Hôm nay mát giời, em xin kể 1 chút về giao thông Thái lan. Ngay khi đặt chân xuống Bangkok, điều đầu tiên em cảm nhận được là đường xá ở bên này cũng không hơn nhiều nhà mình, ngoại trừ mấy cái đường dẫn cầu vượt 4 - 5 tầng gần sân bay là có vẻ hoành tráng. Đường bê tông khá nhiều ở ngoại thành, chạy xe xóc tê mông. Đường trục chính trong phố rộng vừa phải với 3 làn đường mỗi bên, tức là còn bé hơn đường Nguyễn Thái học. Tuy nhiên đường luôn có dải phân cách cứng và vạch kẻ làn rất rõ ràng. Một số đường có dải phân cách rộng cỡ đường Nguyễn Chí Thanh, ở giữa trồng nhiều cây to, không thấy có cây mỡ nào.
Ngoại trừ việc giao thông ở đây đi theo hệ Anh tức là đi bên trái thì sự khác biệt lớn nhất giữa giao thông Thái Lan và Việt Nam chính là phân làn theo tốc độ. Nước mình hay phân làn theo loại phương tiện, thế nên mới các cụ Pikachu mới có việc để làm là đứng nấp và ngóng xem thằng xe máy nào đi lấn qua vạch kẻ là tóm. Bắt được vô khối kể. Tuy nhiên việc quan trọng nhất là làm sao để con đường luôn được lưu thông tốt nhất thì các cụ ý không quan tâm.
Thái Lan là một nước tư bản, tuy họ rất gần chúng ta nhưng tư duy và quan điểm giao thông lại khác chúng ta khá nhiều. Họ rất thực dụng đối với vấn đề giao thông, tức là mục tiêu cao nhất của con đường là làm sao để người tham gia giao thông đi lại được nhanh nhất và an toàn. Không có chuyện phân làn theo loại phương tiện, họ phân theo tốc độ di chuyển với làn giữa là làn chính dành cho xe chạy tốc độ trung bình, làn ngoài cùng bên trái dành cho xe chạy chậm. Đa số xe máy nhỏ sẽ đi làn này cho an toàn vì ai cũng hiểu rằng chạy chậm mà đi vào làn ô tô chạy nhanh thì hậu quả là cái gì.
Làn trong cùng bên phải dành cho xe chạy tốc độ cao, chủ yếu dành để cho các xe vượt nhau chứ hiếm khi có xe nào chỉ chạy trên 1 làn đó. Sau khi vượt qua xe trước mặt, lái xe lại trả về làn giữa để nhường làn vượt cho xe khác. Do đó đi trên đường, em chưa một lần nghe tiếng còi xin vượt. Người định vượt thì trước tiên phải nhìn gương chiếu hậu, không có xe nào mới sang làn, việc này trở thành thói quen chung nên em thấy chạy xe rất an toàn, không bao giờ sợ bị tạt đầu.
Do luôn tuân thủ nguyên tắc chạy xe như vậy nên tốc độ lưu thông trên đường thường rất cao, xe em là Toy Hiace 12 chỗ nhưng tốc độ trung bình luôn là 120 đến 130km/h trên quốc lộ và cả cao tốc nội đô. Em đã đi hơn ngàn cây số nhưng chưa hề bắt gặp xe nào bị bắn tốc độ dù thực tế tốc độ xe chạy luôn quá so với quy định. Các xe chạy luôn ổn định trong 1 làn nếu không có nhu cầu vượt nên sự khác biệt về tốc độ giữa các làn là rất lớn. Chính vì vậy dù các xe chạy trên đường đều hơn lít nhưng bạn vẫn có thể đi xe đạp thoải mái ở làn ngoài cùng mà không lo hổ vồ như ở VN.
Với cách tổ chức giao thông như vậy nên em đã đi từ Bangkok tới Buriram chỉ mất 4,5 tiếng cho quãng đường 400km. Tốc độ trung bình chỉ có được khi chúng ta chạy trên cao tốc Hà Nội _ Hải Phòng mà thôi. Suốt hành trình hơn ngàn cây số, em chỉ gặp duy nhất 1 trường hợp xe hỏng máy chứ không hề gặp 1 tai nạn nào. các cụ Pikachu bên này nhàn vãi.
Một sự khác biệt nữa là dù lưu thông với tốc độ cao như vậy trên quốc lộ nhưng em không hề thấy 1 cái cầu vượt quay đầu nào. các xe hoàn toàn quay đầu qua các vị trí đứt của dải phân cách mà vẫn an toàn. Trên đường luôn có biển báo về khoảng cách tới vị trí quay đầu xe. Lái muốn quay đầu chỉ việc tấp vào làn quay đầu trong cùng bên phải rồi bật xi nhan xin đường. Khi đường vắng hoặc khi lái xe đi thẳng chủ động giảm tốc nhường thì xe quay đầu lập tức lão cắt qua đường sang ngay làn đi chậm ngoài cùng bên trái rồi sau đó mới nhập làn trở lại.
ngoại trừ đường tại BAngkok khá chật chội và đông đúc ra thì các con đường quốc lộ đều rất đẹp và nhiều cây xanh. người dân ít có thói quen bám lấy mặt đường ngoại trừ tại các trạm dừng chân.
Nhà cửa luôn xây lùi vào một khoảng cách an toàn để các xe ghé lại đều có thể đỗ xe an toàn.
Phải nói rằng dịch vụ ở đây rất hoàn hảo, dù là vùng xa xôi hẻo lánh. Mọi trạm xăng trên đường đều nằm trong tổ hợp dịch vụ cửa hàng tiện ích, ăn nhanh, hàng lwuu niệm.
Bãi đỗ xe rộng rãi và thậm chí có cả mái che nắng cho những khách dừng lâu để mua sắm hoặc ăn uống.
Nói không ngoa thì em có thể ví các con đường quốc lộ như những trường đua với mọi loại xe chạy vèo vèo. Chỉ khi đứng bên đường em mới có thể cảm nhận được các xe chạy nhanh thế nào. Điều này ban đầu còn gây sốc với em bởi quê em gọi kiểu chạy như thế là phóng nhanh phanh gấp