- Biển số
- OF-23563
- Ngày cấp bằng
- 5/11/08
- Số km
- 710
- Động cơ
- 500,049 Mã lực
Theo dự kiến, phí lưu hành 20-50 triệu đồng/xe ô tô/năm; phí cho quỹ bảo trì đường bộ 180.000-1,4 triệu đồng/xe ô tô/tháng.
>> Ô tô mang biển số xanh chở gỗ lậu
>> Sẽ đuổi việc tài xế cho trẻ nhỏ "lái taxi"
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2, trong đó yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp với Bộ GTVT khẩn trương trình phương án về phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân. Tới đây, nếu các phương án phí do Bộ GTVT soạn thảo được thông qua thì một chiếc xe ô tô có thể sẽ phải đóng phí 60-70 triệu đồng/năm mới được lăn bánh.
Sắp có ba loại phí mới?
Theo đề xuất của Bộ GTVT, để hạn chế xe cá nhân, giảm ùn tắc giao thông sẽ tiến hành thu phí lưu hành đối với xe chín chỗ ngồi trở xuống với mức phí 20-50 triệu đồng/năm. Đồng thời, thu phí 500.000-1 triệu đồng/năm đối với xe máy ở năm TP trực thuộc trung ương (Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng và Hải Phòng).
Ngoài ra, Bộ GTVT cũng đề xuất thu phí ô tô đi vào trung tâm TP giờ cao điểm là 30.000 đồng/lượt đối với xe ô tô chở người đến bảy chỗ ngồi và 50.000 đồng/lượt đối với các loại ô tô còn lại như xe tải, xe chở người lớn hơn bảy chỗ ngồi…
Sắp tới, nếu các đề xuất của Bộ GTVT được chấp thuận thì mỗi xe ô tô sẽ phải tốn gần trăm triệu đồng tiền phí mới …
Không chỉ có hai loại phí trên, hiện Bộ GTVT cũng đã trình Chính phủ xem xét thông qua đề án Quỹ bảo trì đường bộ, với mức thu dự kiến là 180.000-1,4 triệu đồng/tháng đối với xe ô tô và 80.000-150.000 đồng/năm đối với xe máy.
“Đề án trên cơ bản đã được Chính phủ chấp thuận và sẽ được ban hành trong thời gian tới” - Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho hay.
Phí “thập diện mai phục”
Trao đổi với PV, ông Ngô Hữu Lợi, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính), cho biết các mức phí trên mới chỉ được Bộ GTVT khởi thảo và chưa thống nhất cụ thể.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết thêm khi xây dựng phương án thu phí lưu hành phương tiện, Bộ GTVT có mời Bộ Tài chính và các bộ, ngành tham gia góp ý kiến. Sau đó, Bộ GTVT đã tiến hành tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành để hoàn chỉnh dự thảo.
“Hiện Bộ GTVT vẫn là đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo chứ không phải Bộ Tài chính. Sau khi dự thảo được hoàn chỉnh thì Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tham gia đóng góp ý kiến trước khi trình Thủ tướng” - bà Mai nói.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam, cho rằng nếu tất cả các đề xuất trên được ban hành thì tới đây một chiếc xe sẽ phải “cõng” hàng chục thứ phí. Cụ thể, ông Hùng tính toán, hiện nay ở Hà Nội mức phí trước bạ đối với ô tô chở người đã là 20%, lệ phí cấp biển ô tô 20 triệu đồng.
Như vậy, chỉ tính riêng hai khoản này thì một chiếc xe có giá 400 triệu đồng cũng đã tốn 100 triệu đồng tiền phí. Thêm vào đó, muốn lăn bánh mỗi năm còn phải đóng 20 triệu đồng tiền phí lưu hành, khoảng 2-16 triệu đồng cho quỹ bảo trì đường bộ rồi hàng loạt những khoản tiền khác như phí xăng dầu 1.000 đồng/lít, phí bình ổn giá xăng dầu 500 đồng/lít, thuế môi trường 1.000 đồng/lít, phí kiểm định, phí bảo hiểm… “Phí nhiều như thế e rằng ô tô, xe máy khó mà “cõng” nổi” - ông Hùng e ngại.
Tận thu chứ khó giảm được ùn tắc
“Việc có quá nhiều loại phí đánh vào ô tô, xe máy mang nhiều ý nghĩa tận thu chứ không giải quyết được vấn đề ùn tắc” - ông Hùng nhận xét và cho rằng để giảm được sự phát triển xe cá nhân thì Nhà nước phải sử dụng đồng bộ các biện pháp như cải thiện cơ sở hạ tầng, phát triển vận tải hành khách công cộng.
“Hiện nay do giao thông công cộng chưa phát triển nên người dân vẫn buộc phải sử dụng xe máy đi làm hoặc buôn bán mưu sinh. Nay chỉ vì những lý do chính đáng đó mà bắt họ phải đóng phí 500.000 đồng đến 1 triệu đồng là không hợp lý, sẽ gây khó khăn cho người dân, nhất là người nghèo” - ông Hùng phân tích.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, việc thu phí lưu hành phương tiện cá nhân là để thu trực tiếp vào đối tượng có tiền, có điều kiện mua xe, không ảnh hưởng đến đời sống của đại đa số người dân hiện nay.
Tuy nhiên, ông Hùng lại nghĩ khác: “Chúng ta không thể nói rằng số tiền đóng phí đó là ít, không đáng là bao. Bởi nhiều cái ít đó cộng lại sẽ là một khoản tiền lớn, mà nhiều gia đình chưa chắc chi trả nổi.
Theo tôi, đã xây dựng quỹ bảo trì đường bộ rồi lại còn thêm phí lưu hành phương tiện nữa sẽ là không hợp lý, phí chồng phí. Do đó, Bộ GTVT và Bộ Tài chính cần cân nhắc, hoặc có thu thì mức phí nên thấp hơn mức 20-50 triệu đồng và không nên thu phí lưu hành đối với xe máy”.
Theo Pháp luật TP.HCM
>> Ô tô mang biển số xanh chở gỗ lậu
>> Sẽ đuổi việc tài xế cho trẻ nhỏ "lái taxi"
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2, trong đó yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp với Bộ GTVT khẩn trương trình phương án về phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân. Tới đây, nếu các phương án phí do Bộ GTVT soạn thảo được thông qua thì một chiếc xe ô tô có thể sẽ phải đóng phí 60-70 triệu đồng/năm mới được lăn bánh.
Sắp có ba loại phí mới?
Theo đề xuất của Bộ GTVT, để hạn chế xe cá nhân, giảm ùn tắc giao thông sẽ tiến hành thu phí lưu hành đối với xe chín chỗ ngồi trở xuống với mức phí 20-50 triệu đồng/năm. Đồng thời, thu phí 500.000-1 triệu đồng/năm đối với xe máy ở năm TP trực thuộc trung ương (Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng và Hải Phòng).
Ngoài ra, Bộ GTVT cũng đề xuất thu phí ô tô đi vào trung tâm TP giờ cao điểm là 30.000 đồng/lượt đối với xe ô tô chở người đến bảy chỗ ngồi và 50.000 đồng/lượt đối với các loại ô tô còn lại như xe tải, xe chở người lớn hơn bảy chỗ ngồi…
Không chỉ có hai loại phí trên, hiện Bộ GTVT cũng đã trình Chính phủ xem xét thông qua đề án Quỹ bảo trì đường bộ, với mức thu dự kiến là 180.000-1,4 triệu đồng/tháng đối với xe ô tô và 80.000-150.000 đồng/năm đối với xe máy.
“Đề án trên cơ bản đã được Chính phủ chấp thuận và sẽ được ban hành trong thời gian tới” - Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho hay.
Phí “thập diện mai phục”
Trao đổi với PV, ông Ngô Hữu Lợi, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính), cho biết các mức phí trên mới chỉ được Bộ GTVT khởi thảo và chưa thống nhất cụ thể.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết thêm khi xây dựng phương án thu phí lưu hành phương tiện, Bộ GTVT có mời Bộ Tài chính và các bộ, ngành tham gia góp ý kiến. Sau đó, Bộ GTVT đã tiến hành tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành để hoàn chỉnh dự thảo.
“Hiện Bộ GTVT vẫn là đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo chứ không phải Bộ Tài chính. Sau khi dự thảo được hoàn chỉnh thì Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tham gia đóng góp ý kiến trước khi trình Thủ tướng” - bà Mai nói.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam, cho rằng nếu tất cả các đề xuất trên được ban hành thì tới đây một chiếc xe sẽ phải “cõng” hàng chục thứ phí. Cụ thể, ông Hùng tính toán, hiện nay ở Hà Nội mức phí trước bạ đối với ô tô chở người đã là 20%, lệ phí cấp biển ô tô 20 triệu đồng.
Như vậy, chỉ tính riêng hai khoản này thì một chiếc xe có giá 400 triệu đồng cũng đã tốn 100 triệu đồng tiền phí. Thêm vào đó, muốn lăn bánh mỗi năm còn phải đóng 20 triệu đồng tiền phí lưu hành, khoảng 2-16 triệu đồng cho quỹ bảo trì đường bộ rồi hàng loạt những khoản tiền khác như phí xăng dầu 1.000 đồng/lít, phí bình ổn giá xăng dầu 500 đồng/lít, thuế môi trường 1.000 đồng/lít, phí kiểm định, phí bảo hiểm… “Phí nhiều như thế e rằng ô tô, xe máy khó mà “cõng” nổi” - ông Hùng e ngại.
Tận thu chứ khó giảm được ùn tắc
“Việc có quá nhiều loại phí đánh vào ô tô, xe máy mang nhiều ý nghĩa tận thu chứ không giải quyết được vấn đề ùn tắc” - ông Hùng nhận xét và cho rằng để giảm được sự phát triển xe cá nhân thì Nhà nước phải sử dụng đồng bộ các biện pháp như cải thiện cơ sở hạ tầng, phát triển vận tải hành khách công cộng.
“Hiện nay do giao thông công cộng chưa phát triển nên người dân vẫn buộc phải sử dụng xe máy đi làm hoặc buôn bán mưu sinh. Nay chỉ vì những lý do chính đáng đó mà bắt họ phải đóng phí 500.000 đồng đến 1 triệu đồng là không hợp lý, sẽ gây khó khăn cho người dân, nhất là người nghèo” - ông Hùng phân tích.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, việc thu phí lưu hành phương tiện cá nhân là để thu trực tiếp vào đối tượng có tiền, có điều kiện mua xe, không ảnh hưởng đến đời sống của đại đa số người dân hiện nay.
Tuy nhiên, ông Hùng lại nghĩ khác: “Chúng ta không thể nói rằng số tiền đóng phí đó là ít, không đáng là bao. Bởi nhiều cái ít đó cộng lại sẽ là một khoản tiền lớn, mà nhiều gia đình chưa chắc chi trả nổi.
Theo tôi, đã xây dựng quỹ bảo trì đường bộ rồi lại còn thêm phí lưu hành phương tiện nữa sẽ là không hợp lý, phí chồng phí. Do đó, Bộ GTVT và Bộ Tài chính cần cân nhắc, hoặc có thu thì mức phí nên thấp hơn mức 20-50 triệu đồng và không nên thu phí lưu hành đối với xe máy”.
Theo Pháp luật TP.HCM