Em lấy vợ sinh năm 90 - tuổi Canh Ngọ. 2 nhà cách nhau 10km. Nhà vợ theo Đạo còn nhà em thì không.
Vùng quê của em, người công giáo họ rất mộ đạo và đúng theo tư tưởng Mến Chúa - Yêu nước. Có thể nói là Đạo gốc (Giáo Phận Bùi Chu - Phát Diệm: Giáo phận có số lượng giáo dân đông nhất miền bắc).
Khi lấy vợ, em có tìm hiểu là có 2 trường hợp: - Nếu chồng đi học đạo và theo đạo thì sẽ được tổ chức lễ cưới ở nhà thờ. Giáo dân trong cùng xứ sẽ đến ăn cưới và chúc mừng bình thường. - Nếu chồng không theo đạo bên vợ thì chỉ được Cha xứ làm "Phép tha" ở phía cuối lễ đường (Không được dẫn dâu lên thánh đường) và như phong tục ở chỗ vợ em thì sẽ không được nhiều người đến chúc phúc - ăn cưới mà họ chỉ gửi quà mừng.
Quan điểm của em và gia đình em là sẽ không theo đạo, chỉ cần làm phép tha là được, nhưng sau nhiều lần xuống để nói chuyện với bố mẹ vợ tương lai, qua trao đổi giữa 2 ông thông gia thì em đồng ý với quan điểm: Em sẽ chấp nhận đi học đạo để vợ em được đàng hoàng đứng trên lễ đường (Việc hạnh phúc nhất của người con gái bên Đạo) NHƯNG CHỈ LÀ HÌNH THỨC để phù hợp hóa việc cưới xin. Sau cưới thì ai giữ đạo của người đấy, các con sau này sẽ không theo đạo nào cả. Để nó tự quyết định lựa chọn khi nó đủ 18 tuổi. Và cuộc trao đổi được sự nhất trí của bố mẹ 2 bên. Đám cưới diễn ra bình thường.
Thời gian sau, khi vợ em sinh bé đầu tiên thì là thời điểm Tết (sinh mùng 3 Tết) nên vợ em ở nhà chăm con 3 tháng. Trong 3 tháng này, thì ông bà ngoại muốn đón cháu xuống để làm lễ "Rửa tội" (Trẻ mới sinh, trong vòng 1 tháng đầu tiên phải làm lễ rửa tội là lễ công nhận đứa bé là 1 công dân công giáo mới) nhưng vì bố em biết chuyện này nên gây khó dễ, không cho cháu xuống trong tháng đầu tiên và đợi sau khi đầy tháng mới cho xuống.
Nói thêm về bố em thì bố em là con trai duy nhất trong nhà nên có phần gia trưởng. Thời gian vợ em nằm ổ thì ông cũng có nhiều câu nói để rèn dâu mới, chính vì thế vợ em bị trầm cảm sau sinh...mặc dù em đi làm xa nhưng 1 tuần vẫn về 3 đến 4 lần để động viên vợ vì sợ vợ bị Trầm cảm..(Đi làm về, ra bến xe bắt chuyến xe 6h30 để về quê và sáng hôm sau 5h bắt xe lên bến xe để đi làm luôn)
Mâu thuẫn giữa bố chồng và con dâu cứ ngày 1 tăng dần.
Đến đợt vừa rồi, Hà Nội dịch đang căng thẳng nên vợ chồng em gửi 2 cháu về quê nhờ Ông và 2 bác trông giúp và cho các cháu đi học ở quê (Học lớp 5 tuổi và lớp 3 tuổi). Theo kế hoạch thì các cháu sẽ học từ T2 đến T7, cuối tuần bà ngoại lên đón 2 cháu xuống nhà ngoại chơi. Nhưng bà ngoại đón xuống thì lại cho cháu đi lễ, dậy cháu hát thánh ca…. để hướng cháu theo đạo. Có lần, con bé chị nói “ Con theo đạo Kito giáo, không theo Adi đà Phật đâu” Thành ra bố em mới gọi xuống cho thông gia để nói về việc bây giờ cuối tuần hạn chế đón cháu xuống chơi. 1 tháng chỉ cho cháu xuống 1 lần thôi. Bà ngoại gọi cho Vợ em, vợ e gọi về cho con em qua Messenger và nói “ Bố mẹ là người sinh ra con nên có quyền quyết định cho con ở đâu. Ngày mai bà lên bà đón 2 đứa xuống chơi”. Câu nói này làm ông và 2 bác (Chị gái em và chồng chị em sống ngay cạnh nhà bố em) rất tức, quyết định vẫn không cho xuống. Hôm sau, bà lên đón thì bố em không cho đón. Ngay tối đó, vợ em bắt em chở về để đón 2 đứa bé lên ngay trong đêm. Trong lúc nói chuyện với gia đình chồng, vợ em đã mất kiểm soát và cãi nhau dạng tay đôi với bố chồng. Em có can ngăn nhưng không kịp. Câu chuyện bị đẩy lên cao và hiện tại, bố em cùng 2 bác đang rất tức về sự việc trên. Về phía vợ em, vợ em vẫn kiên quyết bảo vệ quan điểm là mình không sai, vì ông áp đặt quá nên không chịu đc. Về đón con lên Hà Nội luôn.
Em để cho 3 ngày sau khi xảy ra sự việc trên, em mới ngồi nói chuyện với vợ em. Cũng phân tích cho cái sai của vợ, và giờ chỉ cần về xin lỗi ông 1 câu là xong. Cho êm cửa êm nhà. Nhưng vợ em có nói: “Không bao giờ xin lỗi ông và không bao giờ bước chân về nhà anh nữa”.
Sau câu nói này, thì em có nói với vợ em: “Không cần biết nguyên nhân dẫn đến việc cãi nhau là gì thì Việc cãi lại tay đôi bố chồng là sai. Còn nếu em đã nói như thế, thì chỉ có phương án 2 vợ chồng giải tán, chứ không thể như thế được.”
Bây giờ em đang rất rối, cần 1 bác sỹ tâm lý để tư vấn em thêm phương án phải làm để xử lý sự việc này.
EM XIN NHẬN LÀ EM ĐÃ CÓ LỖI KHI KHÔNG KIỂM SOÁT ĐƯỢC cuộc nói chuyện giữa vợ em và gia đình nhà chồng nên mới dẫn đến cơ sự này.
Các cụ/mợ nào đã trải qua thì cho em xin thêm kinh nghiệm. Em cảm ơn ạ.
Em thấy có 1 số vấn đề & mạo muộn nhận xét như sau:
1- Cụ biết gia đình nhà vợ rất sùng đạo, nhiều thủ tục mà vẫn cưới --> cụ có yêu vợ cụ & quyết tâm cưới
2- Gia đình nhà vợ sùng đạo, vẫn tạo điều kiện tối đa để 2 người cưới nhau --> họ chấp nhận cụ.
3- Thỏa thuận ai giữ đạo người nấy, con cái sau tự quyết --> vô cùng khó! có chăng nó chỉ là cái "tặc lưỡi" cho có để 2 người đủ điều kiện kết hôn thôi, để nhà nội chấp nhận con dâu theo đạo, nhưng "cháu tao" phải đi lương là chính - mục đích các cụ sợ con cháu theo đạo sau sẽ ko có ai thờ cúng mình - đấy là một cái sợ của người già. Cũng vì thế mà ông bà rất quyết liệt ko muốn các cháu ảnh hưởng của đạo, ảnh hưởng của nhà ngoại.
3- Để vợ ở với nhà nội 1 mình sau sinh: không nên, rất không nên khi bản thân 2 bên đã có sự xung đột rất lớn về tư tưởng. vk cụ mới sinh sẽ có nhiều cái bất tiện mà chỉ có cụ trực tiếp ở cùng để xử lý hoặc phải là nhà mẹ đẻ hoặc vợ cụ nó thấy hoàn toàn thoải mái khi ở nhà ob nội sau sinh (ko phải bị ép).
4- Phần về cụ: không đủ sức đứng ra để làm trọng tài giữa vợ và phụ huynh. để phụ huynh can thiệp quá sâu vào việc gia đình mình. Bản thân cụ lấy con gái theo đạo, sùng đạo thì cũng phải rất tôn trọng và có tìm hiểu về cái đạo mà người yêu mình theo. Đạo nó không phải là 1 lựa chọn để người sùng họ lựa chọn: giữa vợ/chồng và đạo phải chọn 1. Tất nhiên họ sẽ chọn cả 2 như trường hợp của cụ. Còn con cái sau này nó sẽ ảnh hưởng của cả bố/mẹ: bố/ông nội thắp hương cho tổ tiên thì nó cũng sẽ thắp hương, mẹ/bà ngoại đi lễ nhà thờ thì nó cũng có thể sẽ theo mẹ và bản thân cụ cũng đã đồng ý là sau con sẽ tự quyết đạo của mình thì nên tôn trọng. Trừ khi đó là một thứ tà đạo xấu xa thì phải quyết liệt ngăn cấm ngay và mạnh mẽ.
5. - Chỉ có phương án giải tán: 2 bên đã mất kiểm soát và bức xúc kìm nén quá lâu bùng ra. Ở phía vợ cụ, chắc chắn nó ko thể xin lỗi ông và mọi chuyện thế là xong đc! vì đó ko phải nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Gốc rễ vẫn là NHẬN THỨC khác nhau về tư tưởng/tôn giáo, nên có thể nó xin lỗi lần này nhưng sẽ lại có lần sau & sau nữa. Đó không phải là giải pháp. Giải pháp giải tán càng em thấy càng vớ vẩn hết sức: cô ko chịu xin lỗi bố tôi/gia đình tôi --> giải tán! Cụ là người ở giữa, cụ phải hiểu rõ hơn ai hết là không có đúng sai gì ở đây cả. nó là sự khác nhau về tư tưởng và thế hệ dẫn đến xung đột khó thể dung hòa.
Một số các cụ gia trưởng hoặc giàu vẫn luôn cho rằng: bố mẹ luôn đúng & có toàn quyền kiểm soát với con và cháu mình --> áp đặt tư tưởng, lối sống, luật lệ của mình lên con cháu - giống như ngày trước ông bà vẫn thích giành quyền đặt tên cho cháu vậy. Sống cùng hoặc chịu nhiều ảnh hưởng từ ông bà sẽ rất phức tạp.
Theo em: cụ & chỉ có cụ mới là chìa khóa giải đc vấn đề: giữa bên hiếu (bố mẹ) & gia đình của mình! Không thể bỏ bên nào đc, nhưng phải dung hòa giữa các bên & điểm mấu chốt ở đây là về tôn giáo của vợ cụ và các cháu.
Ý kiến của cụ như thế nào? cụ có yêu/ghét gì đạo công giáo ko? nếu các con cụ nó lựa chọn theo công giáo thì cụ thấy có vấn đề gì ko? Nếu cụ thấy:
+ có vấn đề, không thể chấp nhận được --> bản thân cụ cũng đang có tư tưởng đối lập với công giáo, với vợ cụ & nhà ngoại --> sẽ rất khó dung hòa, cụ giống bên nội --> xích mích sẽ vấn xảy ra cho đến khi đường ai nấy đi.
+ không vấn đề gì, công giáo cũng có nhiều điểm tốt, hướng thiện cho con người (em bỏ qua những định kiến rằng công giáo bán nước hay theo ngoại bang, abc xyz), chỉ trừ 1 điểm họ thờ chúa, ko thờ ông bà tổ tiên --> cụ chấp nhận được thì đứng ra làm trọng tài giữa nhà nội và vợ: đây là cuộc sống của con, của con cháu con, bây giờ xã hội thay đổi, cởi mở, ai muốn theo gì theo có ai cấm đâu. bổn phận làm con thì cụ vẫn làm tròn khi ông bà còn sống lẫn phong tục truyền thống sau khi các cụ mất đi, còn đến đời con mình hoặc đợi đến đời mình mất đi để con cháu nó thờ cúng lễ nghĩa em thấy nó quá xa vời. Bây giờ có hiếu là phải chăm lo cho ngay khi còn sống, chứ chết đi rồi thì thế nào chẳng được! Chăm lo, báo hiếu nó khác với việc để ông bà can dự quá nhiều vào cuộc sống/gia đình riêng của mình nhé.
Cụ phải là người quyết định tương lai gia đình nhỏ của cụ, tương lai các con của cụ chứ đừng để các cháu là người phải chịu hậu quả chỉ vì xích mích tư tưởng của người lớn. Chừng nào cụ có quyết định và nói chuyện với vợ hiểu nhau đc thì mới nói chuyện xin lỗi ông bà hay là đường ai nấy đi.