Cái này không chuẩn đâu cụ:
- Tụ của cụ là loại tụ liên lạc hoặc dập hồi tiếp âm trong mạch Audio, do đó nó làm việc với công suất rất nhỏ - tức chỉ số VA nhỏ. Tụ này chỉ làm việc trong dải công suất mVA thôi, tức dòng điện cho phép chạy qua tụ nhỏ. Với tụ Audio hoặc cho quạt công suất nhỏ thường người ta không ghi trị số này, nhưng với động cơ công suất lớn người ta sẽ ghi chỉ số VA này. Do đó với tụ công suất lớn, cùng điện dung (micro fara), cùng điện áp (V), nếu cụ lắp loại tụ có chỉ số VA nhỏ sẽ gây nóng và có thể nổ tụ đó. Tụ cho Audio chất lượng cao người ta chú trọng vào mấy thứ sau:
* Dung sai: loại chất lượng thấp 10%, vừa vừa 5%, loại cao 1%, loại siêu cao 0,5%.....
* Điện cảm ký sinh: do cấu trúc của tụ, điện cảm ký sinh cho tụ audio rất nhỏ, chất lượng càng cao càng nhỏ.
* Đao động ký sinh: bao gồm dao động nhiệt do vật liệu làm điện môi (độ ồn), dao động cơ khí của điện cực: do điện áp trên 2 cực là xoay chiều nên phát sinh dao động do lực hút cu-lông. Các điện cực sẽ bị "rung" theo điện áp đặt vào => làm điện dung bị biến thiên, đây cũng là 1 phần nguyên nhân gây "tạp âm" trong audio. Để hạn chế điều này người ta dùng điện môi rắn, vật liệu điện môi là loại vật liệu ít chịu ảnh hưởng bởi hiệu ứng áp điện.....
Để xử lý giảm thiểu các vấn đề trên rất tốn kém....do đó tụ Audio chất lượng cao nó đắt là vì vậy, còn chỉ số công suất chỉ là thứ yếu đối với tụ Audio

- Việc lắp tụ để khởi động trong động cơ, mục đích để tạo lệch pha 90 độ giữa cuộn khởi động và cuộn chạy trong động cơ => tạo từ trường xoay. Để tạo được góc lệch pha này - chỉ gần 90 độ thôi - thì người ta tính toán trị số tụ sao cho khi nối tiếp với cuộn khởi động là gần đến cộng hưởng của mạch LC nối tiếp - thực tế không dùng hiệu ứng công hưởng được. Do hiệu ứng cộng hưởng nên điện áp trên tụ sẽ lớn hơn rất nhiều điện áp cấp vào. Vì vậy nếu động cơ làm việc với điện áp 220Vac thì điện áp tụ khởi động phải chịu được >250Vac, vì vậy các tụ khởi động đều ghi tối thiểu ở mức điện áp này (không tính loại lởm ghi cho có

)