- Biển số
- OF-378807
- Ngày cấp bằng
- 21/8/15
- Số km
- 1,758
- Động cơ
- 262,532 Mã lực
- Tuổi
- 39
Docbao.vn - “Tại sao trong chiến tranh có hơn 1 triệu quân chính quy mà kết thúc kháng chiến chống Mỹ cũng chỉ có 72 tướng trong lực lượng vũ trang nhưng thời bình hiện nay lại có đến 400 cấp tướng” – Đại biểu Quốc hội Phạm Xuân Thường đề nghị Chủ tịch nước, Thủ tướng giải thích việc này.
Đại biểu Phạm Xuân Thường đề nghị Chủ tịch nước, Thủ tướng giải thích về việc số lượng cấp tướng trong lực lượng vũ trang hiện nay cao hơn nhiều thời chiến tranh (ảnh: Quochoi.vn).
Đây là ý kiến của đại biểu Phạm Xuân Thường trong phiên thảo luận, đánh giá công tác nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng, lãnh đạo cơ quan tư pháp tại hội trường Quốc hội ngày 29/3.
Về phần công tác của Chủ tịch nước, ông Thường đi vào một nhiệm vụ cụ thể của Chủ tịch nước trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh là phong các hàm, cấp trong cấp tướng. Đại biểu đặt vấn đề, thời gian vừa qua, cử tri nhiều lần đặt câu hỏi, tại sao trong thời gian chiến tranh Việt Nam có đến hơn 1 triệu quân chính quy, đến khi kết thúc kháng chiến chống Mỹ cũng chỉ có 72 tướng trong toàn bộ lực lượng vũ trang mà thời bình hiện nay đã có khoảng 400 cấp tướng (tổng quân số khoảng nửa triệu quân chính quy - PV).
“Cử tri cho rằng như vậy là quá nhiều, tôi không khẳng định như vậy là nhiều hay ít nhưng tôi nghĩ rằng Chủ tịch nước cũng nên giải thích vấn đề này trong báo cáo công tác của mình” – đại biểu Phạm Xuân Thường góp ý.
Theo ông Thường, Thủ tướng Chính phủ cũng có trách nhiệm giải thích việc cấp tướng tăng vọt bởi vì Thủ tướng chính là người đề xuất để Chủ tịch nước bổ nhiệm, phong hàm cấp tướng.
Trước đó, trong báo cáo công tác nhiệm kỳ gửi đến Quốc hội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, trong 5 năm, Chủ tịch nước đã ký quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Tổng Cục Chính trị Quân đội Việt Nam; phong thăng hàm cấp tướng cho hơn 300 sĩ quan (gồm 194 sĩ quan quân đội và 119 sĩ quan công an), trong đó có 3 Thượng tướng được thăng lên hàm Đại tướng, 23 Trung tướng lên Thượng tướng, 55 Thiếu tướng lên Trung tướng, 211 Đại tá lên Thiếu tướng.
“Chủ tịch nước đã chỉ đạo Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với các cơ quan tham mưu của Đảng, Quốc hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thẩm tra và giải quyết kỹ lưỡng, thận trọng các trường hợp được đề nghị thăng hàm cấp tướng theo quy định của Đảng và Nhà nước” – Chủ tịch nước khẳng định trong báo cáo.
Đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) lại nhìn nhận việc quyết định phong, thăng quân hàm cấp tướng của Chủ tịch nước ở khía cạnh khác. Theo ông Phương, Chủ tịch nước là người thống lĩnh vực lượng vũ trang nhưng thực tế, quyền hạn này mới chỉ thể hiện ở khâu phong, thăng, giáng chức tước quân hàm, quân hiệu.
Vai trò của Chủ tịch nước đối với những vấn đề quyết định về xây dựng lực lượng với những quyết định hoặc đề nghị quyết định về mặt đầu tư nguồn lực tài chính và đầu tư trang bị, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho đảm bảo quốc phòng, an ninh, theo ông Phương, chính là một điểm hạn chế trong hoạt động của Chủ tịch nước, do chính đặc điểm tổ chức bộ máy nhà nước.
Đại biểu Phạm Xuân Thường đề nghị Chủ tịch nước, Thủ tướng giải thích về việc số lượng cấp tướng trong lực lượng vũ trang hiện nay cao hơn nhiều thời chiến tranh (ảnh: Quochoi.vn).
Đây là ý kiến của đại biểu Phạm Xuân Thường trong phiên thảo luận, đánh giá công tác nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng, lãnh đạo cơ quan tư pháp tại hội trường Quốc hội ngày 29/3.
Về phần công tác của Chủ tịch nước, ông Thường đi vào một nhiệm vụ cụ thể của Chủ tịch nước trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh là phong các hàm, cấp trong cấp tướng. Đại biểu đặt vấn đề, thời gian vừa qua, cử tri nhiều lần đặt câu hỏi, tại sao trong thời gian chiến tranh Việt Nam có đến hơn 1 triệu quân chính quy, đến khi kết thúc kháng chiến chống Mỹ cũng chỉ có 72 tướng trong toàn bộ lực lượng vũ trang mà thời bình hiện nay đã có khoảng 400 cấp tướng (tổng quân số khoảng nửa triệu quân chính quy - PV).
“Cử tri cho rằng như vậy là quá nhiều, tôi không khẳng định như vậy là nhiều hay ít nhưng tôi nghĩ rằng Chủ tịch nước cũng nên giải thích vấn đề này trong báo cáo công tác của mình” – đại biểu Phạm Xuân Thường góp ý.
Theo ông Thường, Thủ tướng Chính phủ cũng có trách nhiệm giải thích việc cấp tướng tăng vọt bởi vì Thủ tướng chính là người đề xuất để Chủ tịch nước bổ nhiệm, phong hàm cấp tướng.
Trước đó, trong báo cáo công tác nhiệm kỳ gửi đến Quốc hội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, trong 5 năm, Chủ tịch nước đã ký quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Tổng Cục Chính trị Quân đội Việt Nam; phong thăng hàm cấp tướng cho hơn 300 sĩ quan (gồm 194 sĩ quan quân đội và 119 sĩ quan công an), trong đó có 3 Thượng tướng được thăng lên hàm Đại tướng, 23 Trung tướng lên Thượng tướng, 55 Thiếu tướng lên Trung tướng, 211 Đại tá lên Thiếu tướng.
“Chủ tịch nước đã chỉ đạo Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với các cơ quan tham mưu của Đảng, Quốc hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thẩm tra và giải quyết kỹ lưỡng, thận trọng các trường hợp được đề nghị thăng hàm cấp tướng theo quy định của Đảng và Nhà nước” – Chủ tịch nước khẳng định trong báo cáo.
Đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) lại nhìn nhận việc quyết định phong, thăng quân hàm cấp tướng của Chủ tịch nước ở khía cạnh khác. Theo ông Phương, Chủ tịch nước là người thống lĩnh vực lượng vũ trang nhưng thực tế, quyền hạn này mới chỉ thể hiện ở khâu phong, thăng, giáng chức tước quân hàm, quân hiệu.
Vai trò của Chủ tịch nước đối với những vấn đề quyết định về xây dựng lực lượng với những quyết định hoặc đề nghị quyết định về mặt đầu tư nguồn lực tài chính và đầu tư trang bị, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho đảm bảo quốc phòng, an ninh, theo ông Phương, chính là một điểm hạn chế trong hoạt động của Chủ tịch nước, do chính đặc điểm tổ chức bộ máy nhà nước.