- Biển số
- OF-499762
- Ngày cấp bằng
- 22/3/17
- Số km
- 788
- Động cơ
- 184,003 Mã lực
Phổ tự kỷ rất rộng mà mỗi bạn một kiểu, không bạn nào giống bạn nào
Cũng không sai ạ.Em muốn hỏi cụ chủ thớt và cụ Trần Chân trường hợp thế này liệu có phải thiểu năng? Em hỏi nghiêm túc vì em đang có việc tương tự.
Việt Nam cũng công nhận tự kỷ là khuyết tật khác rồi đấy ạ. Hiện nay nhiều gia đình đã đi làm thủ tục xác nhận khuyết tật cho các bạn tự kỷ rồi ạ.Cũng không sai ạ.
Em biết nhiều bạn tự kỉ nặng, dù trong cơ thể 14-15 tuổi, nhưng trí não thậm chí không hơn đứa trẻ 2 tuổi.
Nhiều nước coi người tự kỉ là người khuyết tật, được hưởng một số ưu tiên như tất cả trường hợp khuyết tật khác.
Em thấy buồn là nhiều người nói là tự kỉ có thể chữa khỏi được.
Chúc mừng gia đình và béHôm qua em vào OF và gặp được topic của Cụ. Em đã dành thời gian để đọc lại thớt cũ trước khi trở lại thớt này để trò chuyện cùng cụ. Đầu tiên em xin chúc mừng gia đình Cụ và những thành tích của F1, F1 nhà Cụ thật may mắn khi có cha mẹ và tất cả những người thân cùng đồng hành với cháu. Những kết quả của cháu ngày hôm nay là do sự cố gắng, nỗ lực của bản thân cháu nhưng đóng góp một phần không nhỏ lại là công sức của Cụ và Gấu. Đọc những dòng chia sẻ của cụ ở thớt trước, em thấy Cụ quả thật là một người cha tuyệt vời, Vợ chồng Cụ đã rất kiên trì trên con đường tìm lại thiên đường cho con. Em cũng đã từng trải qua những ngày tháng như thế nên em rất hiểu tâm trạng của những bậc cha mẹ có con mang hội chứng tự kỷ. Em cũng xin mạn phép được chia sẻ câu chuyện gia đình em. F1 nhà em sinh năm 2011, từ khi sinh ra đến 16 tháng cháu phát triển bình thường, 3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 11 tháng cháu đã đi nhanh thoăn thoắt, 16 tháng cháu bi bô những từ đầu tiên ba, bà, mẹ.. nhưng đến 18 tháng có một sự việc xảy ra là bà nội trông cháu và để cháu ngã cầu thang từ tầng 2 xuống đất, lúc đó em cho cháu đi kiểm tra thì không có gì bất thường nhưng cũng kể từ đó trở đi ngôn ngữ của cháu bắt đầu thoái lui. Cháu không phát triển thêm từ nào nữa, cháu nghịch hơn, không biết chỉ tay ngón trỏ, giao tiếp mắt, đi nhón gót, rất thích nhìn những vòng tròn, say sưa với tivi, không biết nguy hiểm là gì, có những lần ở nhà với bà cháu thò tay vào cánh quạt đứt tay chảy máu, hôm sau cháu vẫn nghịch tiếp trò đấy mà không hề sợ hãi...Lúc cháu được 24 tháng em đã thấy con mình có vấn đề và muốn đưa con đi khám tuy nhiên sói nhà em với tư tưởng bảo thủ cộng thêm mẹ chồng em kiểu suy nghĩ của các cụ ngày xưa ở quê bảo rằng chẳng sao cả, nó chỉ chậm nói, ở quê đầy đứa 4-5 tuổi mới biết nói, và cả hai nhất quyết không cho em cho con đi khám. Cho đến tận bây giờ em vẫn tự trách mình ngu muội không quyết đoán đấu tranh ở thời điểm đó để rồi em bỏ lỡ mất thời điểm vàng can thiệp cho con. Cho đến khi F1 được 30 tháng, lúc này tình trạng của con rất nặng, cứ ra ngoài là con phóng như bay bất chấp xe cộ qua lại, đến nhà ai con cũng sờ thứ này, đụng thứ kia, nói thật lúc đó em cũng mơ hồ không biết tự kỷ là gì đâu, chỉ nghĩ chắc con mình hơi khác thường, có lần cho con về quê nội chơi, đến nhà một người họ hàng con nghịch vào các đồ trong nhà, họ quát không cho nghịch nhưng con có biết gì đâu vẫn nghịch và họ mắng con là con nhà hư hỗn, nhà không biết dạy con, nghịch như quân cướp...em lúc đó nghe thấy họ mắng thì như bừng tỉnh. Về nhà em quyết liệt đòi đưa con lên Hà Nội khám trong sự phản đối của chồng và mẹ chồng. Nhưng rồi vì thương con nên chồng em cũng đồng ý đưa mẹ con em đi. Em vẫn nhớ rõ ngày hôm đấy là 29/4/2014, sau khoảng gần 2 tiếng khám và test (đợt đó đang dịch sởi nên nhà em không cho con khám ở viện Nhi TW mà đăng ký lịch khám ở Vinmec do bác sỹ Quách Thúy Minh, nguyên trưởng khoa tâm bệnh của viện Nhi TW trực tiếp khám cho con) bác sĩ kết luận con là rối loạn phát triển lan tỏa phổ tự kỷ, bác sỹ cũng tư vấn cho em rất nhiều về tự kỷ, khi nghe đến câu tự kỷ là một khiếm khuyết của não bộ và không có thuốc chữa tai em lùng bùng, mắt em nhòa đi, em không còn nghe được gì nữa, bác sĩ cũng khuyên em nên tìm hiểu và cho con đến các lớp can thiệp, cô cũng giới thiệu cho em một vài trung tâm ở dưới Hải Phòng. Trở về nhà suốt một tuần em gần như không ăn không ngủ, em dày vò bản thân, đổ lỗi, tự trách mình, rồi hàng đêm em vào mạng tìm hiểu xem tự kỷ là gì? Có lối thoát nào cho mẹ con em k? Và rồi em tự nhận thức rằng phải ngay bây giờ hoặc là sẽ không giờ, nếu em không đứng dậy, thôi than khóc, không tự mình tìm đường đi cho con thì sẽ chẳng có ai có thể giúp được cho con cả. Em bắt đầu tìm hiểu và đến các trung tâm mà cô Minh giới thiệu nhưng các trung tâm em tìm đến học phí rất cao, em cũng vào các diễn đàn cha mẹ ở HP thì họ đánh giá những trung tâm đấy dạy không hiệu quả. Em quyết định không cho con đến các trung tâm mà mời giáo viên can thiệp về nhà, em thay đổi khoảng 3 giáo viên thì cuối cùng cũng gặp được một cô giáo có tâm với nghề và có những phương pháp can thiệp rất tốt, em sắp xếp lại công việc, dành phần lớn thời gian để cùng với cô can thiệp cho con, mỗi ngày cô đến nhà dạy cho con 1 tiếng, một tuần 3 buổi em đưa con lên nhà cô vận động 2 tiếng vì trên đó cô mở trường, có nhiều trang thiết bị phù hợp cho con vận động hơn. Ngoài những bài học của cô thì việc em can thiệp cho F1 kiểu như học là chơi, chơi là học.. Ngoài ra khi có những khóa tập huấn của VAN ( mạng lưới người tự kỷ Việt Nam) em đều đăng ký tham gia sau đó về lại cùng cô giáo lên giáo án chương trình, giáo án của cô là sự kết hợp của tất cả các phương pháp PECS, TEACCH, ABA, RDI và cả BIO, riêng phương pháp BIO (phương pháp y sinh học) thì em chỉ áp dụng phần ăn kiêng và hạn chế một số loại thức ăn có thể gây dị ứng, còn thực sự để theo được phương pháp này cũng khá tốn kém vì để làm các xét nghiệm thì mẫu phải gửi ra nước ngoài, rồi các loại thuốc điều trị cũng phải đặt mua từ nước ngoài. F1 nhà em sau 6 tháng được can thiệp thì con đã bắt đầu nói được từ đơn đầu tiên, nhưng phải đến một năm sau cháu mới nói được từ đôi, đấy là vào một buổi sáng gần đến sinh nhật cháu 4 tuổi, khi thức dậy câu đầu tiên cháu gọi là " M.ẹ..ơi!", Ôi! lúc đó em như vỡ òa, ôm con vào lòng và khóc, trong suốt những tháng ngày can thiệp dạy dỗ cho con em đã có rất nhiều lần khóc, khóc vì thương con, khóc vì uất hận người đời, cũng có khi khóc vì cảm thấy bế tắc bất lực...nhưng hôm đấy em khóc, những giọt nước mắt của hạnh phúc, bình thường F1 vẫn thờ ơ, vô cảm, đặc điểm của các bạn tự kỷ nhưng hôm đó tự nhiên con lấy tay lau nước mắt cho em. Từ khi con nói được, việc can thiệp cho con cũng trở lên dễ dàng hơn, con chịu hợp tác hơn, con tiến bộ lên từng ngày và đến tháng 9 năm 2017 thì cô giáo cho con " tốt nghiệp", năm đó con vẫn nhỏ xíu, gày gò, những kỹ năng giao tiếp, tương tác con chưa thực sự mạch lạc, em định cho con đi học muộn 1 năm nhưng cô giáo động viên bảo rằng với khả năng của con, cô tin con sẽ theo học được cùng các bạn. Đến bây giờ em vẫn biết ơn cô giáo, cô rất tâm huyết với nghề và nhiệt tình với F1 nhà em, trong quá trình cô dạy F1 cũng có vài lần mẹ chồng em thiếu tế nhị và làm cô buồn, tự ái và bỏ dạy nhưng vì thương F1, thương mẹ con em cô lại tiếp tục đồng hành cùng F1 cho đến khi con vào lớp 1. Năm nay F1 đã lên lớp 3, con học chương trình như các bạn bình thường, con hòa nhập tốt, chăm ngoan, biết tuân thủ kỷ luật. 2 năm vừa qua kết quả học tập của con đều xuất sắc. Chặng đường phía trước của con cũng còn gian truân lắm nhưng những gì mà F1 nhà em đạt được ngày hôm nay là quả ngọt mà con đã cố gắng nỗ lực. Mỗi khi nghĩ lại em vẫn không thể tin là mình đã trải qua được những tháng ngày như thế.
Xót thật cụ ạ.Nay em đọc được phóng sự này,thấy xã hội giờ vì đồng tiền mà bỏ hết lương tâm,gia đình có trẻ gửi trả cả đống tiền mong con em vào sẽ khá or bình thường dần hòa nhập xã hội,vậy mà.....đúng lũ súc vật.
https://m.vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/su-that-dang-so-ben-trong-trung-tam-tam-viet-day-tre-tu-ky-thanh-ky-luc-gia-582818.html?cid=share_facebook
Em cũng mới xem!Nay em đọc được phóng sự này,thấy xã hội giờ vì đồng tiền mà bỏ hết lương tâm,gia đình có trẻ gửi trả cả đống tiền mong con em vào sẽ khá or bình thường dần hòa nhập xã hội,vậy mà.....đúng lũ súc vật.
https://m.vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/su-that-dang-so-ben-trong-trung-tam-tam-viet-day-tre-tu-ky-thanh-ky-luc-gia-582818.html?cid=share_facebook
Cụ cho em xin sdt hoặc email của chị ấy được ko ạ. Con em ngoài việc giao tiếp xã hội kém, kiềm chế cảm xúc kém, thiếu tập trung chú ý thì họchành, nhận thức hoàn toàn ổn. Con toàn bị đánh giá là bướng bỉnh, hư hỗn, khổ tâm lắm cụ ah. Em muốn hỏi chị ấy kinh nghiệm để chuẩn bị đối phó với các hành vi tiền dậy thì cho con em. 15 năm đồng hành cùng con, quá nhiều cay đắng, buồn tủiEm có cu cháu tăng động đây bác ạ.
Nuôi nó hồi bé cực lắm, nó không biết cái gì là nguy hiểm. Kiểu như trượt từ cầu thang tầng 3 xuống, nhảy qua lan can...Đi học thì không tập trung, ngồi tý là ngoáy ngó, chọc bạn, kéo tóc bạn, cả cô, bạn, nhà trường và bố mẹ nó cùng khổ.
Giờ cu cậu 15 rồi, cũng lớn hơn được 1 chút. Tăng động có giảm dần nhưng tập trung hoàn toàn thì chưa. Quản lý hành vi cũng chưa đạt như mong muốn. Mẹ nó có bảo em là một trong những chú ý là hạn chế lượng đường cho cháu ăn vào cơ thể. Với trẻ tăng động, đường khiến cháu càng khó điều chỉnh tâm trạng bác ạ. Hạn chế đường càng nhiều càng tốt.
Tuy tăng động nhưng cháu thấy vẫn tình cảm, đi học vẫn tiếp thu được bài. Mẹ cháu cũng kiên trì theo con, đồng hành để cháu có một tương lai hoà nhập được với cộng đồng, đi làm và tự chăm sóc tốt bản thân. Gia đình cũng chỉ mong thế thôi cụ ạ.
Sát nhà em có làng Hoà Bình, có một nhóm trẻ tự kỷ đang học trong đó. Sáng các cháu tập luyện theo sự chỉ dẫn của bác sỹ, chiều các cháu học hoà nhập ở một trường mầm non cạnh đó. Cháu nào cũng có mẹ hoặc ba lên ở cùng, nhiều gia đình hoàn cảnh tội lắm.
Theo lời mẹ một cháu cho biết, các cháu có tiến bộ nhiều. Từ không biết nói đã biết nói những từ đơn giản, có giao tiếp xã hội, có cháu từ tiêu tiểu tự do nay đã biết gọi mẹ. Nói chung là tiến bộ rất nhiều và hy vọng sẽ hoà nhập được với cộng đồng.
Các cụ chú ý phát hiện trẻ tự kỷ từ lúc còn bé nhé. Bạn em có con tự kỷ mà cha mẹ không chịu chấp nhận, cứ bảo con chậm hơn bạn bè thôi. Giờ cháu lên 6, lên 7 rồi cha mẹ mới chấp nhận bệnh của con thì thời gian vàng cho can thiệp đã qua mất rồi, cháu sẽ chậm hơn bạn bè rất nhiều.
Mong cụ không ngừng cố gắng đồng hành cùng con.Cụ cho em xin sdt hoặc email của chị ấy được ko ạ. Con em ngoài việc giao tiếp xã hội kém, kiềm chế cảm xúc kém, thiếu tập trung chú ý thì họchành, nhận thức hoàn toàn ổn. Con toàn bị đánh giá là bướng bỉnh, hư hỗn, khổ tâm lắm cụ ah. Em muốn hỏi chị ấy kinh nghiệm để chuẩn bị đối phó với các hành vi tiền dậy thì cho con em. 15 năm đồng hành cùng con, quá nhiều cay đắng, buồn tủi
Đàn piano điện tử em mua là hàng đã qua sử dụng, giá hình như 8tr cụ ạCây đàn cháu nhà đang dùng mua đắt không cụ?
Em giới thiệu mợ đến bệnh viện Hồng Ngọc, hỏi khám bác sĩ Đinh Đăng Hòe ( em không chắc họ và đệm mà chỉ nhớ chắc tên thôi). Con trai lớn nhà em y hệt cháu nhà mình. Em ở gần nhà một ông PGS Tâm bệnh học khá nổi tiếng. Ông khám đúng 10p cho ra một đơn thuốc dài dằng dặc. Con em uống không chịu nổi vì ngủ li bì, ông ấy đổi đơn cho vài lần nhưng em thấy ông này không có tâm nên em bỏ chuyển sang khám ông Hòe. Thuốc men nhẹ nhàng kết hợp tâm lý nên thoải mái hơn hẳn. Nhà mợ thử đến xem sao nhé !Cụ cho em xin sdt hoặc email của chị ấy được ko ạ. Con em ngoài việc giao tiếp xã hội kém, kiềm chế cảm xúc kém, thiếu tập trung chú ý thì họchành, nhận thức hoàn toàn ổn. Con toàn bị đánh giá là bướng bỉnh, hư hỗn, khổ tâm lắm cụ ah. Em muốn hỏi chị ấy kinh nghiệm để chuẩn bị đối phó với các hành vi tiền dậy thì cho con em. 15 năm đồng hành cùng con, quá nhiều cay đắng, buồn tủi
Mợ cố gắng đồng hành cùng con, trên này có nhiều cụ mợ sẵn sàng chia sẻ thông tin cùng mợ, rồi mọi chuyện sẽ tốt hơn thôi..Tự kỷ là một loại khuyết tật (gen bị khiếm khuyết) chứ không phải là bệnh nên không có thuốc chữa.
Em cũng đang đồng hành cùng con.
Con em khi được 2 tuổi, em đã mơ hồ nhận ra là con không giống như các bạn khác là không nói được, khi mẹ về không có hành động vui mừng hoặc trông ngóng, đặt đâu ngồi đó, chơi rất ngoan và đặc biệt thích những vòng tròn, quay bánh xe.
Em đã mời cô giáo về dạy nói cho cháu tuần 3 buổi, mỗi buổi 1 tiếng nhưng vẫn không ăn thua. Mọi người trong nhà thì mắng em là thừa tiền vẽ voi, con chẳng làm sao cả, nó chỉ chậm nói thôi. Thằng A, con B cũng mãi 3,4 tuổi nói thì sao. Em bị áp lực và cũng nghĩ con mình chỉ chậm nói nên học được 4 tháng thì nghỉ.
Đến hơn 3 tuổi con vẫn thế, thậm chí có nhiều hành vi xấu hơn thì em mới bắt đầu tìm hiểu và thấy con mình có nguy cơ tự kỷ.
Cho con đi khám ở Nhi và Bạch Mai thì kết luận là chậm phát triển, rối loạn lan tỏa phổ tự kỷ.
Lúc đó em như con hâm, tự trách mình đã nhận ra con khác thường sớm mà không cho đi khám đến nơi đến chốn.
Nhưng rồi em xốc lại tinh thần và lên kế hoạch tìm hiểu, học hỏi và đồng hành cùng con.
Giờ con em hơn 4 tuổi rồi, đã nói được 1 số câu, nhận biết được đồ vật xung quanh, biết sai làm một số việc nhỏ và biết tình cảm hơn trước.
Đó chỉ là tiến bộ so với trước thôi chứ khôgn dám so với các bạn khác, nhưng mừng lắm rồi
Giờ em mong mỏi hai tiếng gọi "Mẹ ơi" lắm đấy.
Chia sẻ cùng mợ, con đường đồng hành cùng con sẽ còn nhiều gian nan vất vả thế nhưng mỗi khi con đạt được một kỹ năng nào đó thì niềm hạnh phúc thật vô biên mợ ạ. Mợ cố gắng nhé, một khi con đường đi của chúng ta có mục đích thì chắn chắn đích đến sẽ thành công.Tự kỷ là một loại khuyết tật (gen bị khiếm khuyết) chứ không phải là bệnh nên không có thuốc chữa.
Em cũng đang đồng hành cùng con.
Con em khi được 2 tuổi, em đã mơ hồ nhận ra là con không giống như các bạn khác là không nói được, khi mẹ về không có hành động vui mừng hoặc trông ngóng, đặt đâu ngồi đó, chơi rất ngoan và đặc biệt thích những vòng tròn, quay bánh xe.
Em đã mời cô giáo về dạy nói cho cháu tuần 3 buổi, mỗi buổi 1 tiếng nhưng vẫn không ăn thua. Mọi người trong nhà thì mắng em là thừa tiền vẽ voi, con chẳng làm sao cả, nó chỉ chậm nói thôi. Thằng A, con B cũng mãi 3,4 tuổi nói thì sao. Em bị áp lực và cũng nghĩ con mình chỉ chậm nói nên học được 4 tháng thì nghỉ.
Đến hơn 3 tuổi con vẫn thế, thậm chí có nhiều hành vi xấu hơn thì em mới bắt đầu tìm hiểu và thấy con mình có nguy cơ tự kỷ.
Cho con đi khám ở Nhi và Bạch Mai thì kết luận là chậm phát triển, rối loạn lan tỏa phổ tự kỷ.
Lúc đó em như con hâm, tự trách mình đã nhận ra con khác thường sớm mà không cho đi khám đến nơi đến chốn.
Nhưng rồi em xốc lại tinh thần và lên kế hoạch tìm hiểu, học hỏi và đồng hành cùng con.
Giờ con em hơn 4 tuổi rồi, đã nói được 1 số câu, nhận biết được đồ vật xung quanh, biết sai làm một số việc nhỏ và biết tình cảm hơn trước.
Đó chỉ là tiến bộ so với trước thôi chứ khôgn dám so với các bạn khác, nhưng mừng lắm rồi
Giờ em mong mỏi hai tiếng gọi "Mẹ ơi" lắm đấy.
Những chia sẻ này của cụ hay quá.Chia sẻ cùng mợ, con đường đồng hành cùng con sẽ còn nhiều gian nan vất vả thế nhưng mỗi khi con đạt được một kỹ năng nào đó thì niềm hạnh phúc thật vô biên mợ ạ. Mợ cố gắng nhé, một khi con đường đi của chúng ta có mục đích thì chắn chắn đích đến sẽ thành công.
Ngày trước em dạy cho F1 một kỹ năng nào đó thì phải tính bằng tháng, bằng năm, ví dụ em dạy cháu vệ sinh cá nhân, thay quần áo, thậm chí ăn cơm bằng đũa thì phải mất ít nhất 6 tháng cho một kỹ năng. Còn nói thì mợ không nên nóng vội, mợ cứ dạy cho cháu biết nhận thức được sự vật xung quanh, khi đã nhận thức tốt, nạp đủ thông tin thì tự nhiên cháu khắc nói. Em ngày xưa được cô giáo can thiệp cá nhân của F1 tư vấn cho như thế nên em cũng không nóng ruột nhiều.
Có 1 phương pháp em thấy rất hay và em áp dụng hiệu quả cho F1 đấy là phương pháp cái ôm, mỗi khi F1 có những cơn bùng nổ cảm xúc, hoặc khi con làm được một việc gì đó em thường ôm con vào lòng thì thầm khen ngợi hoặc động viên, những bạn mắc hội chứng tự kỷ thường không thích ai sờ vào mình, ban đầu F1 cũng vùng vằng gạt ra nhưng lâu dần bạn ấy cũng cảm nhận được tình yêu thương và hạnh phúc của mẹ truyền sang cho bạn ấy nên bạn ấy cũng hợp tác và tình cảm lại với mẹ.
Cảm ơn mợ.Chia sẻ cùng mợ, con đường đồng hành cùng con sẽ còn nhiều gian nan vất vả thế nhưng mỗi khi con đạt được một kỹ năng nào đó thì niềm hạnh phúc thật vô biên mợ ạ. Mợ cố gắng nhé, một khi con đường đi của chúng ta có mục đích thì chắn chắn đích đến sẽ thành công.
Ngày trước em dạy cho F1 một kỹ năng nào đó thì phải tính bằng tháng, bằng năm, ví dụ em dạy cháu vệ sinh cá nhân, thay quần áo, thậm chí ăn cơm bằng đũa thì phải mất ít nhất 6 tháng cho một kỹ năng. Còn nói thì mợ không nên nóng vội, mợ cứ dạy cho cháu biết nhận thức được sự vật xung quanh, khi đã nhận thức tốt, nạp đủ thông tin thì tự nhiên cháu khắc nói. Em ngày xưa được cô giáo can thiệp cá nhân của F1 tư vấn cho như thế nên em cũng không nóng ruột nhiều.
Có 1 phương pháp em thấy rất hay và em áp dụng hiệu quả cho F1 đấy là phương pháp cái ôm, mỗi khi F1 có những cơn bùng nổ cảm xúc, hoặc khi con làm được một việc gì đó em thường ôm con vào lòng thì thầm khen ngợi hoặc động viên, những bạn mắc hội chứng tự kỷ thường không thích ai sờ vào mình, ban đầu F1 cũng vùng vằng gạt ra nhưng lâu dần bạn ấy cũng cảm nhận được tình yêu thương và hạnh phúc của mẹ truyền sang cho bạn ấy nên bạn ấy cũng hợp tác và tình cảm lại với mẹ.