Hàng năm, mỗi khi nước lũ tràn về, cùng với niềm vui đón Tết Đôn-ta, gần 90.000 đồng bào dân tộc Khmer vùng Bảy Núi tỉnh An Giang lại háo hức chờ đợi lễ hội đua bò - một lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống của bà con Khmer vùng Bảy Núi."Đôn-ta" là một trong những lễ hội lớn mang tính truyền thống của người Khơ-me để biểu lộ lòng tưởng nhớ, biết ơn đối với tổ tiên và công lao của những người đã khuất. Nhà em cũng bon chen đi theo các anh các chị đi chụp ảnh, thực chất, có khoảng hơn 300 nhiếp ảnh da, nhiếp ảnh thịt và các loại nhiếp ảnh sụn như em. Khi xuống đến Châu đốc, nhìn thấy nhau em đã nghĩ đến viễn cảnh thợ chụp ảnh bò nhiều hơn cả người đi xem.
Năm nay lễ hội đua bò Bảy Núi mở rộng lần thứ 17 được tổ chức tại sân đua bò chùa Tà Miệt (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn) vào ngày 27-9-2008. Lễ hội năm nay có tới 70 đôi bò xuất sắc đến từ các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Thành, Thoại Sơn, Châu Phú (tỉnh An Giang), Hòn Đất, Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang) và đặc biệt hơn mọi năm, có cả những cặp bò chiến của quận Kirivong (tỉnh Tà Keo, Vương quốc Campuchia) sẽ cùng nhau đua tài.
Các đôi bò đua sẽ chạy trên nền đất ruộng ngập nước, hình chữ nhật chừng 150x60m, trong đó, đường đua chính khoảng 8m, xung quanh là bờ mẫu cao hơn một chút để tránh cho bò chạy sai đường đua, nhưng trên thực tế việc bò chạy chệch đường đua là chuyện rất bình thường, đã có cặp bò lao thẳng vào khán giả, nạn nhân là 1 chiếc D200 cộng với người chụp bị bò vùi dập xuống bùn (tuy nhiên, sau khi dùng Lavie rửa sạch, chiếc D200 vẫn nhả đạn bình thường). Các đôi bò sẽ đua theo thể thức loại trực tiếp. Người ta điều khiển bò chạy 2 vòng “hô” để làm quen với đường đua, tìm hiểu đối thủ và 1 vòng “thả” chạy nhanh nước rút để về đích.
Từng đôi bò được ách vào một chiếc bừa đặc biệt, gọng bừa là bàn đạp gồm một tấm gỗ rộng 30cm, dài 90cm, bên dưới là răng bừa. Người điều khiển bò cầm roi mây hoặc khúc gỗ tròn vừa tay độ 3cm, đầu có tra cây đinh nhọn - cây xà-lul. Khi bắt đầu lệnh xuất phát của trọng tài, người điều khiển chích mạnh cây xà-lul vào mông con bò, bò bị đau phóng nhanh về phía trước, quan trọng là phải chích cho đều cả hai con thì vận tốc của đôi bò mới quyết liệt và hấp dẫn. Điều này có khác với đua ngựa ở chỗ là mỗi người cưỡi một con, ai về đích trước sẽ thắng cuộc. Ngày hội đua, từ sáng sớm bà con đã có mặt đông đảo tại địa điểm đua bò. Có người ở cách xa hàng vài cây số cũng mang theo cả xoong, nồi, mắm, muối nấu ăn tại chỗ để xem cho trọn vẹn cuộc đua.
Chỗ xem cũng không cần cầu kỳ như xem bóng đá, đua ngựa hay một số môn thể thao khác, chỉ cần đứng ở vị trí hơi cao so với mặt sân đua hay leo lên bờ bao là đủ. Từ lúc cuộc đua bắt đầu cho đến kết thúc không khí lúc nào cũng tưng bừng và hào hứng, tiếng vỗ tay, reo hò, sôi nổi cổ động dành cho những người điều khiển các đôi bò giỏi hoặc những pha về đích gay go, quyết liệt.
Cũng vào dịp này, khách đến thăm phum, sóc sẽ được bà con Khơ-me đón tiếp nồng hậu, tiếp đãi chu đáo.
Về đích
Năm nay lễ hội đua bò Bảy Núi mở rộng lần thứ 17 được tổ chức tại sân đua bò chùa Tà Miệt (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn) vào ngày 27-9-2008. Lễ hội năm nay có tới 70 đôi bò xuất sắc đến từ các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Thành, Thoại Sơn, Châu Phú (tỉnh An Giang), Hòn Đất, Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang) và đặc biệt hơn mọi năm, có cả những cặp bò chiến của quận Kirivong (tỉnh Tà Keo, Vương quốc Campuchia) sẽ cùng nhau đua tài.
Các đôi bò đua sẽ chạy trên nền đất ruộng ngập nước, hình chữ nhật chừng 150x60m, trong đó, đường đua chính khoảng 8m, xung quanh là bờ mẫu cao hơn một chút để tránh cho bò chạy sai đường đua, nhưng trên thực tế việc bò chạy chệch đường đua là chuyện rất bình thường, đã có cặp bò lao thẳng vào khán giả, nạn nhân là 1 chiếc D200 cộng với người chụp bị bò vùi dập xuống bùn (tuy nhiên, sau khi dùng Lavie rửa sạch, chiếc D200 vẫn nhả đạn bình thường). Các đôi bò sẽ đua theo thể thức loại trực tiếp. Người ta điều khiển bò chạy 2 vòng “hô” để làm quen với đường đua, tìm hiểu đối thủ và 1 vòng “thả” chạy nhanh nước rút để về đích.
Từng đôi bò được ách vào một chiếc bừa đặc biệt, gọng bừa là bàn đạp gồm một tấm gỗ rộng 30cm, dài 90cm, bên dưới là răng bừa. Người điều khiển bò cầm roi mây hoặc khúc gỗ tròn vừa tay độ 3cm, đầu có tra cây đinh nhọn - cây xà-lul. Khi bắt đầu lệnh xuất phát của trọng tài, người điều khiển chích mạnh cây xà-lul vào mông con bò, bò bị đau phóng nhanh về phía trước, quan trọng là phải chích cho đều cả hai con thì vận tốc của đôi bò mới quyết liệt và hấp dẫn. Điều này có khác với đua ngựa ở chỗ là mỗi người cưỡi một con, ai về đích trước sẽ thắng cuộc. Ngày hội đua, từ sáng sớm bà con đã có mặt đông đảo tại địa điểm đua bò. Có người ở cách xa hàng vài cây số cũng mang theo cả xoong, nồi, mắm, muối nấu ăn tại chỗ để xem cho trọn vẹn cuộc đua.
Chỗ xem cũng không cần cầu kỳ như xem bóng đá, đua ngựa hay một số môn thể thao khác, chỉ cần đứng ở vị trí hơi cao so với mặt sân đua hay leo lên bờ bao là đủ. Từ lúc cuộc đua bắt đầu cho đến kết thúc không khí lúc nào cũng tưng bừng và hào hứng, tiếng vỗ tay, reo hò, sôi nổi cổ động dành cho những người điều khiển các đôi bò giỏi hoặc những pha về đích gay go, quyết liệt.
Cũng vào dịp này, khách đến thăm phum, sóc sẽ được bà con Khơ-me đón tiếp nồng hậu, tiếp đãi chu đáo.
Về đích