Theo em hiểu, thương hiệu nổi tiếng nào đó, không chỉ riêng ngành đồng hồ, có thể được mua đi bán lại, thay đổi chủ sở hữu là chuyện hết sức bình thường. Thương hiệu đó cũng có thể được chủ sở hữu phát triển lên, hoặc giữ nguyên hoặc tạm dừng là theo chiến lược của họ, ưu tiên phát triển thương hiệu nào, nhwng thương hiệu nào vẫn là thương hiệu đó, nó vẫn là nó, cụ thể BlancpaiN khi bán đi vẫn có giá trị (dù không lớn) và kèm theo nó là lịch sử, là các sáng chế công nghệ của nó. Chủ mới phát triển thương hiệu trên cơ sở đó và phát triển mạnh mẽ, sau đó lại bán đi cho tập đoàn Swatch.
Việc thay đổi chủ sở hữu thương hiệu và chiến lược phát triển thương hiệu không liên quan tới lịch sử thương hiệu đó. Bản chất, nó vẫn là nó. Có thể có thăng trầm, lúc này lúc khác nhưng luôn tồn tại và khong mất đi, càng không phải là “Fake lịch sử”.
Có thể lấy ví dụ cụ thể là Maybach. Và Maybach không bao giờ ‘Fake lịch sử”. Dù thăng trầm, Maybach vẫn là Maybach.
autonet.com.vn
Việc sử dụng máy cũng vậy, thương hiệu PP có dòng sử dụng máy của JLC. Nó rất bình thường trong ngành đồng hồ ”
Từ 1902 và tới hơn 30 năm sau nữa, LeCoultre sản xuất hầu hết các bộ máy đồng hồ trắng (chưa khắc nhãn) cho nhà Patek Philippe.” Nên “
những chiếc đồng hồ Blancpain lúc đó sử dụng bộ máy của Frederique Piguet, được sản xuất tại Le Brassus.” là hết sức bình thường.
Và em nghĩ rằng, SSIH sau này đã rất tiếc khi bán đi con gà đẻ trứng vàng BlancpaiN.
”
Vào năm 1992, Biver đã bán lại thương hiệu Blancpain cho tập đoàn SMH (sau này là Swatch). Theo như thông tin bên lề, giá trị của thương vụ này gấp 1000 lần giá trị của Blancpain vào năm 1981. Biver cũng trở thành thành viên hội đồng quản trị của Swatch vào năm 2003.”
Có thể cách hiểu về thương hiệu của em và cụ khác nhau.