Ông Vũ Trọng Thư – nguyên Trưởng phòng nghiên cứu không gian Fspace (Trường ĐH FPT) cho rằng, 2 “vật thể lạ” hình cầu rơi tại Yên Bái và Tuyên Quang vừa qua có thể là 1 phần tầng 2 của tên lửa đẩy vệ tinh khí tượng Elektro-L2 của Nga…
Ông giải thích
Lúc 13h45 ngày 11/12/2015 (UTC) Nga phóng vệ tinh khí tượng Elektro-L2 lên quỹ đạo địa tĩnh từ sân bay vũ trụ Baikonur bằng tên lửa đẩy Zenit-2SB (có 3 tầng, do Nga và Ukraine chế tạo).
Tầng 1 của tên lửa đốt hết nhiên liệu sau 2 phút rưỡi, tách ra và rơi xuống đất.
Tầng 2 của tên lửa được kích hoạt và đẩy vệ tinh lên quỹ đạo tạm thời (parking orbit), quỹ đạo này có hình elip với thông số bán trục nhỏ 167km, bán trục lớn 554km, chu kỳ chuyển động 1 giờ 31 phút cho mỗi vòng bay quanh Trái đất. Sau đó tầng 2 tách ra khỏi vệ tinh (lúc này vẫn đang gắn với tầng 3).
Tầng thứ 2 của tên lửa Zenit gồm 1 động cơ đẩy chính RD-120 và 1 động cơ nhỏ RD-8 dùng để điều chỉnh hướng bay cho tên lửa.
Nhiên liệu cho 2 động cơ này được chứa trong các bình hợp kim hình cầu và thường được sơn màu vàng.
Động cơ RD-120 của tầng thứ 2 tên lửa Zenit
Thưa cụ Vũ Trọng Thư
Toi xin đưa hình ảnh tên lửa này để cụ dễ mường tượng
Zenith 3SL cao gần 60 mét, trọng lượng rỗng 40 tấn, trong lượng toàn bộ 462 tấn (cộng nhiên liệu và tải) Làm phép trừ đơn giản thì nhiên liệu cũng tầm 415 tấn, đường kính tên lửa 4 mét
Đành rằng tầng 1 ngốn nhiều nhất nên chiều cao của tầng này khoảng 30 mét, tầng hai cũng phải chừng 17 mét
Cụ Thư trưng hình động cơ RD-120 của tầng hai và nói hai cái bình nhỏ xíu màu vàng (đường kính vài chục phân) cho là đựng nhiên liệu. Cứ cho là hai bình này chứa được mỗi bình 200 lít (em tính bằng phuy xăng đường kính 66 cm x cao 1 mét cho dư dả) thì cả nhiên liệu và chất cháy là 400 kg.
Thưa cụ 400 kg đó chỉ đủ cho động cơ hoạt động khoảng 1 giây thôi ạ. Trong khi đó nó phải chạy chừng 320-350 giây nữa, vậy nhiên liệu lấy ở đâu ra? Chẳng lẽ người ta thiết kế tầng hai cao 17 mét với thể tích chừng 200 mét khối để... rỗng.
Một đứa trẻ cũng nhận thấy bình nhiên liệu trên chưa bằng 1/2 bình diesel của xe tải ở mỏ, ngang bằng bình nhiên liệu xe container mà thôi, thế mà dám đẩy quả tên lửa nặng hàng trăm tấn bay vù vù.
Thứ nữa, không ai thiết kế nhiên liệu nằm sát ngay vỏ buồng đốt động cơ RD-120
Hai bình cầu màu vàng đó là gì thì chưa rõ, nhưng chắc chắn không phải bình nhiên liệu như cụ nói
Tôi nghĩ (có thể chưa hẳn đúng): hai bình màu vàng đó là bình khí nén 300 atm (Kg/cm2) để đóng mở và tiết chế van nhiên liệu cung cấp cho động cơ. Đây là cơ chế khí nén (pneumatic) sử dụng nhiều trong các thiết bị hàng không
Rất mong được cụ phản hồi
Kính cụ