mình trong các hốc đá và bụi rong. Không có vảy, nhưng cơ thể chúng được bao bọc bằng những gai sắc nhọn có chứa nọc độc. Nọc độc của các loại cá này (nhất là cá mâu lửa) có thể gây hoại thư, thậm chí có trường hợp chết người
Cá rồng biển:
[Thường sống ở các vùng biển châu Âu, thịt ngon nhưng có nọc độc ở gai nắp mang và vây trên lưng. Khi bị chích thì rất đau buốt và có thể làm chết người
Theo kinh nghiệm của ngư dân, khi bị cá rồng đâm vào, thì lập tức xoa vết thương lên cát hay bôi mỡ hoậc cấp cứu như khi bị rắn cắn.
Cá dày (Scorpena):
<A href="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/06921104025.jpg" target=_blank>[URL="http://gdpt.vinhnghiemvn.com/Upload/News/06921104025.jpg"]
Loài cá này cũng chứa nọc độc trong các vây khiến cho vết thương rất đau buốt.
Ngoài ra, chúng ta còn gặp ở Việt Nam những loài cá quen thuộc có gai độc như: cá trê, cá úc, cá chốt, cá ngát sọc, cá nâu, cá rìa, cá vượt... và một số cá có mặt ở một số vùng trên thế giới như: cá monk, cá surgeon, cá zebra, cá weever, cá thom...
[CÁC LOÀI CÁ CÓ CHẤT ĐỘC
Cá nóc:
Hiện nay, người ta đã thống kê được khoảng 60 loài cá nóc, phân nửa trong số này có chứa độc tố bên trong. Ở nước ta có khoảng 20 loài cá nóc, một số loài sống ở nước ngọt như: cá nóc Mít, cá nóc Vàng... Nhưng phần nhiều là cá nóc sống nước mặn như: cá nóc Hòm (Hùm), cá nóc nhím, cá nóc Mú, cá nóc Gáo, cá nóc Tàn Nhan, cá nóc Rằn, cá nóc Phi (Trương Phi), cá nóc Thu... Trong số đó có 2 loài cực độc, ngư dân không dám đụng đến là cá nóc Phi và cá nóc Thu. Số còn lại, nếu biết cách làm và nấu, có thể ăn được.
Cá nóc là loài có mình tròn, thân ngắn, có nhiều gai, không cá vảy hay vảy kém phát triển, mắt lồi, miệng nhỏ có răng gắn với nhau thành tấm lưng màu nâu hoặc xanh hay vàng tùy theo loại cá, bụng trắng. Đặc biệt khi gặp nguy hiểm thì ngậm hơi và phình bụng to ra như quả bóng. Trong mình cá nóc mang những chất cực độc như là terrodotoxin, ciguatoxin, ciguaterin... tập trung chủ yếu ở gan, ruột, và cơ bụng, nhất là từ tháng Hai đến tháng Bảy là mùa sinh sản.
Mặc dù một vài loại cá nóc là đặc sản (cá nóc Nhím, cá nóc Mú, cá nóc Hòm... ) thịt ăn rất ngon. Nhưng nếu các bạn không phải là tay chuyên nghiệp thì nên tránh xa, cho dù nó có thơm ngon và hấp dẫn đến đâu đi nữa.
Khi bị trúng độc cá nóc, trước tiên, thấy tê lưỡi và môi, rân rang đầu ngón, tay ngón chân như kiến bò, tiếp theo là nôn mửa, nhức đầu choáng váng, khó chịu ở trán và tròng mắt, đồng từ giãn, da tím, thân nhiệt và huyết áp hạ. Sau 2 giờ, nếu không cứu chữa, toàn thân sẽ bị tê liệt, lạc giọng, hàm cứng (nhưng vẫn tỉnh táo) chỉ trước khi chết mới bất tỉnh, liệt hô hấp rồi chết (tỷ lệ tử vong 60%). Nói chung, nếu sau 24 giờ mà vẫn còn sống thì có cơ may cứu thoát.
Theo kinh nghiệm dân gian, độc cá nóc có thể giải bằng nước dừa, nước quả trám, nước rễ rau muống. Nướng trái bông vải rồi sắc uống. Đắp muối toàn thân chỉ chùa mắt mũi. Cho uống than hoạt tính hay dùng 2 muỗng canh tro thực vật pha trong 1 lít nước để lắng rồi cho uống. Nhưng cũng còn tùy theo nhiễm độc nặng hay nhẹ.
Các loại cá khác:
Khi khảo cứu về độc tố của các sinh vật biển, nhiều nhà sinh vật học rất bối rối. Có nhiều loại cá chưa bao giờ nghe nói ăn mà bị trúng độc, thế mà lại có thể gây họa. Một số có độc ở vùng này nhưng không độc ở vùng khác, một số chỉ gây độc vài ba tháng trong năm
Cá chình:
Ở vùng biển Hắc Hải, đã có hàng ngàn người chết vì cá chình biển, trong khi ở Đông Nam Á là một món đặc sản. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất độc nằm trong máu, có lẽ do cá ăn những sinh vật mang trong mình nhiều độc tố ở trong vùng sinh trưởng của nó. Đây cũng là một loại cá dữ, hay cắn người.
Cá lịch (maraelae):
[là một loài tương tợ như cá chình, sống ở Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, thịt rất ngon nhưng máu rất độc.
Độc chất đôi khi còn thấy hiện diện trong máu của các loài cá miệng tròn, cá tinca, cá chép, cá ngừ, cá đuối điện...
Một số loài cá cũng chứa chất độc trong trứng như cá Cung (schizothorax) cá Dưa Chuột (diptychus)... có thịt lành và có giá trị kinh tế ở vùng Trung Á, nhưng trứng của nó rất độc, cho nên trước khi chế biến, phải bỏ hết nội tạng.
[
Ngay cả loài cá nhồng (barracudas) mà chúng ta vẫn thường ăn, nhưng vẫn có nhiều người bị trúng độc, tê miệng, ngứa môi phải đi bệnh viện
[/URL][/URL][/URL]
ỐC ĐỘC
Loài ốc sên biển hình nón (contesnail) có vân cẩm thạch nhìn rất đẹp, nhưng xin chớ lầm, nếu giẫm phải chúng, sẽ bị tiêm những ngòi nọc, độc không thua nọc rắn hổ, rất đau đớn và có thể chết người
[/URL][/URL][/URL]
SAM ĐỘC
Loài Sam (còn gọi là cua móng ngựa) thường sống ở vùng cát pha bùn ven bờ biển, có thịt và trứng ăn rất ngon, nhưng các bạn phải cẩn thận với những con Sam bắt được ở vùng nước lợ (ngư dân gọi là Sam lông hay con So) có kích thước nhỏ hơn, mình nhiều lông, đuôi tròn (thay vì tam giác như Sam thường) đi lẻ (không bắt cặp), thịt rất độc, chết người, không thể ăn được. Ngoài ra, nếu các bạn bắt được những con cua mà thấy hơi dị dạng, bẻ que ra mà thấy có chất lỏng như mủ thì đừng ăn
SỨA, THỦY CẨU
Sứa: Là một sinh vật gần như trong suốt, có thân hình như một cái dù, màu trắng, xanh lơ hay hồng, có hay không có điểm những chấm màu nâu, đỏ. Các loại sứa thường thấy ven biển nước ta là sứa Rô, sứa Sen, sứa Lửa...
Là một loại thực phẩm khá phổ biến của ngư dân, nhưng nếu bạn bị nó chích khi đang bơi lội thì rất đau đớn như bỏng rát, có thể bị liệt cơ, nên rất nguy hiểm. Nhưng nguy hiểm nhất là các loài sứa sau đây:
Thủy cầu và sứa Hộp:
Thủy cầu có tên khoa học là Physalia phisalis. Là một sinh vật trông giống như sứa nhưng có những cánh tay rất dài và mềm, lòng thòng chìm sâu trong nước. Trên mỗi cánh tay có nhiều hấp khẩu chứa đầy chất độc nguy hiểm hơn nọc rắn.
Do tác động với lân tinh trong nước biển, chúng phát ra muôn ngàn màu sắc rực rỡ. Trước đây, một đòan thủy thủ Anh đang tuần tra ven biển Bồ Đào Nha, trông thấy một khối ánh sáng lấp lánh đủ màu, họ cho đấy là chiến thuyền của Bồ Đào Nha nên đánh tín hiệu chào nhưng không thấy trả lời. Sau đó, họ khám phá ra đấy chỉ là một đàn thủy cầu. Từ đó người ta quen gọi nó là “Chiến thuyền Bồ Đào Nha” (PORTUGUESE MAN OF WAR) mà quên hẳn tên nó là Thủy cầu hay Physalia physalis.
Thủy cầu thường trôi nổi bềnh bồng trên dòng Gulf Stream, Bắc biển Caribe đến Nova Scotia, nó còn lảng vảng trên Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Những tay bơi lội ngoài biển mà gặp phài thủy cầu thì kể như khó mà sống sót. Vì thế người ta còn gọi nó là TỬ THẦN CỦA BIỂN.
Sứa hộp (Chironex Fleckeri):
Tên sát nhân của biển này đã có một danh sách nạn nhân khá dài, phần lớn là trẻ em ở ven biển Bắc Úc, nó còn có họ hàng ở Châu Phi, Trung Mỹ... Nó đã thoát khỏi sự nhận diện của các nhà khoa học cho mãi đến năm 1956. Một con sứa hộp có khoảng 60 xúc tu trông như một mớ dây hỗn độn, trong đó chứa hàng tỷ túi chất độc hơn cả rắn hổ mang, đủ sức giết chết 20 người đàn ông khỏe mạnh. Nếu xúc tu của chúng tiếp xúc đúng mức, nạn nhân sẽ chết sau 2-3 phút
Khi bị tiếp xúc với sứa hộp mà còn sống sót, thì người ta dội dấm lên mình của nạn nhân để cấp cứu.
Những nguy hiểm khác:
Khi bơi lặn ở dưới nước, ngoài các động nguy hiểm như đã kể trên, các bạn còn có thể gặp một số sinh vật có thể gây thương tích thậm chí nguy đến tính mạng của các bạn như:
Hàu Đá:
Bám rất chắc vào những tảng đá ven biển, có cạnh rất sắc bén. Nếu các bạn trượt chân té trên những tảng đá có hàu bám, chắc chắn sẽ có những vết thương nhớ đời
Ốc đinh, ốc kèn:
Có thể luộc ăn được, nhưng nếu giẫm lên nó là thủng chân, vì đít của nó rất nhọn.
Cầu gai hay nhím biển:
Thường gặp ở rìa đá ngầm vành đai san hô... có gai dài và nhọn mang chất độc gây lở loét.
Sò nón khổng lồ:
[Có nhiều ở quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của nước ta và vành đai san hô nước Úc... Đây là một loài sò khổng lồ, có khi to hơn cái nón lá, thịt ăn được. Nhưng nếu bạn cho tay vào hay vô tình giẫm chân vào là nó kẹp dính bạn cho đến lúc bạn chết đuối. Nếu muốn lấy tthịt nó, trước hết các bạn phải chêm hai mảnh vỏ lại bằng cây hay đá
Nhện độc:
Trong các loài côn trùng độc, có lẽ nhện là con vật mang mầm độc cao nhất. Có những con nhện chỉ với một vết cắn bé tí xíu, với một chấm chất độc bằng đầu kim, đủ để giết chết một con người. Tuy nhiên, trong số 40.000 loại nhện khác nhau, chì có độ 100 loại với nọc độc có khả năng gây khó chịu cho con người, nhưng chỉ có khoảng 10 loại là thật sự nguy hiểm.
Tiêu biểu nhất là “góa phụ đen” (Black Widow). Đây không phải là loại nhện độc nhất, nhưng nó đông đúc và phổ biến ở vùng Châu Mỹ. Chỉ có nhện cái mới đe dọa con người. Ảnh hưởng của vết cắn đến sau 1-2 giờ. Nạn nhân co giật liên hồi và bị ngẹt thở, có khi nạn nhân hoảng loạn thần kinh la hét sợ hãi, cho dù nọc của nó hiếm khi làm chết người nhưng nó vẫn rất nổi tiếng.
[Ở Châu Mỹ còn có một loại nhện độc cũng khá đông đúc nữa đó là nhện nâu (Brown Recluse) có nọc độc như “goá phụ đen” và còn gây hoại thư.
Tuy nhiên, hai loài nhện trên cũng còn thua xa loài nhện Funnel- Web ở Sydney nước Úc cả về nọc độc lẫn tính hung hăng của nó
[bộ nanh dài gần 1 cm, loài nhện cực độc này tấn công mọi sinh vật mà nó gặp trên đường đi. [/FONT]
Chỉ vài phút sau khi bị cắn, chất độc sẽ tác dụng lên cơ của nạn nhân, khiến lưỡi bị co thắt, dớt dãi chảy lòng thòng, nạn nhân nôn mửa, toát mồ hôi, khó thở, huyết áp tăng, các bắp thịt quằn quại như thể có đàn rắn nằm dưới da. Với một vết cắn của Funnel- Web, có thể giết chết một em bé sau vài giờ hoặc một người lớn sau vài ngày.
Ở nước Úc, còn có những loài nhện cực độc khác như (Phoneutia fera) có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Loài Atrax robustus cũng là một trong số 37 loài Funnel Web cực độc... Ngoài ra, chúng ta cũng phải kể thêm loài nhện Loxosceles ở châu Mỹ, loài Tarantula ở rừng Amazon, tuy ít độc hơn các loài trên, nhưng không kém phần nguy hiểm.
Con rết (rít, ngô công):
[
Cơ thể của rết thường là nhỏ, nhưng cũng có con dài tới 25 cm. Thân dẹt, bao gồm khoảng 20 đốt, mỗi đốt mang một đôi chân. Đầu ngắn, miệng nằm giữa hai hàm trên. Đôi chân thứ nhất biến thành răng hàm có móc chứa nọc độc
Rết thường ẩn núp dưới các tảng đá, thân cây, lá cây, vỏ cây mục, cỏ khô, rác ẩm... Chúng hoạt động chủ yếu về đêm.
Khi bị rết cắn, tuy không làm chết người, nhưng sưng nhức và đau đớn, có thể gây sốt, khó chịu vô cùng. Các bạn hãy dùng một trong những phương pháp sau đây:
- Bôi vôi hạt quất (tắc, kim quít) đắp vào vết cắn.
- Lấy lá bạc hà, húng chanh, rau sam. Giã đắp vào vết cắn.
- Nhai nhỏ một tép tỏi, đắp vào chỗ cắn. Đưa chỗ bị cắn vào gần ngọn đèn hay lửa cho thật nóng (không để bị phỏng) để yên vài phút, sẽ giảm đau ngay.
- Bắt một con nhện nhà (tri thù) còn sống, để vào chỗ bị cắn; nó sẽ hút hết nọc.
Bọ cạp:
Ở Việt Nam, chúng ta thường gặp 2 loại bọ cạp là: bọ cạp núi và bọ cạp củi.
Bọ cạp núi:
Là loại lớn, dài khoảng 12cm, mình màu xanh, đen bóng. Thường gặp ở rừng núi, hải đảo, đất hoang... Tuy to lớn nhưng chích không đau nhức bằng bọ cạp củi.
Bọ cạp củi:
Là loại nhỏ chỉ dài từ 5-6 cm có màu nâu xám (giống màu vỏ cây). Thường ẩn mình dưới các tảng đá, đống cây, hốc cây, khe núi... và cũng hay chui vào các đống áo quần, giày dép... Loài bò cạp này chích rất đau nhức, nhất là khi nó đang có chửa.
Điều trị bọ cạp chích cũng giống như khi bị rết cắn.
Ong đốt:
Thông thường thì loài ong ít khi tấn công người, trừ khi chọc phá hay bị khiêu khích. Khi ong bay đến gần chúng ta, không nên dùng tay xua đuổi, vì như thế chúng cho là tấn công. mà nên bình tĩnh, không phản ứng bằng hành động, tự nó sẽ bay đi.
Các loài ong có ngòi độc thường gặp ở Việt Nam và một số nước trên thế giới là: ong đen, ong vàng, ong lá, ong mật, ong khoái, ong ruồi, ong sắt, ong bầu, ong vò vẽ, ong bắp cày, ong ngựa, ong đất, tò vò... Mội loài đều có nọc độc cũng như tập tính khác nhau. Thí dụ:
Ong bầu:
là loại ong có vết đốt gây nguy hiểm nhất trong các loài ong vì nó chứa một lượng lớn nọc độc và vòi chích của nó rất dài, có thể xuyên thẳng đến mạch máu.
Ong vò vẽ:
loại ong này khá dữ tợn, vết đốt rất đau nhức và nó có thể đốt nhiều lần vì kim chích của nó không bị dính lại ở da kẻ bị đốt
Ong khoái:
là một trong các loại ong mật, rất phổ biến y trong các cánh rừng tràm ở miền Tây Nam Bộ. Có cơ thể to hơn các loài ong mật khác và cũng dữ tợn hơn. Vòi chích của nó dính lại ở da người bị đốt, cho nên sau khi đốt, nó sẽ chết.
Ong đốt tuy rất đau nhức, nhưng không nguy hiểm đến tính mạng, trừ khi bị đốt một lúc từ 50 con trở lên hoặc cơ thể người đó bị dị ứng với nọc độc.
Khi bị ong đốt, nếu thấy ong để ngòi nọc lại, thì phải nhổ ra, sau đó hãy dùng một trong những phương pháp sau:
- Bôi vôi (ăn trầu) hay kem đánh răng vào chỗ bị đốt
- Tán nhỏ Aspirin rắc lên nơi bị đốt, sẽ giảm đau.
- Dùng hành tươi hay nửa trái chanh chà lên chỗ bị đốt
- Dùng ammoniac hoặc dấm bôi lên chỗ bị đốt.
- Đập chết con ong, xé xác đắp lên chỗ bị đốt
Ve cắn:
Ve nầy không phải là ve sầu kêu trong mùa hè mà là một loại côn trùng rất nhỏ, có nhiều ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, cùng loại với bọ chó ở nhà. Bình thường, chỉ bằng đầu cây tăm, khi hút no máu thì phình lên bằng đầu chiếc đũa, đầu giả có gai, khi cắn vào người hay thú để hút máu, gai giương lên bám chặt vào cơ thể nạn nhân.
[Khi bị ve cắn, nếu các bạn cầm con ve kéo ra ngày thì đầu giả sẽ đứt dính trở lại trong da thịt, gây nóng sốt và làm ngứa ngáy cả năm mới hết. Muốn tránh điều đó, các bạn nên dùng đầu que nhang, que diêm, điếu thuốc đang cháy, chạm vào đít của nó rồi từ từ mới lôi ra để giết, sau đó bôi vôi lên vết cắn.
Muỗi:
Chúng ta có thể gặp muỗi bất cứ ở nơi nào trên thế giới. Là một giống côn trùng bé nhỏ mà nguy hiểm của nó không do vết đốt gây ngứa ngáy khó chịu mà do những căn bệnh chết người mà nó truyền cho con người như: sốt rét ngã nước, sốt vàng da, sốt xuất huyết... mà chúng ta không còn lạ gì. Bệnh sốt rét do muỗi Anophele truyền sang người khi đốt. Bệnh sốt da vàng do muỗi Acdes. Bệnh sốt xuất huyết do loài muỗi vằn...
]Các bạn nên tìm mọi cách để tránh không bị muỗi cắn bằng các cách sau: [/FONT]
- Làm chỗ trú ẩn nơi cao ráo
- Ngủ trong mùng nếu có thể
- Đốt lửa hun khói bằng những cây có tinh dầu
- Trát bùn lên cơ thể, những nơi không có áo quần che chở.
- Mặc cả áo quần, giày vớ, găng tay, nếu có thể được.
- Ngâm mình trong bùn không những có thể chống được muỗi mà còn tránh được thú dữ, côn trùng, rắn rết...
- Thoa thuốc chóng muỗi (insect repellent) nếu có
Các loài côn trùng khác:
Các bạn còn có thể gặp một số côn trùng khác ở những nơi hoang dã như: Ruồi trâu (mòng) cắn rất đau. Ruồi Tse Tse (ở Nam Phi Châu): gây bệnh ngủ dẫn đến chết người. Ruồi rừng (có nhiều ở Việt Nam): đẻ ấu trùng (giòi) vào các vết thương, gây lở lói, nhiễm trùng.. và rất nhiều côn trùng khác mà chúng tôi không thể kể hết
Chỉnh sửa cuối: