Cảm ơn bờ dồ
Từ thời điểm 1946 đến 1951, tại Việt Nam lưu hành đồng thời 6 loại tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nhân dân hay gọi là tiền Tài chính) và giấy bạc Đông Dương. Giai đoạn đầu sau cách mạng tháng 8 thì nhân dân rất ủng hộ các loại tiền Tài chính (1 đồng Tài chính ăn 1 đồng Đông Dương), nhưng lòng yêu nước không thắng nổi quy luật kinh tế (tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cứ thiếu là in ra, nên dẫn đến lạm phát)
Năm 1951, khi bộ tiền mới được in ra, gọi là tiền Ngân hàng Quốc Gia. Lúc này tiền Tài chính được thu đổi vào dần dần, tỷ lệ đổi là 1 đồng NHQG = 10 đồng Tài chính (nghĩa là sau 5 năm, tiền mất giá 1000%)
Tiền vẫn tiếp tục mất giá, thậm chí với tốc độ còn nhanh hơn trước, dẫn đến phải cho ra đời bộ tiền 1959 (gọi là tiền Ngân hàng Quốc gia mới) và đổi tiền. Một đồng NHQG mới = 1000 đồng NHQG cũ (nghĩa là sau 8 năm, tiền mất giá 100.000%)
Nói ngắn gọn là trong giai đoạn 1946 ~ 1959, tiền mất giá 10.000 lần (mười nghìn lần)
Một vạn bạc Đông Dương thời 1946 (đủ mua cả dãy nhà mặt phố cổ) thì đến năm 1959 chỉ còn 1 đồng (tương đương 3% lương của một cán bộ)
Ví dụ về tiền lương của cán bộ năm 1959 (trước khi đổi tiền là 42.000đ, sau khi đổi tiền là 42 đồng)
http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-03-NV-CB-tra-luong-trong-nuoc-can-bo-cong-nhan-vien-cu-cong-tac-tam-thoi-nuoc-ngoai/55679/noi-dung.aspx
Lần đổi tiền năm 1985 không phải là lần đổi tiền gây thảm khốc nhất, chẳng qua nó gần nhất nên mọi người còn nhớ được
Lịch sử luôn lặp lại, hiểu lịch sử thì sẽ sống sót.