- Biển số
- OF-58446
- Ngày cấp bằng
- 6/3/10
- Số km
- 651
- Động cơ
- 450,710 Mã lực
Cụ thích thì thay thôi ạ. Vì đàng nào halogen hay xenon đều làm người đối diện hoa mắt tróng mặt, nếu cụ hay chạy cao tốc thì thay cũng được. Nếu chạy trong phố thì chẳng bao giờ dùng pha. Nên tác dụng ít.Có nên sài xenon vào pha k hả các cụ ơi :^) Em bi h vẫn đang sài pha zin theo xe. Em sợ pha vào dễ bị chửi ạ
Nếu cụ không độ projector thì không nên nắp xenon làm gì cho nó phí. Cái ảnh xenon DR2 của cụ không nắp được vào đui H7 của forte đâu cụ ạ.Nhân tiện cũng hỏi các cụ luôn, e cũng máu thay xenon cho kon Fòrtè nhưng hôm trước e có đọc bài báo viết thế này :^)
Các cụ nào đã thay bóng Xenon cho KF rồi cho y kiến.
-----------------------------------------------------------------------
Không phù hợp với chóa đèn halogen
Do thiết kế của bóng đèn xenon khác bóng halogen nên kích thước và hình dáng của nguồn sáng cũng khác nhau. Nguồn sáng của đèn xenon có dạng hình quả bóng bầu dục với kích thước khoảng 3 x 4 mm, trong khi dây tóc bóng đèn halogen có dạng hình trục với kích thước 1 x 3 mm. Sự khác biệt này gây ra độ lệch tâm của đèn xenon trong chóa đèn halogen, là nguyên nhân chính tạo ra hiện tượng tán xạ ánh sáng.
Theo các quy định về an toàn chiếu sáng trên thế giới, đèn ôtô phải tạo ra một vùng sáng thấp với chế độ đèn cốt để tránh gây chói mắt người đi ngược chiều và gương chiếu hậu của người đi trước. Vùng sáng này phân tách với khoảng tối ở phía trên bằng một đường ngăn cách (cut-off line) nằm ngang ở bên trái và chếch lên bên phải. Thử nghiệm với chóa đèn của một chiếc xe Toyota Innova cho thấy khi dùng bón đèn halogen theo đúng thiết kế thì đường ngăn cách này rất rõ nét, còn khi thay bóng xenon thì nó bị xóa nhòa đi, phía trên có nhiều quầng sáng tán xạ với độ sáng cao. Sự tán xạ này sẽ làm cho người điều khiển phương tiện ngược chiều chói mắt và khó chịu. Sự lệch tâm của đèn xenon cũng làm cho ánh sáng bị tán xạ nhiều hơn khi bật pha. Không chỉ làm các lái xe đối diện chói mắt, chính tài xế đang bật đèn pha xenon lại không cải thiện đáng kể khả năng quan sát so với khi dùng bóng halogen hiệu năng cao.
Mặt khác, hầu hết các thiết kế pha đèn trên loại xe thông thường đều không tích hợp các tính năng phụ trợ cho đèn xenon như hệ thống rửa đèn và cân bằng đèn pha tự động, dẫn đến các hiệu ứng bất lợi cho người sử dụng và các đối tượng tham gia giao thông khác.
Chi phí sử dụng cao và độ tin cậy thấp
Hệ thống chiếu sáng dùng đèn xenon chính hãng rất bền. Trái lại, nhiều bộ đèn xenon Trung Quốc bị trục trặc ngay trong năm đầu tiên như bật không lên ngay, đèn bị nhấp nháy và cuối cùng là bị “chột mắt” (hỏng một bên). Nguyên nhân chủ yếu là do bộ chấn lưu (ballast) làm bằng vật liệu rẻ tiền và bị lược bớt linh kiện nên chỉ chịu được điện áp khởi động 25.000 V trong thời gian ngắn.
Tệ hơn, nếu dùng đèn xenon Trung Quốc ở chế độ pha thì mỗi khi nháy đèn, bộ chấn lưu (ballast) và bộ khởi động (ignitor) lại phải ngắt mạch và khởi động lại. Việc đóng ngắt mạch liên tục càng làm cho loại đèn này nhanh hỏng hơn. Chi phí thay chấn lưu cũng không rẻ, thường là gần một triệu đồng một bộ. Đó là chưa nói tới các phiền toái và nguy hiểm có thể xảy ra trên hành trình nếu đèn bị hỏng bất ngờ. Do có nhiều chi tiết điện tử phức tạp với điện áp cao nên khả năng sửa chữa đèn xenon trên đường hoặc ở xa các đô thị rất khó khăn. Người điều khiển xe cũng có thể bị cảnh sát giao thông phạt từ 300.000 đến 500.000 đồng nếu đèn nhấp nháy, chột một bên hoặc không sáng.
Plus90 là Bóng của hãng Osram cụ ạ.ĐAng tính cải thiện mắt cho em for tè nhà em: mong các cụ thể hơn chút: xinon chắc là em không xài chỉ xài laọi cải thiện so với bóng rin theo xe: có philipp, orsam, bosch. có phương pháp nào hay hả các cụ.
PS: Plus90 là bóng hảng nào vậy cụ