Sao các bác cứ cãi nhau về LUẬT khi không chịu đọc Luật nhỉ. Chả phải đi đâu xa, trên mạng đầy đủ mà
1. Cái Quyết định Số: 2053/QĐ-UBND về 56 tuyến phố đó đã nói “ Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29/6/2001” có nghĩa là người ra QĐ này họ có căn cứ chứ không ngu ngốc ban hành bừa đâu. Cụ thể là Luật Giao thông đường bộ quy định về vụ dừng xe và thẩm quyền của UBND thành phố trong các điều như sau: Mục 2 điều 19; Mục b, khoản 1; mục b khỏan 2 điều 37
2. Các tuyến phố văn minh ở HN không có biển cấm đỗ ở đầu phố nhưng bao giờ cũng có nhiều hoặc rất nhiều những tấm biển hình chữ nhật rộng khoảng 0,6m, cao tầm 0,9m có 2 chân đặt di động ở nhiều vị trí trên vỉa hè, ( ai ma bảo chưa từng biết đến cái loại biển này thì hết nói) trên đó ghi rõ nội dung là tuyến phố văm minh và các điều không được làm mà (cấm để xe đạp, xe máy, ôtô trên hè phố, lòng đường…). Kể cả trong trường hợp không cần xem xét đến cái quy định kia của TP với lý do như không nhận tận tay QĐ, ở xa về k biết, k ai phổ biến.. ( nói chung là tất cả các lý do) để mà cố cãi là không có biển cấm ở đầu phố thì hãy quay sang hiểu rằng cái biển báo di động kia là BIỂN BÁO TẠM THỜI và tuân phai tuân theo mục 3 điều 11.
3. Túm lại là chiểu theo luật thì cái biên bản của bác chủ thớt có giá trị.
( trích một số điều luật, dài 1 chut, chịu khó đọc)
Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ
1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
3. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.
4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.
Điều 37. Tổ chức giao thông và điều khiển giao thông
1. Tổ chức giao thông gồm các nội dung sau đây:
a) Phân làn, phân luồng, phân tuyến và quy định thời gian đi lại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
b) Quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ;
c) Thông báo khi có sự thay đổi về việc phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặc lâu dài; thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và các biện pháp khác về đi lại trên đường bộ để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
2. Trách nhiệm tổ chức giao thông quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
3. Trách nhiệm điều khiển giao thông của cảnh sát giao thông như sau:
a) Chỉ huy, điều khiển giao thông trên đường; hướng dẫn, bắt buộc người tham gia giao thông chấp hành quy tắc giao thông;
b) Khi có tình huống gây ách tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng xe, đỗ xe.
Điều 19. Dừng xe, đỗ xe trên đường phố
Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và các quy định sau đây:
1. Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
2. Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.