Đây là thủ tục khai nhận di sản. Về cơ bản:
1. Đối với người để lại di sản: Giấy chứng tử để chứng minh đã chết.
2. Di sản: Giấy tờ chứng minh tài sản, đối với nhà đất là sổ đỏ/GCN...
3. Hàng thừa kế:
- Ông bà ngoại:
Giấy tờ chứng minh quan hệ: Giấy khai sinh của mẹ cụ hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền
Giấy tờ chứng minh ông bà đã chết (thông thường sẽ là giấy chứng tử chứng tử) - (ở đây em hiểu là ông bà ngoại cụ chết trước mẹ cụ, trường hợp khác sẽ phức tạp hơn tí)
- Chồng:
Giấy tờ chứng minh quan hệ vợ chồng: Thông thường là ĐKKH, cũng có thể là giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc có thể là hộ khẩu chung của 2 người kèm Giấy khai sinh của con cái nếu áp dụng hôn nhân thực tế
- Con cái (bao gồm cả con đẻ, con nuôi, con riêng - nếu có)
Giấy tờ chứng minh quan hệ mẹ con: Giấy Khai sinh ...
4. Người thừa kế: Là những người trong hàng thừa kế và còn sống
Giấy tờ: CMND/CCCD/HC..., hộ khẩu.
Tất cả những người thừa kế sẽ ký tên trên Văn bản khai nhận thừa kế, trừ trường hợp có Văn bản từ chối nhận di sản.
5. Thủ tục khai nhận di sản thực hiện tại cơ quan công chứng (một số địa phương hiện vẫn có thể làm tại UBND cấp xã, HN-SG và 1 số địa phương đã chuyển hoàn toàn thẩm quyền này về bên công chứng)
6. Thời gian:
- 1 khoảng thời gian không đáng kể cho việc xử lý hồ sơ và soạn thảo văn bản
- 15 ngày niêm yết, đây là thời hạn cứng, không có các nào r1ut ngắn dù chỉ 1 ngày
- Sau khi có văn bản Khai nhận di sản thì tiến hành đăng bộ bình thường (thường khoảng 20 ngày làm việc, có thể ngắn hơn hoặc dài hơn, tùy địa phương và tùy tâm trạng cán bộ...hehe)
7. Lưu ý, có 1 cái giấy tờ rất quan trọng là Văn bản tường trình quan hệ nhân thân, đây chính là cái để bên công chứng có thể vận dụng để đơn giản hóa thành phần hồ sơ, cái này cũng tùy thuộc cách khai của người yêu cầu công chứng, nếu biết cách thì đơn giản được 1 tí, không biết cách có khi tự mình làm rối thêm.
Đại khai là như vậy đấy, còn thiếu sót gì mong các cụ các mợ bổ sung thêm đặng giúp lão chủ nhanh xong việc, có tiền thả con lô cái đề