- Biển số
- OF-14842
- Ngày cấp bằng
- 17/4/08
- Số km
- 614
- Động cơ
- 518,950 Mã lực
- Nơi ở
- Trần Phú - Hà Nội
- Website
- www.canhsat.vn
Các bác xem ngày xưa Việt Nam chúng ta sáng kiến quá ! Dũng cảm quá ! Mấy bác tham gia Offroard vừa rồi chắc cũng chẳng theo kịp :21::21::21:
Lái xe vượt Trường Sơn... trên dây cáp
Có một công trình vận tải “ngàn cân treo sợi tóc” được áp dụng 2 năm trên đường mòn Trường Sơn nhưng chưa thấy tài liệu sử nào công bố hoặc trưng bày. Tuy nhiên “sử liệu sống” còn lại chính là người lính Nguyễn Trọng Quyến hiện đã 76 tuổi.
Lái xe trên dây.
Sau khi kể cho chúng tôi nghe về những lần “vượt miệng tử thần”, ông cũng đặt câu hỏi: “Vì sao những chuyến xe một thời “máu và hoa” ấy lại “quên” đi vào lịch sử thế nhỉ...?”
Chúng tôi xin ghi lại câu chuyện qua lời kể của ông Nguyễn Trọng Quyến, đồng thời tham khảo thêm ý kiến của Thiếu tướng Lê Mã Lương, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Ý tưởng táo bạo
Đầu năm 1965 Bộ Quốc phòng cử Trung tướng Đinh Đức Thiện, khi đó là Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần sang Trung Quốc công tác. Tại đây, ông Thiện được các chiến sĩ nước bạn cho đi tham quan những chiếc cầu dây cáp bắc từ núi này sang núi kia, từ bờ sông này nối sang bờ sông kia trong thời kỳ chống Nhật.
Về nước, ông Đinh Đức Thiện mang công trình mà mình tận mắt chứng kiến bên nước bạn trình lên Viện Kỹ thuật Giao thông, kết hợp với một số khoa của 4 trường đại học đóng trên địa bàn Hà Nội cùng nhau nghiên cứu, tiến tới việc đưa vào áp dụng phương pháp vận tải “mới lạ” này trong các chiến trường trên tuyến đường Trường Sơn.
Lúc đó, ông Quyến đang là giáo viên của khoa xe máy của trường sĩ quan hậu cần được chọn là người lái xe đầu tiên đi trên cáp. Ông kể lại: “Lần đầu tiên tôi cùng với những người đồng đội của mình thử nghiệm lái xe trên cáp ở khu vực cầu Diễn, trên chính 2 bờ sông Nhuệ.
Anh em kỹ sư cho máy đóng trụ bê tông âm từ 5m đến 6m rồi tiếp tục dùng tời buộc cáp, loại cáp to như cổ tay từ bờ sông bên này qua bờ bên kia với độ võng nhất định theo như tính toán của các kỹ sư. Tôi lái một chiếc xe tải của Liên Xô, chạy bằng hệ thống bánh puli (poulie: ròng rọc) trên cáp gần giống như bánh tàu hỏa chạy trên đường ray vậy.
Mới đầu tưởng có các puli định vị trên cáp cứ thế trượt theo nó mà sang bờ bên kia, ai ngờ nó đánh võng kinh khủng. Ròng rã từ tháng 2/1965 đến 5/1965, tôi liên tục chạy thử bằng hai cách. Đầu tiên là chạy bằng puli như đã kể, sau thiết kế sàn trượt cho xe có tải trọng từ 4 tấn trở lên.
Xe có tải trọng 1 tấn chạy bằng puli đè lên cáp được áp dụng cho những chỗ địa hình thoáng, máy bay trinh sát địch có chụp tọa độ cũng chỉ thấy hai vệt dây chứ không đoán được đó là cầu. Xe trọng tải từ 4 tấn trở lên chạy bằng sàn trượt áp dụng cho những nơi địa hình có cây cối nhiều, máy bay trinh sát địch khó phát hiện hơn”.
Và cuộc thử nghiệm hút chết
Tháng 6/1965, Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông lúc bấy giờ là ông Phan Trọng Tuệ, mời các thành viên trong Hội đồng chính phủ cùng tất cả các thủ trưởng của các Bộ đến để duyệt buổi thử nghiệm cuối cùng để chuẩn bị lên kế hoạch áp dụng vào các chiến trường trên tuyến đường Trường Sơn.
Địa điểm diễn ra cuộc thử nghiệm cuối cùng lần ấy Viện Kỹ thuật giao thông chọn là ở Canh Diễn, cách cầu Diễn khoảng gần 1 km trên sông Nhuệ.
Tôi đùa: “Anh em mình đang đi trên miệng tử thần. Nếu anh em mình mà nhảy thể nào cũng bị xe lật theo sau đè chết dưới lòng sông. Chú cứ kệ nó đi, đến đâu thì liệu đến đó.
Vừa nói xong thì xe lật. Rơi xuống sông, 3 tấn bê tông đổ hết, xe mất tải trọng lật tiếp ba vòng. Rất may là do cửa xe đóng kín nên nước chỉ có thể phun từ từ qua kẽ hở mà không ập vào.
Tôi và anh Xây ngồi nhìn cái chết dâng lên từng centimet trong cabin đến với mình. Thoáng hy vọng vụt lên, tôi bảo anh Xây: “Anh và tôi giờ nằm xuống, chờ cho áp suất trong cabin cân bằng với áp suất nước bên ngoài thì đạp cửa phi ra...”.
Những cây cầu lạ lùng…
Sau thất bại ấy, bao nhiêu công sức coi như đổ cùng chuyến xe mà ông Quyến lái. Tập trung đi tìm nguyên nhân, hóa ra chuyến xe bị lật hôm ấy không phải ông lái kém mà là do trận mưa hồi đêm làm cho trụ bê tông bị lún nghiêng, xe trườn lên không chịu được tải trọng, gặp gió thì lắc, càng lắc thì trụ cầu càng dơ, dây càng chùng và xe rơi... càng nhanh.
Cuộc thử nghiệm tiếp theo được tính toán kỹ lưỡng hơn với những trụ cầu đổ chết bằng bê tông cốt thép, đo độ giãn dây cáp trong khoảng giới hạn cho phép chứ không thể tùy tiện đóng cọc như lần thử nghiệm ban đầu. Dưới sự chứng kiến của quan chức Chính phủ, vào ngày 11/11/1965, lần thử nghiệm mang tính chất quyết định này ông Quyến đã thành công.
Chính phủ quyết định cho lắp đặt cầu dây cáp cho xe ôtô chạy bằng puli đầu tiên tại Km 0 (Đắc Krông, Quảng Trị). Tiếp theo đó là hàng loạt cây cầu kiểu “khác thường” này được nhân rộng trên khắp tuyến đường Trường Sơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển trang thiết bị, quân trang quân dụng từ hậu phương miền Bắc vào sâu trong chiến trường miền Nam, góp phần to lớn vào chiến thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước...
Nhân chứng lịch sử, họ nói gì?
Ông xúc động đề nghị chúng tôi tặng lại những tấm ảnh chụp ông Quyến đang lái xe trên cáp cho bảo tàng. “Đúng là công trình này tôi chưa thấy trưng bày ở bất kỳ một bảo tàng nào ở nước mình, ngay cả Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cũng vậy. Sau đây, chúng tôi sẽ liên hệ với ông Quyến, tiến tới lập hồ sơ, scan ảnh cỡ lớn và có thể sẽ tái dựng lại công trình này” - Thiếu tướng Lê Mã Lương xúc động nói.
Lái xe vượt Trường Sơn... trên dây cáp
Có một công trình vận tải “ngàn cân treo sợi tóc” được áp dụng 2 năm trên đường mòn Trường Sơn nhưng chưa thấy tài liệu sử nào công bố hoặc trưng bày. Tuy nhiên “sử liệu sống” còn lại chính là người lính Nguyễn Trọng Quyến hiện đã 76 tuổi.
Lái xe trên dây.
Sau khi kể cho chúng tôi nghe về những lần “vượt miệng tử thần”, ông cũng đặt câu hỏi: “Vì sao những chuyến xe một thời “máu và hoa” ấy lại “quên” đi vào lịch sử thế nhỉ...?”
Chúng tôi xin ghi lại câu chuyện qua lời kể của ông Nguyễn Trọng Quyến, đồng thời tham khảo thêm ý kiến của Thiếu tướng Lê Mã Lương, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Ý tưởng táo bạo
Đầu năm 1965 Bộ Quốc phòng cử Trung tướng Đinh Đức Thiện, khi đó là Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần sang Trung Quốc công tác. Tại đây, ông Thiện được các chiến sĩ nước bạn cho đi tham quan những chiếc cầu dây cáp bắc từ núi này sang núi kia, từ bờ sông này nối sang bờ sông kia trong thời kỳ chống Nhật.
Về nước, ông Đinh Đức Thiện mang công trình mà mình tận mắt chứng kiến bên nước bạn trình lên Viện Kỹ thuật Giao thông, kết hợp với một số khoa của 4 trường đại học đóng trên địa bàn Hà Nội cùng nhau nghiên cứu, tiến tới việc đưa vào áp dụng phương pháp vận tải “mới lạ” này trong các chiến trường trên tuyến đường Trường Sơn.
Lúc đó, ông Quyến đang là giáo viên của khoa xe máy của trường sĩ quan hậu cần được chọn là người lái xe đầu tiên đi trên cáp. Ông kể lại: “Lần đầu tiên tôi cùng với những người đồng đội của mình thử nghiệm lái xe trên cáp ở khu vực cầu Diễn, trên chính 2 bờ sông Nhuệ.
Anh em kỹ sư cho máy đóng trụ bê tông âm từ 5m đến 6m rồi tiếp tục dùng tời buộc cáp, loại cáp to như cổ tay từ bờ sông bên này qua bờ bên kia với độ võng nhất định theo như tính toán của các kỹ sư. Tôi lái một chiếc xe tải của Liên Xô, chạy bằng hệ thống bánh puli (poulie: ròng rọc) trên cáp gần giống như bánh tàu hỏa chạy trên đường ray vậy.
Mới đầu tưởng có các puli định vị trên cáp cứ thế trượt theo nó mà sang bờ bên kia, ai ngờ nó đánh võng kinh khủng. Ròng rã từ tháng 2/1965 đến 5/1965, tôi liên tục chạy thử bằng hai cách. Đầu tiên là chạy bằng puli như đã kể, sau thiết kế sàn trượt cho xe có tải trọng từ 4 tấn trở lên.
Xe có tải trọng 1 tấn chạy bằng puli đè lên cáp được áp dụng cho những chỗ địa hình thoáng, máy bay trinh sát địch có chụp tọa độ cũng chỉ thấy hai vệt dây chứ không đoán được đó là cầu. Xe trọng tải từ 4 tấn trở lên chạy bằng sàn trượt áp dụng cho những nơi địa hình có cây cối nhiều, máy bay trinh sát địch khó phát hiện hơn”.
Và cuộc thử nghiệm hút chết
Tháng 6/1965, Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông lúc bấy giờ là ông Phan Trọng Tuệ, mời các thành viên trong Hội đồng chính phủ cùng tất cả các thủ trưởng của các Bộ đến để duyệt buổi thử nghiệm cuối cùng để chuẩn bị lên kế hoạch áp dụng vào các chiến trường trên tuyến đường Trường Sơn.
Địa điểm diễn ra cuộc thử nghiệm cuối cùng lần ấy Viện Kỹ thuật giao thông chọn là ở Canh Diễn, cách cầu Diễn khoảng gần 1 km trên sông Nhuệ.
Đại tá Nguyễn Trọng Quyến.
Ông Quyến nhớ lại: Khoảng 8h sáng, Phó Thủ tướng bảo tôi lái thử cho mọi người xem. Anh Đặng Văn Thông, Viện trưởng Viện Giao thông, chỉ vào chiếc đồng hồ đo độ võng của dây cáp dặn kỹ: “Khi lái, nếu xe nghiêng sang trái hoặc phải dưới 15 độ thì cứ việc đi tiếp. Nếu xe nghiêng từ 16 độ đến 17 độ thì anh và phụ xe phải nhảy ra xuống sông để anh em công binh trực dưới đó vớt các anh lên”.Tôi lái được quãng 1/4 đường cáp thì thấy đồng hộ nhảy lên 10 độ, quãng 1/3 thì lên 15 độ. Lúc này, nhìn gương chiếu hậu, ông phụ xe của tôi là anh Nguyễn Văn Xây nói gấp: “Anh ơi! Trong bờ, mọi người phất cờ ra lệnh anh em mình phải nhảy”. Tôi đùa: “Anh em mình đang đi trên miệng tử thần. Nếu anh em mình mà nhảy thể nào cũng bị xe lật theo sau đè chết dưới lòng sông. Chú cứ kệ nó đi, đến đâu thì liệu đến đó.
Vừa nói xong thì xe lật. Rơi xuống sông, 3 tấn bê tông đổ hết, xe mất tải trọng lật tiếp ba vòng. Rất may là do cửa xe đóng kín nên nước chỉ có thể phun từ từ qua kẽ hở mà không ập vào.
Tôi và anh Xây ngồi nhìn cái chết dâng lên từng centimet trong cabin đến với mình. Thoáng hy vọng vụt lên, tôi bảo anh Xây: “Anh và tôi giờ nằm xuống, chờ cho áp suất trong cabin cân bằng với áp suất nước bên ngoài thì đạp cửa phi ra...”.
Những cây cầu lạ lùng…
Sau thất bại ấy, bao nhiêu công sức coi như đổ cùng chuyến xe mà ông Quyến lái. Tập trung đi tìm nguyên nhân, hóa ra chuyến xe bị lật hôm ấy không phải ông lái kém mà là do trận mưa hồi đêm làm cho trụ bê tông bị lún nghiêng, xe trườn lên không chịu được tải trọng, gặp gió thì lắc, càng lắc thì trụ cầu càng dơ, dây càng chùng và xe rơi... càng nhanh.
Cuộc thử nghiệm tiếp theo được tính toán kỹ lưỡng hơn với những trụ cầu đổ chết bằng bê tông cốt thép, đo độ giãn dây cáp trong khoảng giới hạn cho phép chứ không thể tùy tiện đóng cọc như lần thử nghiệm ban đầu. Dưới sự chứng kiến của quan chức Chính phủ, vào ngày 11/11/1965, lần thử nghiệm mang tính chất quyết định này ông Quyến đã thành công.
Chính phủ quyết định cho lắp đặt cầu dây cáp cho xe ôtô chạy bằng puli đầu tiên tại Km 0 (Đắc Krông, Quảng Trị). Tiếp theo đó là hàng loạt cây cầu kiểu “khác thường” này được nhân rộng trên khắp tuyến đường Trường Sơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển trang thiết bị, quân trang quân dụng từ hậu phương miền Bắc vào sâu trong chiến trường miền Nam, góp phần to lớn vào chiến thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước...
Nhân chứng lịch sử, họ nói gì?
Thiếu tướng Lê Mã Lương.
Chúng tôi đã tìm gặp Thiếu tướng Lê Mã Lương, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ông cũng chính là đồng đội của ông Quyến ở Trung đoàn 24, Sư đoàn 304. Tuy không được tận mắt chứng kiến người đồng đội của mình là ông Quyến lái xe trên dây cáp, nhưng Thiếu tướng Lê Mã Lương trong một lần hành quân qua Khe Sanh đã nhìn thấy công trình “lạ đời” này.Thiếu tướng Lê Mã Lương đã rất bất ngờ khi chúng tôi cho ông xem ảnh người đồng chí của mình mình thò đầu qua cửa xe, lơ lửng trong cabin ôtô trên hai sợi dây cáp. Ông cho nhân viên mở kho kiểm tra xem có những tấm hình như vậy không. Một lát sau, ông được nhân viên báo cáo lại là chưa thấy “những tấm ảnh lạ” kiểu như chúng tôi cho ông xem bao giờ.Ông xúc động đề nghị chúng tôi tặng lại những tấm ảnh chụp ông Quyến đang lái xe trên cáp cho bảo tàng. “Đúng là công trình này tôi chưa thấy trưng bày ở bất kỳ một bảo tàng nào ở nước mình, ngay cả Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cũng vậy. Sau đây, chúng tôi sẽ liên hệ với ông Quyến, tiến tới lập hồ sơ, scan ảnh cỡ lớn và có thể sẽ tái dựng lại công trình này” - Thiếu tướng Lê Mã Lương xúc động nói.
Theo Huy Thông - Yên Khương
Thể thao & Văn hóa
Thể thao & Văn hóa