Thế này cụ ợ. Cần phân biệt hai loai tiếng kêu khi cụ vào số lùi nhé ( cho CAM 2.4G, em nghĩ 2.0 của cụ chắc cũng same same)
1. Tiếng kêu luôn luôn có khi cụ vào số lùi, tiếng kêu này đều đặn nhát 1 kiểu bong bong đến khi nào cụ vào số khác mới thôi. Dạng tiếng kêu cảnh báo tăng thêm tính an toàn để lái xe biết đang ở số lùi, tránh tình trạng cụ đang lùi có điện thoại em chân dài nào hẹn cụ nghe xong hứng chí thốc ga lên cái thì nguy. Nó kêu mà ko cần biết đằng sau cảm biến có vật cản hay không nhé, cụ cẩu xe lên không vào số lùi nó vẫn kêu như thường
2. Tiếng kêu của cảm biến chỉ xuất hiện khi có vật cản trong phạm vi cài đặt. Dạng tiếng kêu là tít tít, cụ nhìn qua vô lăng vào màn hình sẽ thấy hiển thị vị trí vật cản là ở thẳng sau đuôi xe hay bênh cạnh phải - trái. Nó có 4 vạch tương ứng với khoảng cách an toàn, càng gần vật cản thì số vạch càng ít đi và tiếng tít tít càng nhanh lên. Đến cách 25cm thì sẽ là tít dài, nếu cụ còn mát ga thêm thì sau tiếng tít dài sẽ là tiếng kịch kịch và cụ sẽ phải dán vài tờ polyme vào đới. Hê hê, nói chung trừ chỗ quá hẹp, còn xuống đến 3 vạch là cụ nên dừng ko lùi nữa cho an toàn nhé
Nói chung bán xe chỉ nhăm nhăm doanh số, tư vấn kỹ thuật chán lắm. Khi em mua CAM 2.4 xem trên Web thấy đền pha có chế độ Auto, em hỏi sâu mà sâu lại bẩu là chỉ có 3.5 mới có. Chán chẳng buồn nói, sau khi đi 1000km em vào hãng thay dầu miễn phí, nó làm 10p là xong em mới hỏi thế bảo dưỡng 1000km không kiểm tra lại xiết lại ốc ác lốp hay các hạng mục khác à. Chú thợ hồn nhiên trả lời nó có lỏng đâu mà xiết hả anh. Hóa ra xe đời 2010 nếu ốc ác có lỏng hay gì nó sẽ tự động gọi điện hoặc email cho hãng báo đấy nhé. Cho dù bây giờ tiêu chuẩn nhà sản xuất ko cần kiểm tra tổng thể sau 1000km đầu thì cái tư duy của thợ thế cũng vất đi rồi. Đúng là chỉ bán hàng đạt lợi nhuận cao, còn sau bán hãng gần như nó bảo gì mình cũng phải nghe. Thợ thuyền thì trăm hay tay quen làm như cái máy, trên catalog thằng nào cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo dưỡng kiểm tra định kỳ để tránh này nọ. Còn ông thợ đại lý ủy quyền thì phán theo kiểu Hai lúa, thế nên giữa nói và làm ở VN xem ra khác nhau nhiều quá. Chưa kể em có lắp thêm bộ cảm biến áp suất lốp chính hãng, hôm nhận xe em hỏi đã cân bằng lại bánh xe chưa. Chú phụ trách lắp phụ kiện bảo không cần căn bằng, cái này nó bé tí mà. Em thấy nó nặng ko kém gì miếng chì cân bằng, thế mà chú thợ nói như là dán miếng băng dính vào. Khi cái lốp quay đồng trục như thế, chỉ cần tác động rất nhỏ là đã khác nhau nhiều lắm rồi. Đến nhà sản xuất lốp còn đánh dấu điểm vàng điểm đỏ là nơi lốp lệch để khuyến cáo khi lắp nên hướng chân van vào đâu thì có lợi mà mấy ông thợ vườn nhà mình sổ toẹt cái là xong
Ôi VN, bao giờ cho đến bao giờ....