Em tìm mãi mà không ra vụ này...

phucanhduy

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173207
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
94
Động cơ
343,040 Mã lực
Trung tá cơ to nhỉ, thường thường lãnh đạo cấp trưởng là đại tá cụ nhé
 

loverspeed

Xe máy
Biển số
OF-26572
Ngày cấp bằng
29/12/08
Số km
78
Động cơ
488,280 Mã lực
Xin bác đừng cứ tra gúc rồi giữ mãi quan điểm mình, bác nói thế chứ em nghĩ bác chưa đọc hết cái điều 14 là gì đâu ạ... em tìm nãy giờ thì được một số anh em chỉ là ở thông tư 66, nhưng tìm mãi chả thấy công khai thông tư 66 ở đâu, chắc bị ém mất rồi các cụ ạ...
 

loverspeed

Xe máy
Biển số
OF-26572
Ngày cấp bằng
29/12/08
Số km
78
Động cơ
488,280 Mã lực
Cái chữ của bị lạ" thường thường " cụ nhẫy :)
 

cupidangel3112

Xe tải
Biển số
OF-39795
Ngày cấp bằng
3/7/09
Số km
220
Động cơ
470,712 Mã lực
đặt gạch hóng các cụ.
 

thanhnamdinh

Xe tăng
Biển số
OF-184968
Ngày cấp bằng
12/3/13
Số km
1,272
Động cơ
346,770 Mã lực
em nhớ có 1 thớt nói rõ phải chỉ lỗi mới kiêm tra GT hình như TT 27 cũ và giờ là 65 hay sao ấy
 

Soleilvn

Xe tải
Biển số
OF-174195
Ngày cấp bằng
29/12/12
Số km
413
Động cơ
345,520 Mã lực
Vấn đề mà cụ chủ quan tâm nằm ở đây: Thông tư số 66/2012/TT-BCA, ngày 30/10/2012 của Bộ Công an quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ. Nhưng em chưa tìm được Nội dung TT này.
 

gunner_hp

Xe tăng
Biển số
OF-189315
Ngày cấp bằng
11/4/13
Số km
1,880
Động cơ
349,910 Mã lực
Nơi ở
Ngõ nhỏ - phố nhỏ- nhà em ở đó.

MIT-ONE

Xe điện
Biển số
OF-98741
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
2,283
Động cơ
420,680 Mã lực
Nơi ở
HÀ ĐÔNG.HÀ NỘI
1. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
b) Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
c) Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;
........
đ) Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
2. Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) An toàn, đúng quy định của pháp luật;
b) Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;
c) Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, ở đây lực lượng cảnh sát giao thông phải phát hiện được hành vi vi phạm của người tham gia giao thông thì mới có quyền dừng xe.
Khi đã dừng xe vào, thì phải chào và phải thông báo rõ lỗi cho người vi phạm, rồi mới yêu cầu cho xem giấy tờ.
Còn nếu không thực hiện đúng như vậy thì sai so với quy định của pháp luật.

E dự rằng cái chỗ đo đỏ kia rất mập mờ - Nói là trực tiếp phát hiện thì ai cung nói được - Nhưng đưa ra bằng chứng thuyết phục lại là việc khác hoàn toàn
Chuyện vu oan cho người vô tội vẫn thường xuyên sảy ra ....
 

kienkid

Xe container
Biển số
OF-176088
Ngày cấp bằng
10/1/13
Số km
5,019
Động cơ
390,088 Mã lực
Điều 14 Chương 5 của TT65 nhé cụ. \:D/\:D/\:D/
 

hiep luc

Xe điện
Biển số
OF-5750
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
3,900
Động cơ
578,383 Mã lực
Nơi ở
Bốn biển là nhà
Website
hieplucjsc.fpt.in
Thông tư 27 cũ và 65 mới của bộ công an
À mà "trong ngành" là ngành gì bác? Việt Nam có nhiều ngành nghề lắm?
 

chip.hyt.chip

Xe buýt
Biển số
OF-176026
Ngày cấp bằng
10/1/13
Số km
701
Động cơ
345,030 Mã lực
Nơi ở
28, 29, 34, 35, 89
Em đã tham gia diển đàn và dựa lưng các bác để chiến thắng 1 số vụ ;)..nhưng đến sáng nay em mới bị sượng, em xin trình bày sự việc như sau:

Em có thằng bạn làm trong ngành, e có kể sơ về một số vụ em thắng, rồi e bị nó hỏi lại 1 câu:"trình tự xử lý vi phạm giao thông, cụ thể là phải chào trước,báo lỗi rồi mới kiểm tra giấy tờ, mày đọc điều đó ở đâu, nghị định, thông tư nào? " em mới lớ ngớ, lên mạng tìm cả buổi mà ko ra nên lên đây cầu cứu các cụ...Mong các cụ, các mợ trích dẫn dùm em, để em nói lại với nó..Vì nó còn dám mạnh miệng nói là nó đã hỏi sếp nó rồi (trung tá, trưởng phòng), và sếp nó nói ko có chổ nào nói như vậy cả..em xin cảm ơn và chúc cả nhà lái xe an toàn nhen.. ;)

1. Nếu có lỗi thì phải thông báo lỗi, giải thích, chứng minh cho người vi phạm biết. Ko có quy định cái nào trước, sau. Nhưng trước khi giấy trình giấy tờ thì mình phải đòi hỏi chứng minh(giữ lại giấy tờ coi như tự bảo vệ mình cái đã - vì sao thì các cụ đã rõ). Nếu xxx hỏi có xuất trình ko? thì các cụ phải bảo tôi có xuất trình, tôi sẽ xuất trình ...bla..bla.. nhưng chưa thỏa đáng với lỗi mà đồng chí đưa ra(nếu cụ ko vi phạm, nếu vi phạm thì nhận, ko cãi cùi). Có 1 số cụ khi xxx hỏi thì cứ khăng khăng tôi ko xuất trình, như thế nó lại vu cho cái tội chống đối.
2. Nếu kiểm tra hành chính bình thường thì ko nói.
 

DOLA

Xe buýt
Biển số
OF-6504
Ngày cấp bằng
29/6/07
Số km
625
Động cơ
548,610 Mã lực
Cái ấy thì ai cũng hiểu rồi cụ ạ...TRỰC TIẾP PHÁT HIỆN khác quái gì "TÔI BẢO ÔNG SAI TỨC LÀ ÔNG PHẢI SAI" ?
Không được, không thể để CSGT bảo ta sai là sai.
Luật xử lý vi phạm hành chính (có hiệu lực từ 01/7/2013)
đã có những cải tiến, anh em ta có thể áp dụng:

1. Bị "chim mồi", bị “chó” trong bụi xồ ra dọa,…. đưa ta vào thế phải chèn vạch, lấn làn v.v…

Tại phần giải thích từ ngữ của Luật đã nêu:
(…)
11. Tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
13. Sự kiện bất ngờ là sự kiện mà cá nhân, tổ chức không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi nguy hại cho xã hội do mình gây ra.
14. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

2. Nếu CSGT cố tình phạt ta vận dụng tiếp:
Điều 11. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
(….)

3. Nắm rõ thẩm quyền của CSGT
Điều 39. Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 1.500.000 đồng.
(…)
4. Trưởng Công an cấp huyện; (…), Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, (…)
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.

4. Trình tự, thủ tục xử phạt
Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
Điều 57. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính
1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.
Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm
(...).

2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
Điều 59. Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính
1. Khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết sau đây:
a) Có hay không có vi phạm hành chính;
b) Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính;
c) Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
d) Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;
đ) Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật này;
e) Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt.
Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.
2. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản.

5. Về máy móc thiết bị (súng, máy ảnh, ghi âm, ghi hình,….)
Điều 64. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính.
1. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
2. Việc quản lý, sử dụng và quy định danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Tôn trọng quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư của công dân, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức;
b) Tuân thủ đúng quy trình, quy tắc về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
c) Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được ghi nhận bằng văn bản và chỉ được sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính;
d) Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền quy định.
3. Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính.

Tạm vài điều, các cụ bổ xung tiếp nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:

DOLA

Xe buýt
Biển số
OF-6504
Ngày cấp bằng
29/6/07
Số km
625
Động cơ
548,610 Mã lực
Em có thằng bạn làm trong ngành, e có kể sơ về một số vụ em thắng, rồi e bị nó hỏi lại 1 câu:"trình tự xử lý vi phạm giao thông, cụ thể là phải chào trước,báo lỗi rồi mới kiểm tra giấy tờ, mày đọc điều đó ở đâu, nghị định, thông tư nào? " .....Vì nó còn dám mạnh miệng nói là nó đã hỏi sếp nó rồi (trung tá, trưởng phòng), và sếp nó nói ko có chổ nào nói như vậy cả..em xin cảm ơn và chúc cả nhà lái xe an toàn nhen.. ;)
Cụ vả vào mồm sếp nó cho em
THÔNG TƯ Số 11/2007/TT-BCA (C11) ngày 31 tháng 8 năm 2007 “Hướng dẫn thi hành một số điều của Quy định về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong hoạt động tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông ban hành kèm theo quyết định số 238/2006/QĐ-TTg ngày 24/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ”
(…)
5. Khi ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông qua các loại phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ [FONT=&quot]([/FONT]trực tiếp thao tác sử dụng hoặc qua các hệ thống ghi, chụp tự động), cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát nhân dân ra hiệu lệnh dừng đối tượng có vi phạm theo quy định, thông báo lỗi vi phạm; nếu người vi phạm có yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi thu được thì phải cho xem, sau đó lập biên bản vi phạm và xem xét ra quyết định xử phạt.
 

longdaica

Xe hơi
Biển số
OF-126394
Ngày cấp bằng
3/1/12
Số km
182
Động cơ
379,430 Mã lực
Nơi ở
TP Bắc Ninh
Website
remlongquy.com
Cụ DOLA chuẩn đới,em cũng vào kiếm tí giắt lưng phòng thân. Em sợ cướp ngày hơn cướp đêm . Xã hội bây giờ nhiều cướp ngày lắm các cụ ạ!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top