- Biển số
- OF-54223
- Ngày cấp bằng
- 4/1/10
- Số km
- 3,459
- Động cơ
- 483,260 Mã lực
Sắp có kết quả òi
Tòa mới nhận thụ lý vụ kiện mà bác! Hồi hộp quá. Hoan hô tinh thần quyết tâm của bác Đông và chúc bác thắng lợi!
Đã xử đâu mà thắng với thua, cụ nên đọc kỹ HDSD trước khi dùng nhá
cái ý nghĩa lớn là CACG nhận sai và thu hồi quyết địnhNhưng sao Bác ấy đòi bồi thường có 2 củ nhỉ, Em tạm tính thế này ợ, bác ấy làm mỗi ngày phải được nửa củ vậy 30 ngày không có giấy phép không đi được đã mất 15 củ rồi, 800 nghìn tiền phạt, lợi nhuận được sinh ra từ đó, chơi con lô, Đề ji đó có thể lãi ra hàng chục củ nữa, về bồi thường tinh thần thì vô số kể, Bực bội 30 ngày ảnh hưởng đến nhiều hoạt động gia đình, cá nhân, mất ăn, mất ngủ do phải đi lại hầu kiện... rồi ..... thôi tạm tính 10 củ nữa .
Nếu là em thì phải liệt kê ra khoảng 30 củ để bớt đi còn vừa...
Rồi rồi, thế là xong rồi, chờ ngày ra tòa nữa thôi cụ nhỉ?!Bẩm báo các Cụ: E vừa đến Tòa án quận Cầu Giấy về đây, nữ thẩm phán tên Khanh E( chưa biết Họ) thụ lý hồ sơ hôm nay gọi em tới chỉnh trang lại tý hồ sơ và rất ủng hộ em vụ này. Đồng chí thẩm phán đánh máy tại chỗ duyệt hồ sơ hợp lệ rồi lên Chánh án xin phê duyệt luôn. Em đợi 5 phút rồi được đ/c chuyển giấy phê duyệt của Chánh án cho và đi nộp án phí rồi. Sau khi nộp án phí em quay lại nộp hóa đơn thu của Thi hành án dân sự Cầu Giấy cho Thẩm phán rồi. Đ/c nói thủ tục đã xong, khi nào Tòa án triệu tập sẽ thông báo. Tình hình đến đây là hết, khi nào có diễn biến tiếp theo, em xin bẩm các Cụ tiếp.
Mời Cụ đọc ở đây:Rồi rồi, thế là xong rồi, chờ ngày ra tòa nữa thôi cụ nhỉ?!
Cho em cái thùy linh bài viết mới đăng bên báo LĐ với, em tìm mãi ko thấy!
Cụ Đông ơi, làm nhiều giấy mời vào nhá,em dự OF nhà mình khoảng 250 người cụ ạ!Thế cuối cùng vẫn chưa có kết quả à cụ ??? E mới chỉ thấy là 1/3 là thụ lý còn ngày ra tòa hoặc v.v.v. gì gì đấy tiếp theo thì thế nào mà cụ nguyenducduy đã bảo là đòi bồi thường triệu này triệu nọ ??? Hôm nào mà tòa xử thì bác đông cho anh em biết với để đến dự nhé .
Cảm ơn cụ nhiều! Em cứ paste sang đây, phòng khi bên kia ko vào đọc được
Một người dân khởi kiện Công an quận Cầu Giấy
Thứ Tư, 2.3.2011 | 13:20 (GMT + 7)
Ngày 1.3, TAND quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã thụ lý đơn khởi kiện vụ án hành chính của ông Nguyễn Đức Đông, liên quan tới vụ việc Công an quận Cầu Giấy ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ số 284587, ngày 16.11.2010, thiếu cơ sở pháp lý.
Người tham gia giao thông không sai luật vẫn bị phạt?
Trước đó, ngày 15.11.2010, ông Nguyễn Đức Đông bị Đội CSGT-TT-PƯN Công an quận Cầu Giấy (CACG) lập biên bản vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ số 406010 và tạm giữ Giấy phép lái xe, với lỗi “đỗ xe ở lòng đường trái quy định”, khi đỗ xe tại lòng đường khu vực 61-63 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội. Căn cứ vào Biên bản vi phạm trên, CACG ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ (số 284587 do Thượng tá Nguyễn Văn Tường - ký ngày 16.11.2010) với hình thức xử phạt 800.000 đồng và tạm giữ Giấy phép lái xe trong thời gian 30 ngày.
Không đồng ý với quyết định xử phạt của CACG, ông Đông đã gửi Đơn khiếu nại đến CACG và CA TP.Hà Nội, nhưng không được giải quyết (Lao động điện tử đưa tin ngày 26.11 và 07.12.2010).
Ông Đông cho rằng, không chỉ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ số 284587 thiếu cơ sở pháp lý, mà khiếu nại của ông chưa được cơ quan chức năng xem xét và xử lý theo đúng trình tự của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Trong đơn khởi kiện, ông Đông yêu cầu TAND quận Cầu Giấy: Tuyên bố hủy Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ do không đủ căn cứ pháp luật. Đồng thời yêu cầu được bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần là 2.060.000 đồng.
Theo Khoản 9 Điều 1 của Luật Khiếu nại tố cáo sửa đổi bổ sung ngày 29 tháng 11 năm 2005: “người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại không giải quyết thì phải bị xem xét xử lý kỷ luật”.
Khoản 10 Điều 1 Luật Khiếu nại tố cáo sửa đổi bổ sung ngày 29 tháng 11 năm 2005: “Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và gửi quyết định này cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan. Quyết định giải quyết khiếu nại phải được công bố công khai.”
Khoản 12 Điều 1 Luật Khiếu nại, Tố cáo sửa đổi bổ sung ngày 29 tháng 11 năm 2005: “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 36 của Luật khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn nói trên có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày”.
Nhật Thăng
Người tham gia giao thông không sai luật vẫn bị phạt?
Thứ Sáu, 26.11.2010 | 15:44 (GMT + 7)
Đỗ xe ở khu vực không có biển cấm đỗ, xong người tham gia giao thông vẫn bị CSGT-TT CA quận Cầu Giấy (Hà Nội) lập biên bản vi phạm quy định về trật tự giao thông đường bộ.
Không có biển cấm - vẫn cấm?
Bạn đọc Nguyễn Đức Đông phản ánh: 16h ngày 15.11, anh đỗ xe ô tô BKS 30T-1587 để vào giao dịch tại chi nhánh Ngân hàng Đông Á, 61 Xuân Thủy - Cầu Giấy. Khi quay ra, anh bị đại úy Nguyễn Hồng Sơn - CSGT-TT CA quận Cầu Giấy yêu cầu xuất trình giấy tờ để kiểm tra. “Đây là tuyến phố văn minh đô thị cấm dừng đỗ xe. Xe của anh Đông đỗ ở lòng đường trái quy định…”- CSGT Nguyễn Hồng Sơn giải thích.
Anh Đông cho biết, trước khi vào tuyến đường và đỗ xe ở lòng đường trước số nhà 61-63 Xuân Thủy, anh đã chú ý quan sát các vạch sơn, biển báo giao thông trên tuyến đường và vị trí đỗ thì không thấy có biển cấm đỗ nào nên đã đỗ ở vị trí trên. Khi bị CSGT Nguyễn Hồng Sơn yêu cầu, anh Đông đã đề nghị CSGT chỉ rõ biển cấm, nhưng CSGT Sơn chỉ một mực yêu cầu xuất trình giấy tờ để kiểm tra và lập biên bản vi phạm. “Lúc này đang là giờ tan tầm, để CSGT Sơn và tổ công tác thực hiện nhiệm vụ và tránh ùn tắc giao thông, tôi đã đồng ý cho CSGT Sơn kiểm tra giấy tờ, lập biên bản hành chính (số 406010) và tạm giữ giấy phép lái xe” - anh Đông nói. Tuy nhiên anh đã ghi rõ trong biên bản vi phạm: “không công nhận lỗi trên, bởi có đỗ xe tại địa điểm trên, nhưng khu vực đỗ không có biển cấm đỗ”.
Từ điểm giao cắt gần nhất đến chỗ đỗ xe không có biển cấm đỗ.
Theo khảo sát của PV laodong.com.vn, tại đầu đường Xuân Thủy, theo hướng xe anh Đông đã đỗ xe, có một biển báo cấm đỗ. Tuy nhiên, theo quy định, hiệu lực tác dụng của biển kể từ chỗ đặt biển đến ngã ba, ngã tư tiếp theo. Trong khi đó, theo quan sát của PV, từ điểm giao cắt gần nhất đến chỗ anh Đông đã đỗ xe (số 61-63 Xuân Thủy) và tại điểm quay đầu xe gần nhất không có bất cứ một biển cấm đỗ nào. Điều này có nghĩa, biển cấm đỗ trên không có hiệu lực tại đoạn đường anh Đông đã đỗ xe. Giả thiết nếu đây là tuyến đường cấm đỗ xe, với cách đặt biển cấm như vậy, người tham gia giao thông không thể biết để tuân thủ.
Đẩy bất lợi về người dân
Theo LS Vũ Thái Hà - Công ty Luật YouMe, Luật Giao thông đường bộ đã quy định rõ: Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông có nghĩa vụ: “phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ” (khoản 1 Điều 11) và “Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định” (khoản 2 Điều 19). Đối với biển báo cấm, nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo. Tuy nhiên, một nguyên tắc chung “công dân được làm những gì luật không cấm”. Do vậy, đoạn đường không có biển báo cấm, thì được hiểu là “không bị cấm đỗ xe”.
Giải thích về quy định “tuyến phố văn minh đô thị”, LS Hà cho biết: thực hiện một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, UBND TP.Hà Nội ban hành Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND, ngày 16/04/2009, quy định về quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn TP. Hà Nội. Tiếp theo, ngày 27/05/2008, UBND TP.Hà Nội ban hành Quyết định số 2053/QĐ-UBND, phê duyệt danh mục các tuyến phố cấm để xe đạp xe máy, ô tô trên vỉa hè lòng đường. Theo đó, trên địa bàn TP có 56 tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy, ô tô, trong đó có đường Xuân Thủy. Nhưng LS Hà cho rằng, để các Quyết định trên của UBND TP đi vào cuộc sống, cần phải được “luật hóa” và triển khai đúng luật.
Trong trường hợp này, Sở GTCC phải thực hiện việc lắp đặt báo hiệu đường bộ phù hợp, CSGT phải căn cứ vào hệ thống biển báo này để xác định có hay không lỗi của người tham gia giao thông. Người tham gia giao thông không có nghĩa vụ và cũng không thể ghi nhớ chính xác tuyến đường nào cấm đỗ xe, nếu không có biển báo.
Vấn đề dư luận đặt ra ở đây, là sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng (Sở GTCC và CSGT). Lắp đặt biển chưa khoa học, chưa đúng vị trí, đáng lẽ cần phải được cơ quan chức năng kiểm tra và có điều chỉnh kịp thời. “Tuyến phố văn minh đô thị”, chưa thể “văn minh” khi chính những người thực thi pháp luật vẫn không thực hiện đúng luật và khi có điểm mâu thuẫn, chưa hợp lý, thì đẩy bất lợi về phía người dân.
Nhật Thăng