Theo em hiểu thì không phải vậy.
1. Nhân quả là nhân quả về cảm xúc. Còn về mặt vật lý thì vô thường.
2. Cảm xúc là năng lượng và nhân quả thực hiện luật một cách công bằng vô tư, không hề sai lệch.
3. Nghiệp ai người nấy ghánh.
Bởi vì: Một con hổ ăn thịt. Về mặt vật lý, nó không thể hoặc rất ít xảy ra trường hợp bị ăn thịt lại. Một kẻ giết người, không nhất thiết quả báo là bị người giết. Nhưng về mặt cảm xúc thì con hổ đó, con người đó mang lại cho kẻ khác cái cảm giác sợ hãi, đau đớn bao nhiêu...sẽ phải nhận lại cái mức cảm xúc xấu tương tự bấy nhiêu trong tương lai.
Ví dụ: Khi ta chửi một ai đó. Con người đó phát sinh hai tâm trạng: nóng giận và oán hận. Trong tương lai, ta cũng phải chịu cái cảm giác nóng giận và oán hận tương đương. Tuy nhiên, không nhất thiết ta phải nghe chửi. Có thể lúc đó ta bị một ai đó lừa mà tạo hóa xắp sếp để bắt ta phải chịu một cảm giác tương đương mà ta đã tạo ra cho kẻ khác.
Đến đây nảy sinh 2 vấn đề: Nhân quả nào cho người lừa ta trong ví dụ trên? Nhân quả tự tâm?
Cụ nói phải, chứng tỏ cụ khá hiểu sâu về nhân quả. Thọ cảm cái cảm giác mới là quả, còn tình huống cụ thể thì muôn hình vạn trạng, nó chỉ là cái trợ duyên, chứ không phải quả, mà cái tâm phải thọ cảm giác mới là quả.
Chả là tôi muốn nôm na thì nói việc bà lão bị con gái đánh, là quả, cho dễ hình dung với đa số các bác trên này.
Về vấn đề cụ nói, phản ứng của một người trước sự trổ quả sẽ tạo nghiệp mới, tốt xấu tuỳ phản ứng. Ví dụ: khi phát hiện người ta lừa cụ, tâm cụ đau nhói, cụ có thể phản ứng theo 2 cách:
- Cụ sân hận, nguyền rủa đứa đã lừa cụ, tìm cách trả thù, ... phản ứng theo cách này cụ đã tạo một nghiệp mới.
- Cụ xác định đó là cái quả phải trả, thôi không truy cứu nữa, phản ứng vậy cụ dứt được cái nghiệp luẩn quẩn, và ko tạo thêm nghiệp xấu mới