Vẽ ra để ăn tiền nên khốn nạn thế đấy các cụ ợ!
Cái này là photoshop nè Thà bác cứ để 2 hình riêng biệt cũng đủ ý nghĩa rồi.Đến bé này cũng khóc cho cây
Con chó cơ mà nhầm rồiCái này là photoshop nè Thà bác cứ để 2 hình riêng biệt cũng đủ ý nghĩa rồi.
Những cây bị chết, hết tuổi thọ, cây không ngay thẳng gây nguy hiểm thì tất nhiên phải thay, cây có hại thì đương nhiên là phải loại bỏ mà đáng ra phải làm từ lâu rồi. Còn muốn thay chủng loại cây để cho phù hợp thì cũng không thể chặt hạ cùng một lúc được.Thay thế đồng bộ cây xanh: “Tôi tin, Hà Nội làm đúng”
ANTĐ - GS Nguyễn Lân Hùng, Tổng thư ký Hội Các ngành Sinh học Việt Nam đã nói như vậy khi trả lời phỏng vấn ANTĐ xung quanh việc thay thế cây cong nghiêng, cây sâu mục, cây không đúng chủng loại cây đô thị của Hà Nội. Việc thay thế là cần thiết, đảm bảo cho sự văn minh, an toàn của một đô thị hiện đại.
- Ở góc độ một người Hà Nội, GS có thể nói gì về cây xanh ở Thủ đô?
- GS Nguyễn Lân Hùng, Tổng thư ký Hội Các ngành Sinh học Việt Nam: Cây xanh ở Hà Nội không chỉ có ý nghĩa về môi trường, cảnh quan cho bóng mát mà nó còn gắn với kỷ niệm và đi vào thơ, ca. Vì vậy, người Hà Nội rất yêu và quý trọng từng gốc cây trên mỗi tuyến phố.
- Thưa GS, một số chủng loại cây như cây xà cừ, cây keo tai tượng, cây bàng… được trồng nhiều trên một số tuyến phố có còn phù hợp là cây đô thị?
- GS Nguyễn Lân Hùng, Tổng thư ký Hội Các ngành Sinh học Việt Nam: Hà Nội trước kia trồng rất nhiều xà cừ trên các tuyến phố, thậm chí là ở khu vực bờ Hồ Hoàn Kiếm. Tuy nhiên, tôi cho rằng Hà Nội không nên trồng loại cây này làm cây đô thị vì không đảm bảo an toàn. Xà cừ là loại cây rễ rất nông, phát triển nhanh, những năm 60-70 của thế kỷ trước đã được trồng rất nhiều quanh khu vực bờ Hồ, nhưng chỉ qua mấy trận bão lớn là gãy đổ la liệt.
Còn một số loại cây như cây bàng, theo tôi cũng không phù hợp là cây đô thị, bàng về mùa đông rụng lá, nhìn rất xấu. Cây keo tai tượng được trồng trên phố Nguyễn Chí Thanh thì rất giòn và dễ gãy. Loại cây này là cây lâm nghiệp, trồng lấy gỗ, không trồng là cây đô thị.
Cây cong, nghiêng gây mất an toàn trên đường phố cần được hạ bỏ và thay thế
- Vậy việc thay thế những loại cây không đúng chủng loại cây đô thị, cây sâu mục, cong nghiêng của Hà Nội là cần thiết?
- GS Nguyễn Lân Hùng, Tổng thư ký Hội Các ngành Sinh học Việt Nam: Tôi tin, Hà Nội làm đúng, chủ trương là đúng. Nhưng có vẻ cách làm của các cấp, Sở ngành chưa thấu đáo - như Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo đã nói. Việc tuyên truyền tới người dân chưa tới, nên gây hiểu nhầm và thiếu thông tin. Vì vậy, các Sở, ngành Hà Nội cần thông tin cho người dân hiểu rõ, việc thay thế là thay những cây cong nghiêng, sâu mục không an toàn, những cây không thuộc chủng loại cây đô thị. Việc thay thế này là thay thế xen kẽ, kéo dài từ 2015-2017 chứ không phải chặt hạ đồng bộ trên các tuyến phố như người dân đang hiểu.
Hàng cây sao đen hơn 100 tuổi trên phố Lò Đúc không nằm trong danh sách phải thay thế cây xanh đô thị
- Theo GS, quá trình thay thế, đồng bộ cây xanh ở Hà Nội cần quan tâm tới vấn đề nào nữa?
- GS Nguyễn Lân Hùng, Tổng thư ký Hội Các ngành Sinh học Việt Nam: Hà Nội với đặc thù là Thủ đô của cả nước, vì vậy không những quan trọng với người dân trong nước mà còn với cả bạn bè quốc tế. Do đó, việc trồng cây gì cũng phải hết sức thận trọng và lựa chọn loại cây phù hợp, cần tránh những loại cây không an toàn như xà cừ dễ bật gốc, lim xẹt dễ gãy cành… Đặc biệt, mỗi con đường, tuyến phố nên trồng từng loại cây khác nhau, có ý nghĩa riêng như đường Bắc Sơn trồng hàng cây hoa ban, đường Hùng Vương, Trần Phú trồng cây chò chỉ…
Thông tin chưa kiểm chứng. Đề nghị các cụ mai ra phố Nguyễn Chí Thanh kiểm chứng chứ nếu thế này thì có khi cả làng bị nó lừa rồi thì có mà khóc tiếng Mán ...Cụ ko biết Thế Thảo = thay cây ah
Cụ ko biết Thế Thảo = thay cây ah